Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Danh nhân lịch sử: Lý Thái Tông pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.9 KB, 4 trang )

Lý Thái Tông (Lý Phật Mã 1028 – 1054)
Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai
Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng.
Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương,
Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh
ngôi vua với Thái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ
Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy.
Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên
hiệu Lý Thái Tông.
Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000). Vua là người trầm
mặc, có trí, biết trước mọi việc, đánh đâu được đấy, năm 1020 quân Chiêm
Thành quấy rối nơi biên ải phía Nam, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã làm
Nguyên soái, đã đánh tan quân Chiêm Thành, bắt được tướng giặc đem về.
Khi làm vua, Người quan tâm mở mang bờ cõi, xây dựng lực lượng để bảo vệ
đất nước, đoàn kết với các dân tộc ít người, thể hiện rõ bằng cách ngày 7 tháng
3 năm Kỷ Tỵ (1029), Vua gả công chúa Bình Dương cho Châu mục Châu
Lạng là Thân Thiện Thái.
Năm Giáp Ngọ (1054), Vua Lý Thái Tông mất, trị vì 26 năm, thọ 55 tuổi.
Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt (Kỉ Mùi 1019 - Ất Dậu 1105)
Danh tướng, đại thần nhà Lý. Chính họ tên là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, sau
được ban theo họ vua, nên lấy tự làm tên và mang họ Lý, thành Lý Thường
Kiệt. Lúc mất cũng có tên thụy là Quảng Châu, quê ở phủ Thái Hòa, thành
Thăng Long (nay thuộc Hà Nội).
Ông tài gồm văn võ, năm 23 tuổi được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi tăng dần
đến Thái úy. Trải ba triều Thái tông, Thánh tông, Nhân tông, ông dày công
phục vụ đất nước trong việc phá Tống, bình Chiêm, xây dựng đất nước phồn
vinh.
Lý Nhân tông xem ông như người em ruột (thiên tử nghĩa đệ), đến cả nhân
dân, sĩ phu cũng đều cảm phục tài đức của ông.


Năm Ất Dậu 1105, ông mất, thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy
Việt Quốc Công.
Trong năm 1077, nhân mấy mươi vạn quân Tống do tướng Quách Quì, Triệu
Tiết kéo sang xâm lược nước ta, ông đánh chận giặc trên suốt phòng tuyến
sông Cầu, và đang đêm cho người tâm phúc đọc vang một bài thơ do ông viết
trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (thuộc địa phận sông Như Nguyệt,
khúc sông Cầu, huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang, nay là huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Giang). Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong
lịch sử dân tộc.
“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Bản dịch:
“Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở,
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”
Các tác phẩm chính:
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt (phá Tống).


×