Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ TÀI : MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỞ ĐẦU VÀ KẾT THÚC HỘI THOẠI BẰNG TIẾNG ANH ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.76 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
319
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỞ ĐẦU
VÀ KẾT THÚC HỘI THOẠI BẰNG TIẾNG ANH
SOME STRATEGIES FOR OPENING AND CLOSING
A CONVERSATION IN ENGLISH

SVTH: Huỳnh Trúc Giang
Lớp 06CNA03, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Dương Nguyên Hảo
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ

TÓM TẮT
Trò chuyện là loại hình nghệ thuật mà tất cả chúng ta cần nắm vững. Đặc biệt trong thời
đại ngày nay, mọi người không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn bằng nhiều ngoại ngữ.
Đối với sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, để có được sự thành công
trong học tập cũng như công việc và các mối quan hệ xã hội khác, họ cần phải thành thạo kĩ năng
nói tiếng Anh nói chung và các chiến lược mở và đóng hội thoại bằng tiếng Anh nói riêng. Đề tài
này đã đưa ra những phương pháp tiêu biểu mà người dùng tiếng Anh bản xứ thường sử dụng để
bắt đầu và kết thúc các cuộc chuyện trò trực tiếp cũng như trên điện thoai trong những tình huống
trang trọng cũng như thân mật. Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu từ 100 bảng câu hỏi cũng cho thấy
sự khác biệt trong ý thức sử dụng chiến lược mở và đóng hội thoại bằng tiếng Anh của người bản
xứ và sinh viên Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng bên cạnh các lo ngại của sinh viên, từ đó chỉ ra các
hạn chế và trình bày kiến nghị thích hợp.
ABSTRACT
Conversation is an art that we all need to master. Especially nowadays, people
communicate not only in their mother tongue but also in many foreign languages. For the students
of English Department at College of Foreign Languages, Da Nang University, in order to achieve
success in learning, business as well as other relationships, they must be expert at skills of English
speaking in general plus strategies of opening and closing an English interaction in particular. This
study provides typical methods which native English speakers often apply to start and finish talking


face-to-face or on the phone in either formal or informal situations. Besides, the analysis of the data
from 100 questionnaires indicates the differences in the awareness of using strategies for opening
and closing a conversation in English of native English speakers and Vietnamese students (from
Danang University) in addition to students’ worries, then points out their inaccuracies and puts
forward helpful suggestions.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng trên phạm vi toàn
cầu. Vì vậy, khả năng người Việt Nam gặp gỡ và tiếp xúc với người nước ngoài là rất cao.
Hơn thế nữa, giao tiếp còn là một phương thức quan trọng nhằm biểu lộ ý kiến, mục tiêu
và cảm xúc, thế nên rất cần xem xét cẩn trọng.
Trong thực tiễn, các sinh viên Đại Học Ngoại Ngữ nói chung và sinh viên khoa
Anh nói riêng thường yếu kĩ năng nghe-nói, khả năng trò chuyện không tương xứng với
kiến thức ngữ pháp và từ vựng của họ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, trình độ của sinh viên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
320
thường được đánh giá thông qua giao tiếp. Trong một số trường hợp, họ có nhiều điều để
nói nhưng không biết cách bắt đầu. Hoặc đôi khi, họ không nhận ra được kết thúc khi nào
và bằng cách nào là phù hợp. Điều này có thể gây khó chịu cho người nước ngoài và trở
thành một bất lợi cho sinh viên. Một số chiến lược trong đề tài này có thể sẽ trợ giúp các
sinh viên tiếng Anh trong giao tiếp, mang lại thành công cho công việc và cuộc sống của
họ.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các chiến lược trong mở đầu và kết thúc hội thoại bằng tiếng
Anh và khả năng ứng dụng các chiến lược đó của sinh viên khoa Anh, Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Đà Nẵng.
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phần phân tích của đề tài này được chia ra hai nhóm lớn, một bên là từ sách vở và
các nguồn tài liệu khác nhau, một bên là từ phiếu điều tra. Trong mỗi nhóm, các tiêu chí
khác như: chủ đề, cách thức (trực tiếp hoặc trên điện thoại), mức độ thân quen, độ tuổi,

giới tính cũng sẽ được xem xét. Tuy nhiên, vì thiếu thời gian và tài liệu, nên việc so sánh
đối chiếu các chiến lược mở đầu và kết thúc hội thoại giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt không
được thực hiện.
2. Nội dung
2.1. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
a. Các chiến lược nào được sử dụng để bắt đầu và kết thúc hội thoại?
b. Các chiến lược đó được sử dụng như thế nào trong các hoàn cảnh giao tiếp khác
nhau?
c. Làm thế nào để giúp người học tiếng Anh sử dụng các chiến lược mở đầu và kết
thúc hội thoại một cách hiệu quả?
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra
b. Phương pháp thống kê
c. Phương pháp phân tích định tính và định lượng
2.2. Kết quả
2.2.1. Các chiến lược mở đầu và kết thúc hội thoại bằng tiếng Anh
a. Bắt đầu hội thoại
a.1. Công việc và dịch vụ
Những cách mở đầu được sử dụng trong công việc và dịch vụ thường có tính trao
đổi, ngắn gọn và trịnh trọng. Mọi người thường chào, hỏi, yêu cầu và gợi ý giúp đỡ một
cách trực tiếp. Đặc biệt, các lời chào có thể phụ thuộc vào thời điểm trong ngày.
<1> S1: Good morning. And, what can we do for you today?[1]
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
321
a.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn là một cuộc gặp gỡ trực diện, thường mang tính chất trang trọng, trong
đó, có người hỏi và người được hỏi với mục đích đạt được thông tin liên quan đến cuộc
điều tra đó. Cuộc phỏng vấn có thể mang tính chất riêng tư nhằm tuyển việc làm, học tập,
hoặc lựa chọn người yêu. Và trong một số trường hợp, cảnh sát, thám tử cũng điều tra

những người liên quan đến một vụ án nào đó bằng việc thẩm vấn.
<2> S1: So a man took your purse. What did he look like? [6, p.158]
Bên cạnh đó, cũng có những cuộc phỏng vấn công khai được phát lên truyền hinh,
truyền thanh hay trên báo chí và các đối tượng được hỏi thường là những người nổi tiếng.
Người phỏng vấn thường bắt đầu bằng việc chào hỏi và giới thiệu về chương trình, về nhân
vật nổi tiếng đó cho khán giả.
<3> S1: Good morning, it’s Tony Chan on Facets. Today on our program our guest is
Senior Constable Olympia Demos to talk about career and training for the police force.
Good morning Olympia, welcome to the program. [3]
a.3. Các chủ đề khác (kém trang trọng hơn)
Trong các cách mở đầu cuộc trò chuyện thì việc chào đón và nhận diện dường như
phổ biến nhất. Đó là cách thể hiện sự có mặt của người nói và tạo ra không khí thân thiện
cho cuộc hội thoại.
<4> S1: Hello, my name is Angela. [3]
Với nhiều trường hợp, người ta bắt đầu bằng cách thông báo về một sự vât, sự việc
của bản thân, của những người xung quanh hoặc một tin tức thời sự nào đó.
<5> S1: Hey, I was on the phone with my mom earlier today. I had a nice long
conversation with her. [7]
Và trong tiếng Anh, người ta có thể thu hút sự quan tâm, đề nghị hoặc hỏi han, biểu
lộ cảm xúc thông qua việc mở đầu.
<6> S1: Excuse me!
S2: Yes?
S1: Are you English? [2]
<7> S1: Have you ever noticed that place? It reminds me of a very strange story. [5, p.2]
<8> S1: Dad, I’m sorry! [4]
a.4. Trên điện thoại
Điện thoại cho phép hai người ở xa nhau được trò chuyện cùng nhau. Thông
thường, các cuộc gọi điện thì ngắn hơn những cuộc hội thoại trực tiếp, và người trả lời
thường mở lời trước. Bằng điện thoại, người ta có thể trao đổi về công việc, họ bắt đầu
bằng lời chào và giới thiệu về công ty. Thật là vô lễ nếu như ai đó mở đầu bằng các câu hỏi

“Ai gọi đó?” hoặc “Có đoán được là ai gọi đây không?”. Sau đây là ví dụ thường được
nghe trên điện thoại:
<9> S1: Hello. Front desk. [3]
Trong việc trao đổi cá nhân, điện thoại có thể giúp mọi người giữ liên lạc và duy trì
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
322
các mối quan hệ xã hội. Người nghe thường bắt đầu bằng lời chào hoặc đọc số điện thoại
của mình.
<10> S1: 23770.
S2: Hello, Theresa? [2]
b. Kết thúc hội thoại
b.1. Trực tiếp
Trong cuộc trò chuyện, mọi người thường để ý đến thái độ và cảm xúc của đối
phương để quyết định là nên tiếp tục hay kết thúc cuộc hội thoại. Nếu nhận thấy người kia
trả lời nhát gừng, hoặc cứ nhìn đồng hồ, hay tệ hơn là cứ tìm chỗ thoát thân, thì đó là thời
điểm thích hợp nhất để ngưng chuyện trò. Mọi người thường kết thúc bằng việc bày tỏ sự
biết ơn, nói tạm biệt và hẹn gặp lại
<11> S1: Just give a minute to pick up a few things for dinner tonight.
S2: OK. See you at the check-out stand. [7]
b.2. Trên điện thoại
Thông thường, người gọi thường là người kết thúc cuộc hội thoại. Họ cũng hay nói
lời cám ơn, tạm biệt và hẹn gặp lai. Nhưng nhiều lúc, người ta phải tìm một cái cớ thích
hợp để kết thúc.
<14> S1: Okay. Listen, someone’s at the door. I’ve got to go. See you this evening. [8]
2.2.2. Nhận thức về các chiến lược mở đầu và kết thúc hội thoại của người nói tiếng Anh
Thông qua phiếu điều tra, những đặc điểm khác nhau về ý thức mở đầu và kết thúc
hội thoại bằng tiếng Anh của người bản xứ và sinh viên Việt Nam đã được chỉ ra. Theo
như dự đoán, những người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ biết cách chọn lựa thời
gian, địa điểm, cách thức trò chuyện thích hợp hơn. Tuy nhiên, họ và các sinh viên Việt
Nam vẫn mắc các lỗi giống nhau chẳng hạn như “im lặng, sử dụng các tiếng “uhm”, “soo”

và thể hiện sự mệt mỏi” khi muốn kết thúc một cuộc trò chuyện trên điện thoại với người
thân. Bên cạnh đó, những người bản xứ này thường ít chú tâm đến cảm xúc và thái độ của
đối phương trong các cuộc trò chuyện. Kết quả từ phiếu điều tra cho thấy sinh viên Đà
Nẵng đã có những tiến bộ trong ý thức sử dụng các chiến lược mở và đóng hội thoại. Mặc
dù vậy, họ vẫn còn rất nhiều e ngại nhất là về kĩ năng giao tiếp (2.44/4), cách phát âm
(2.06/4), vốn từ vựng (2.04/4) và ngữ pháp (1.98/4).
2.2.3. Kiến nghị giúp sinh viên nâng cao các chiến lược giao tiếp trong mở và đóng hội
thoại bằng tiếng Anh
a. Về phía nhà trường và giáo viên
- Tăng thêm các giờ thực hành tiếng cho sinh viên, cung cấp cho sinh viên các
nguồn tài liệu về việc rèn luyện kĩ năng nói.
- Động viên mọi sinh viên trong lớp, đặc biệt là các sinh viên còn rụt rè, lựa chọn
một đối tượng trong lớp mà họ cảm thấy dễ nói chuyện nhất để thực hành việc mở đầu và
kết thúc hội thoại.
- Tạo điều kiện cho sinh viên gặp gỡ và trò chuyện với những người bản xứ.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
323
- Đưa các vấn đề liên quan đến yếu tố ngữ dụng và văn hóa-xã hội vào trong các
tiết học.
b. Về phía sinh viên
- Chủ động học hỏi, tìm kiếm thông tin và các tài liệu về cách mở và đóng hội thoại
bằng tiếng Anh từ nhiều nguồn khác nhau.
- Chủ động tìm gặp và trò chuyện với người bản xứ để nâng cao kĩ năng giao tiếp.
- Tích cực tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để có cơ hội trò chuyện bằng tiếng
Anh thường xuyên.
- Chú ý quan sát các tình huống hội thoại thực tế hoặc trên phim ảnh để rút ra
những kinh nghiệm về ngữ pháp, từ vựng, phát âm và phương pháp giao tiếp cho việc bắt
đầu và kết thúc hội thoại.
3. Kết luận
Bài nghiên cứu này đã thể hiện được sự tiến bộ trong ý thức sử dụng các chiến lược

mở đầu và kết thúc hội thoại của sinh viên tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà
Nẵng. Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều e ngại khi trò chuyện với người nước ngoài. Trên cơ sở
đó, đề tài cũng đã đưa ra một số kiến nghị giúp sinh viên phần nào xóa đi được nỗi lo ngại
này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Butterworth, B. (2001) Listening to Australia: Intermediate. AMES NSW
Publications.
[2] Hartley, B. (1999), Streamline English Departures, Ho Chi Minh City Publisher.
[3] Richards, J. (2004), Developing Tactics for listening, Oxford University Press.
[4] Silberling, B. (1995), Casper, Eastridge Movies.
[5] Stevenson, R. (2000) Dr Jekyll and Mr Hyde, Oxford University Press.
[6] Tanka, J. and Barker, L.R. (1996), Interactions 1, Mc Graw Hill International
Editions.
[7] Tillitt, B. (1999) Speaking Naturally, Cambridge University Press.
[8] www.freshwap.net/forums/e-books-tutorials



×