Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo TBĐC thiết bị cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.86 KB, 27 trang )

BÁO CÁO NHÓM 5:
ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH
1.Tổng quan về lịch sử ra đời của điện thoại cố định:
Ngay từ khi hình thành xã hội loài người,nhu cầu liên lạc thông tin với nhau đã được
nảy sinh. Từ xa xưa, con người đã biết phát tín hiệu khói để thông báo những tin tức đã
được qui ước thống nhất sẵn với nhau,hay như trong lịch sử Việt Nam lưu truyền về
cách truyền tin của Mai An Tiêm đó là dùng quả dưa hấu. Sau đó việc thông báo thông
tin liên lạc được cải tiến hơn với sự phát triển và hình thành nhà nước, nhưng rất thủ
công và rất gian truân.
Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ viễn thông cũng dần phát triển.Tới ngày
nay, thông tin liên lạc đã được truyền đi với tốc độ cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội
và cuộc sông.
Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell với
người trợ lý của ông cách đó 4,5m vào ngày 10/3/1876 với mấu hội thoại ngắn ngủi:
"Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!" là câu nói lịch sử đánh dấu sự ra đời của
chiếc điện thoại liên lạc.
Năm 1876 với bằng sáng chế số số 174465 do Hoa Kỳ công nhận, nhà phát minh
người Mỹ Graham BELL ( sinh năm 1847 tại Edimbourg Scotland - mất năm 1922 tại
Baddeck Canada ) đã được công nhận là cha đẻ của máy điện thoại, một thiết bị nhận
và phát âm thanh.
Hoạt động của loại điện thoại này là người sử dụng ở bên chủ gọi quay số (gửi số bằng
xung) hoặc bấm số (gửi số bằng tone) của bên bị gọi. Bên chủ gọi sẽ được kết nối với
bên bị gọi thông qua một số tổng đài.Tiếng nói được thu bằng một micrô nhỏ nằm trong
ống nghe, chuyển thành tín hiệu điện và truyền tới tổng đài gần nhất. Tín hiệu này sẽ
được chuyển thành tín hiệu số để truyền đến tổng đài kế tiếp. Ở đầu người nghe, tín
hiệu điện sẽ được chuyển thành tín hiệu âm thanh và phát ra ở ống nghe.
Sự ra đời của điện thoại cố định đầu tiên đã đánh dấu 1 bước tiến mới trong sự phát
triển của ngành viễn thong.
2.Chức năng và sơ đồ khối:
2.1.Khái niệm:
Máy điện thoại là thiết bị đầu cuối phục vụ thông tin thoại qua mạng điện thoại. Đặc


điểm kĩ thuật của máy điện thoại phụ thuộc kĩ thuật
truyền dẫn tín hiệu thoại của mạng.
2.2.Chức năng:
Chức năng cơ bản của máy điện thoại là:
- Phát và tiếp nhận báo hiệu.
- Phát mã số thuê bao bị gọi.
- Phát và thu tín hiệu thoại để nói chuyện.
- Khử trắc âm, chống các loại nhiễu và điều chỉnh âm lượng để âm thu được là
dễ nghe nhất.
Hiện nay kĩ thuật vi lí được dùng trong các máy điện thoại khiến khả năng dịch vụ và
cung cấp tiện ích của máy điện thoại rất phong phú. Kỹ thuật máy tính trong mạng
thông tin điện thoại số chủ động và kết hợp với thiết bị đầu cuối tạo ra nhiều dịch vụ
điện thoại chất lượng cao.
2.3.Sơ đồ khối và chức năng các khối:
2.3.1:sơ đồ khối:
Máy điện thoại ấn phím có các khối cơ bản như hình 3.12:
Hình 3.1:Sơ đồ khối máy điện thoại ấn phím
2.3.2:Chức năng các khối:
a. Mạch bảo vệ quá áp:

máy
điện
Mạch bảo vệ quá áp có tác dụng chống lại ảnh hưởng của điện áp cao do điện áp
lạ như: sấm sét, đường dây điện lực, điện truyền thanh…, xâm nhập vào cáp và đường
dây thuê bao, để bảo vệ các mạch điện trong máy điện thoại.
b. Mạch bảo vệ đảo cực
Do máy điện thoại được cung cấp nguồn một chiều từ tổng đài đưa tới hai đầu
dây Tip – Rinh có cực tính bất kỳ. Trong khi đó các mạch điện chức năng trong máy
điện thoại phải được cấp nguồn một chiều có cực tính cố định.
Do vậy, mạch bảo vệ đảo cực có tác dụng tạo ra điện áp một chiều có cực tính

không đổi cung cấp cho các mạch điện trong máy để đảm bảo điều kiện làm việc và
chống ngược nguồn làm hỏng IC và Trazitor.
c. Mạch thu chuông
- Mạch thu chuông có tác dụng thu tín hiệu chuông từ tổng đài đưa tới là điện áp
xoay chiều (90 ± 15)V, tần số (25 ± 3)Hz phát tới với nhịp 2 giây có và 4 giây nghỉ, tín
hiệu chuông này được chỉnh lưu thành điện áp một chiều, sau đó qua ổn áp, cung cấp
năng lượng cho mạch dao động tần số chuông âm tần và khuếch đại rồi đưa ra loa
hoặc đĩa phát âm, báo hiệu cho thuê bao biết có cuộc gọi tới.
- Mạch chuông có tính chọn lọc tần số và tính phi tuyến, sao cho không bị tác
động nhầm bởi điện áp một chiều.
d. Mạch phát tín hiệu chọn số
Mạch để phát tín hiệu chọn số (tín hiệu địa chỉ) của thuê bao bị gọi tới tổng đài
bằng hai phương thức Pulse hoặc Tone.
e. Mạch thu phát thoại
Mạch thu phát thoại gồm các mạch khuếch đại phát và khuếch đại thu để phục vụ
cho hai thuê bao đàm thoại với nhau.
f. Chuyển mạch nhấc- đặt tổ hợp (HS):
Chuyển mạch nhấc - đặt tổ hợp để hở mạch hoặc đóng mạch cấp nguồn cho
mạch phát tín hiệu chọn số và mạch thu phát thoại, đồng thời đấu nối mạch thu chuông
với đường dây.
3.Các mạch bảo vệ:
3.1:Mạch bảo vệ quá dòng,quá áp:
a. Mạch điện
Mạch bảo vệ quá áp quá dòng trong máy điện thoại ấn phím như hình 3.1:
Hình 3.2: Mạch bảo vệ quá áp, quá dòng.
Trong đó:
- Hình 3.2a là mạch bảo vệ quá áp sử dụng diot Zơne.
- Hình 3.2b là mạch bảo vệ quá áp sử dụng Diac.
Các phần tử bảo vệ quá áp mắc song song với các mạch điện trong máy.
Ps là cầu chì mắc nối tiếp với các mạch điện trong máy.

b. Nguyên lý bảo vệ
* Bảo vệ quá áp:
- Đặc tuyến V-A của mạch bảo vệ
quá áp như hình 3.14.
Hình 3.3: Đặc tuyến V - A của Diac (diot Zene).
Trong đó ± Vbo

là điện áp lớn nhất của tín hiệu chuông từ tổng đài (điện áp ngưỡng).
Do các phần tử AR (hoặc DZ
1
, DZ
2
)

mắc song song với các mạch điện phía máy
(mạch thu chuông, mạch thu phát thoại, mạch
phát tín hiệu chọn số), nên điện áp đặt vào các
mạch điện trong máy bằng điện áp đặt trên các
phần tử AR (hoặc DZ
1
, DZ
2
).
- Trường hợp điện áp đưa đến đầu dây Tip - Rinh bình thường (nguồn 48V và tín
hiệu chuông 90 ± 15V) điện áp này dưới mức ngưỡng của diot Zơne và Diac nên dòng
rẽ qua các phần tử này rất nhỏ không đáng kể coi như các phần tử này không tham gia
vào mạch. Điện áp đặt vào các mạch điện trong máy bằng điện áp đưa vào đường dây.
- Giả sử có điện áp cao xâm nhập vào đường dây có biên độ lớn hơn điện áp
ngưỡng của Diac (hoặc diot Zơne) thì sẽ có dòng điện lớn rẽ qua Diac (hoặc diot
Zơne), ghim mức điện áp vào các mạch điện trong máy bằng mức điện áp ngưỡng của

Diac (hoặc diot Zơne). Các mạch điện chức năng trong máy sẽ được bảo vệ.
- Trong trường hợp điện áp xâm nhập vào đường dây quá cao thì dòng rẽ qua
Diac (hoặc diot Zơne) quá lớn, tiếp giáp bị đánh thủng gây đoản mạch, điện áp vào các
mạch điện trong máy bằng 0V. Do Diac (hoặc diot Zơne) mắc song song với các mạch
điện trong máy nên các mạch điện chức năng trong máy cũng sẽ được bảo vệ.
- Thông thường mức điện áp ngưỡng của mạch bảo vệ quá áp trong máy điện
thoại thường chọn ± 115V.
* Bảo vệ quá dòng:
- Để bảo vệ quá dòng người ta sử dụng cầu chì Ps mắc nối tiếp với các mạch điện
trong máy. Khi các mạch điện trong máy điện thoại tiêu thụ dòng lớn hơn dòng định
mức (do điện áp cao, chạm chập ) thì cầu chì sẽ đứt gây hở mạch để bảo vệ máy
điện thoại và phía tổng đài.
±
- Ngoài cách sử dụng cầu chì để bảo vệ quá dòng, một số máy điện thoại còn mắc
điện trở có trị số rất nhỏ (<10Ω) nối tiếp với các mạch điện để khép kín dòng, khi quá
dòng thì các điện trở này bị đứt, gây hở mạch, bảo vệ được máy và điện trở này được
gọi là điện trở cầu chì.
3.2:Mạch bảo vệ đảo cực:
* Mạch điện:
Mạch bảo vệ đảo cực dùng cầu diot như hình 3.14. Mạch gồm 4 diot D
1
– D
4
mắc
theo kiểu cầu, có đầu vào của cầu nối đến 2 đầu dây T, R, đầu ra của cầu nối đến các
mạch điện chức năng trong máy điện thoại.
Hình 3.4: Mạch bảo vệ đảo cực đảo cực bằng cầu diot.
*Nguyên lý bảo vệ:
- Trên đường dây thuê bao luôn có điện áp 48V một chiều từ tổng đài đưa tới để
cung cấp cho máy điện thoại, để tránh hiện tượng ngược nguồn làm hỏng IC và

Transitor người ta sử dụng mạch cầu diot hình 3.14.
- Giả sử điện áp qua đường dây đếnmáy điện thoại với dương nguồn ở dây T và
âm nguồn ở dây R: khi đó diot các D
1
, D
3
phân cực ngược và tắt, các diot D
2
, D
4
phân
cực thuận và thông nên cực tính của điện áp cấp cho các mạch điện trong máy là
dương ở A và âm ở B.
- Trường hợp ngược lại khi điện áp nguồn đến: dương ở dây R và âm ở dây T thì
diot các D
2
, D
4
phân cực ngược và tắt, diot các D
1
, D
3
phân cực thuận và thông. Khi đó
cực tính của điện áp cấp cho các mạch điện trong máy vẫn là dương ở A và âm ở B.
- Kết quả có cực tính của nguồn cung cấp cho các mạch điện trong máy là cố
định: dương ở A và âm ở B.
* Đặc điểm:
- Mạch đơn giản, rẻ tiền và dễ thay thế, sửa chữa.
- Có điện áp tổn hao đặt trên các điot khi thông (0,3 – 0,7V), gây giảm điện áp
nguồn cung cấp cho các mạch điện trong máy.

b. Mạch bảo vệ đảo cực dùng IC
* Mạch điện:
Để tránh ngược nguồn, người ta còn dùng mạch bảo vệ đảo cực bằng IC. Mạch
được tích hợp gồm các Tranzitor được mắc như hình 3.15.
* Nguyên lý bảo vệ:
- Giả sử điện áp từ tổng đài qua đường dây đến máy điện thoại với dương ở dây
T và âm ở dây R: khi đó các Tranzitor Q
1
, Q
3
tắt các Tranzitor Q
2
, Q
4
thông nên cực tính
của điện áp cấp cho các mạch điện trong máy là dương ở A và âm ở B.
- Trường hợp ngược lại khi điện áp từ tổng đài đến dương ở dây R và âm ở dây T
thì các Tranzitor Q
2
, Q
4
tắt, các Tranzitor Q
1
, Q
3
thông. Khi đó cực tính của điện áp cấp
cho các mạch điện trong máy vẫn là dương ở A và âm ở B.
- Kết quả là cực tính của nguồn cung cấp cho các mạch điện trong máy là cố định:
dương ở A và âm ở B.
- Người ta chọn sao cho R

1
, R
2
có trị số thích hợp để Q
1
, Q
2
, Q
3
,

Q
4
thông là thông
bão hoà nên điện áp tổn hao trên các Tranzitor không đáng kể.
* Đặc điểm:
- Không có điện áp tổn hao đặt trên các Tranzitor khi thông.
- Có kết cấu gọn, dễ thay thế.
3.3:Mạch Thu Chuông:
3.3.1:Tổng quát:
a. Khái niệm
Trong máy điện thoại ấn phím tín hiệu chuông từ tổng đài đưa tới có điện áp (90 ±
15)V, tần số (25 ± 3)Hz với nhịp 2 giây có - 4 giây nghỉ, được nắn lọc đó cung cấp cho
một mạch dao động, mạch này cho ra một hay nhiều tần số âm tần, sau đó khuếch đại
cung cấp cho loa hoặc đĩa phát âm.
b. Sơ đồ khối tổng quát
Hình 3.5: Sơ đồ khối mạch thu
chuông
- Cầu nắn và bảo vệ: để chỉnh lưu tín hiệu chuông xoay chiều từ tổng đài tới thành
điện áp một chiều và bảo vệ khi điện áp đến có biên độ lớn.

- ổn áp và diệt tiếng keng: điện áp một chiều sau chỉnh lưu sẽ được ổn áp và lọc
phẳng, cung cấp năng lượng cho mạch dao động và mạch xuất âm, đồng thời diệt tiếng
keng khi phát xung chọn số (Pulse).
- Mạch dao động: để tạo ra dao động âm tần đơn âm hoặc đa âm, thông dụng
nhất là 2 âm (có khi là 3 âm hoặc cả bản nhạc).
- Mạch xuất âm: để khuếch đại tín hiệu chuông âm tần đủ lớn đưa ra đĩa phát âm
hoặc loa.
3.3.2:Mạch thu chuông đơn âm dùng Tranzitor:
a. Mạch điện
Mạch thu chuông đơn âm dùng Tranzitor như hình 1-22. Trong đó:
- C
1
: dẫn tín hiệu chuông xoay chiều và ngăn thành phần nguồn một chiều từ tổng
đài vào mạch thu chuông.
- R
1
: sụt bớt điện áp tín hiệu chuông từ tổng đài.
- D
1
, D
2
: là các diôt chỉnh lưu tín hiệu chuông thành điện áp một chiều cung cấp
cho mạch dao động và khuếch đại chuông.
- C
2
: có tác dụng lọc thành phần xoay chiều sau chỉnh lưu.
- DZ
1
: để diệt tiếng keng khi phát xung chọn số.
- Tranzitor Q: làm nhiệm vụ tạo dao động và khuếch đại tín hiệu chuông.

- R
2
, R
3
: định thiên cho Tranzitor Q.
- C
4
kết hợp với R
3
: tạo dao động tần số chuông âm tần.
- C
3
: dẫn hồi tiếp về để duy trì dao động.
- R
4
kết hợp với Piezo (đĩa phát âm): là tải của Tranzitor Q.
Hình 3.6: Mạch thu chuông đơn âm bằng Tranzitor
b. Nguyên lý làm việc
- Tín hiệu chuông xoay chiều từ tổng đài đưa tới: Giả sử +T, -R khi đó D
1
phân
cực ngược và tắt, D
2
phân cực thuận thông, tín chuông được chỉnh lưu và lọc bởi tụ C
2
cung cấp năng lượng cho mạch dao động và khuếch đại làm việc, khi đó mạch sẽ dao
động ra 1 tần số âm tần từ (1 ÷ 3) KHz, tần số này do C
4
và R
3

quyết định, cung cấp ra
đĩa phát âm tạo nên âm thanh. Khi đĩa phát âm kêu, thì trên đĩa nhỏ sẽ có điện áp tín
hiệu được đưa về cực B của Tranzitor Q để gây hồi tiếp duy trì dao động.
- ở 1/2 chu kỳ tiếp theo của điện áp tín hiệu chuông từ tổng đài đưa tới, có cực
tính +R, -T thì D
2
phân cực ngược và tắt, D
1
phân cực thuận và thông, tín hiệu
chuông từ tổng đài sẽ khép kín qua D
1
, qua R
1
, qua C
1
. Như vậy mạch thực hiện
chỉnh lưu 1/2 chu kỳ.
- Ta thấy mạch thu chuông là mạch chuông đơn âm, tiếng chuông nghe được chỉ là một
âm theo nhịp của tổng đài.
3.3.3:Mạch thu chuông đa âm dùng IC:
a. Sơ đồ mạch điện thu chuông đa âm dùng IC - TMC
Hình 3.7: Mạch thu chuông đa âm bẵng IC.
b. Nguyên lý làm việc
- Tín hiệu chuông từ tổng đài tới thông qua C
1
, R
1
, vào chân 1 và 8 của IC được
cầu nắn trong IC chỉnh lưu thành điện áp một chiều, qua mạch bảo vệ và được lọc bởi
tụ C

3
đưa tới mạch diệt tiếng keng và ổn áp tạo ra 2 điện áp ổn định là: 40V để cung
cấp cho mạch xuất âm, 10V để cung cấp cho mạch dao động và logic phát đa âm.
- Mạch dao động nằm trong IC tạo ra tần số chủ là 53 KHz được quyết định bởi
linh kiện bên ngoài là R
2
và C
2
, tần số chủ này được đưa tới mạch logic phát đa âm
gồm 2 mạch chia: chia cho 24 được tần số f
1
= 2,3 KHz, chia cho 32 được tần số f
2
=
1,66 KHz
- Một bộ đếm khác cứ đếm được 128 xung của tần số f
1
= 2,3 KHz thì chuyển
sang tần số f
2
= 1,66 KHz, rồi đếm được 128 xung tần số f
2
lại quay về tần số f
1
, khi
tiến hành đếm chia đưa đến mạch xuất âm để khuếch đại cung cấp cho tải, cứ chuyển
đi chuyển lại như vậy với tần số chuyển là 6,25 Hz mà âm thanh nghe được có dạng
cao thấp thánh thót.
- Mạch xuất âm chỉ có một cửa ra là chân 2, nếu dùng đĩa phát âm có thể mắc
trực tiếp, nếu dùng loa phải thông qua một biến áp để phối hợp trở kháng.

* Trong thực tế, tuỳ theo từng mạch điện của các máy điện thoại, thuộc các hãng khác
nhau, mạch thu chuông bằng IC có thể sử dụng theo các hình thức kết cấu sau:
- Mạch mạch thu chuông đa âm bằng IC có cầu nắn trong, dùng đĩa phát âm.
- Mạch mạch thu chuông đa âm bằng IC có cầu nắn trong, dùng loa.
- Mạch mạch thu chuông đa âm bằng IC có cầu nắn ngoài, dùng đĩa phát âm.
- Mạch mạch thu chuông đa âm bằng IC có cầu nắn ngoài, dùng loa.
3.4:Mạch Thu Phát Thoại:
3.4.1:Sơ đồ khối:
Hình 3.8: Sơ đồ khối mạch thu phát thoại.
3.4.2:Chức năng các khối và nguyên tắc hoạt động:
a. Khối mạch điều hoà
* Chức năng: Mạch diều hoà có chức năng ổn áp và ổn dòng: tuỳ theo chiều dài đường
dây thuê bao nó sẽ cấp điện áp để điều chỉnh hệ số khuếch đại phát (AT) và hệ số
khuếch đại thu (AR), nhằm nâng cao độ rõ của đàm thoại.
Để thực hiện được chức năng đã nêu mạch điều hoà gồm có các khối sau:
- Mạch ổn áp: Để cấp nguồn nuôi ổn định cho các mạch chức năng trong IC, mặc
dù điện áp đưa từ tổng đài tới lớn hay nhỏ qua đường dây thuê bao ngắn hay dài.
Hình 3.9: Mạch điện ổn áp.
- Mạch điều hoà dòng điện (ổn dòng): Có chức năng giữ cho dòng tiêu thụ của IC
ở mức ổn định để điện áp của mạch khuếch đại thuật toán (Op.Amp) không biến động
quá nhiều.
Hình
3.4.3: Mạch điện ổn dòng.
- Mạch cảm dòng: Làm nhiệm vụ cảm nhận nguồn cung cấp từ tổng đài, từ đó biết
được chiều dài đường dây thuê bao để đưa
ra hệ số khuếch đại cho thích hợp.
Hình 3.10: Mạch điện cảm dòng.
- Mạch điện áp chuẩn: Có chức năng tạo ra điện áp ổn định khi có biến động của
nguồn nuôi hoặc nhiệt độ (không phụ thuộc vào sự biến động của điện áp vào) để thực
hiện so sánh với điện áp lấy mẫu.

Hình 3.11: Mạch điện áp chuẩn.
- Mạch dòng điện chuẩn: Có chức năng tạo ra dòng điện ổn định khi có biến động của
nguồn nuôi hoặc nhiệt độ (không phụ thuộc vào sự biến động của điện áp vào) để thực
hiện so sánh.
Hình 3.12: Mạch dòng điện chuẩn.
b. Khối trở kháng cân bằng (Zb)
* Chức năng: Để cân bằng trở kháng với đường dây (ZL), tác
dụng để khử hiện tượng khi nói chuyện điện thoại lại nghe
được chính tiếng nói của chính mình trong ống nghe, gọi là
hiện tượng trắc âm.
* Mạch điện thực hiện: Khối này gồm R3 mắc nối tiếp R4 song song C2 (hình 3.26),
d. Mạch phát thoại - Mạch xuất âm và AT
* Sơ đồ khối:
Hình 3.14: Sơ đồ khối mạch phát thoại.
* Chức năng các khối và nguyên tắc hoạt động :
- Mạch cửa vào: Để phối hợp trở kháng giữa ống nói với mạch khuếch đại, tại
mạch này tín hiệu từ ống nói (mic) được đưa tới mạch cửa vào, tín hiệu sẽ được
khuếch đại và phối hợp trở kháng. Trong máy điện thoại thường sử dụng ống nói tĩnh
điện thì mạch vào được sử dụng FET hoặc khuếch đại vi sai những mạch này có trở
kháng vào lớn để phối hợp.
Hình 3.13: Mạch trở kháng cân bằng.
Hình 3.15: Mạch điện cửa vào phát thoại.
+ R
4
xác định chế độ làm việc của FET (Q
1
).
+ Q
2
để khuếch đại dòng điện và phối hợp trở kháng với đầu vào của Op.Amp.

+ Để điều chỉnh hệ số khuếch đại của Op.Amp cần điều chỉnh R
5
.
Hình 3.16: Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại (AGC) phát thoại.
- Mạch AGC (Auto Gain Coltrol): Là mạch có hệ số khuếch đại được tự động điều
chỉnh. Tín hiệu sau tầng khuếch đại cửa vào được đưa tới mạch AGC, tại mạch này,
tuỳ theo cự ly đường dây từ máy tới tổng đài mà có hệ số khuếch đại thích hợp.
Hệ số khuếch đại của mạch Op.Amp cơ bản được xác định bởi R
1
và Rin, ngoài
ra còn một cửa vào điều khiển, có tín hiệu là điện áp từ mạch cảm dòng đưa tới để tự
động điều chỉnh hệ số khuếch đại phù hợp với khoảng cách từ máy tới tổng đài.
- Mạch xuất âm: Tín hiệu sau mạch AGC sẽ được đưa tới mạch khuếch đại công
suất để nâng cao đủ công suất phát lên đường dây, yêu cầu ở tầng này phải phối hợp
trở kháng với đường dây.
Hình 3.17: Mạch khuếch đại công suất phát thoại.
Trong mạch hình 3.30 có R
3
để xác định điểm làm việc của mạch xuất âm và xác
định trở kháng ra của mạch xuất âm nhìn từ phía đường dây.
e. Mạch thu thoại - Mạch AR
* Sơ đồ khối:
Hình 3.18: Sơ đồ khối mạch thu thoại.
* Chức năng các khối và nguyên tắc hoạt động:
- Mạch cửa vào: Để phối hợp trở kháng giữa các mạch khuếch đại với đường dây.
Mạch điện cửa vào được thực hiện như hình 3.32

Hình 3.19:
Mạch điện
cửa vào thu

thoại.
- Mạch AGC và xuất âm: Tín hiệu sau khi qua mạch cửa vào, được đưa qua mạch
khuếch đại có hệ số khuếch đại được tự động điều chỉnh rồi đưa tiếp sang mạch
khuếch đại công suất ra ống nghe.
Hình3.20: Mạch khuếch đại AGC và khuếch đại công suất thu thoại.
3.4.4:Khử hiện tượng trắc âm trong máy điện thoại:
Từ sơ đồ tương đương ta thấy, mạch thu thoại và phát thoại nằm trên hai đường
chéo của cầu sai động, còn trở kháng cân bằng Z
b
và trở kháng đường dây Z
L
nằm trên
hai nhánh của cầu sai động. Nếu Z
b
= Z
L
thì cầu cân bằng khi đó mạch phát thoại không
ảnh hưởng đến mạch thu thoại, như vậy khử được hiện tượng trắc âm.
Hình 3.21: Sơ đồ tương đương mạch thu phát thoại.
Hình 3.22: Nguyên tắc mạch khử trắc âm trong máy ấn phím.
* Thông thường trong các máy điện thoại ấn phím, mạch thu phát thoại sử dụng chung
một IC. Để liên hệ với đường dây, IC có một chân dùng để thu thoại, một chân khác
dùng để phát thoại (hai chân này có mạch phân cách). Đồng thời, IC có chân phát thoại
thứ hai phát ngược pha với tín hiệu phát ra ở chân phát thứ nhất, qua tải giả gây sụt áp
được đưa vào mạch thu thoại, như vậy ở đầu vào thu có hai tín hiệu phát đồng thời
đưa tới có pha ngược nhau, nếu biên độ bằng nhau thì tín hiệu phát bị triệt tiêu ở đầu
vào thu, khử được hiện tượng trắc âm.
3.5:Mạch Phát Tín Hiệu Số:
3.5.1:Các phương thức gửi số trong máy điện thoại:
a. Phương thức gửi số chế độ Pulse (Phát mã thập phân)

Khi cần phát đi con số nào đó người sử dụng điện thoại có thể quay số (đối với
máy điện thoại quay số), hoặc ấn một phím tương ứng với con số cần phát đi (đối với
máy điện thoại ấn phím - nhưng phải để chuyển mạch P - T ở vị trí P). Máy điện thoại
sẽ phát đi loạt xung tương ứng với con số quay hoặc ấn (mã thập phân).
Ví dụ: Muốn gửi (phát) số 1 tới tổng đài, thì máy điện thoại phát đi 1 xung…
Gửi số 6, thì máy điện thoại phát đi 6 xung…
Gửi số 0, thì máy điện thoại phát đi 10 xung.

Hình
3.23: Dạng
xung thập phân.
Máy điện thoại phát đi loại xung mã thập phân có dạng như hình 3.36, trong 1
xung có:
- Thời gian không có dòng : 61,5 ms (60 ms, 66,7 ms).
- Thời gian có dòng : 38,5 ms (66,7 ms, 33,3ms).
- Thời gian 1 xung là : 100 ms (sai số cho phép ± 10%).
Như vậy trong 1 giây phát đi tối đa là 10 xung.
- Thời gian nghỉ giữa 2 loạt xung (giữa 2 con số) là 100 ms.
* Ưu điểm
- Thiết bị tạo xung và thu xung đơn giản, dễ chế tạo, điều chỉnh và sửa chữa.
* Nhược điểm
- Chỉ tiêu quan trọng nhất khi phát xung tới tổng đài là phải bảo đảm tốc độ phát
xung.
- Phương thức phát tín hiệu chọn số chế độ Pulse có thời gian gửi xung tới tổng
đài chậm, dễ bị nhầm.
b. Phương thức gửi số chế độ Tone (Phát mã lưỡng âm đa tần - DTMF)
Phương thức phát tín hiệu chọn số bằng chế độ Tone được sử dụng trong máy
điện thoại ấn phím, khi phát bằng phương thức này để chuyển mạch P - T ở vị trí T
(tone).
- Khi cần phát đi 1 con số nào đó tới tổng đài, máy điện thoại ấn phím phát đi tổ

hợp 2 tần số âm tần: 1 tần số số âm thấp và 1 tần số số âm cao, tương ứng với tần số
hàng và tần số cột của con số đó (mã lưỡng âm đa tần - DTMF). Tại tổng đài có bộ thu
mã lưỡng âm đa tần để xác định ra con số mà thuê bao phát đi.
Phương thức này chỉ dùng cho máy điện thoại ấn phím, bàn phím được chế tạo
theo quy định của CCITT, cấu tạo mã lưỡng âm đa tần như hình 3.37, có hai loại:
- Loại 12 phím gồm có 4 hàng và 3 cột.
- Loại 16 phím gồm có 4 hàng và 4 cột.
* Xét loại 12 phím:
- Được đánh số và các tần số hàng thuộc nhóm tần số thấp và tần số cột thuộc
nhóm tần số cao, như hình 1-15a.
.
Hình 3.24: Cấu tạo mã lưỡng âm đa tần.
* Xét loại 16 phím: 3 cột đầu tương tự loại 12 phím, cột 4 có tần số 1633 Hz, như
hình 3.24b.
- Khi ấn một phím tức là cần phát đi một con số nào đó trên bàn phím, máy điện
thoại sẽ phát đi một tổ hợp 2 tần số hàng và cột tương ứng với phím được ấn.
Ví dụ: Khi ấn phím 1 thì máy điện thoại sẽ phát đi 2 tần số là 697 Hz và 1209 Hz.
Khi ấn phím 6 thì máy điện thoại sẽ phát đi 2 tần số là 770 Hz và 1477 Hz.
* Ưu điểm
- Máy được sử dụng bàn phím nên có kích thước nhỏ gọn, bền đẹp, khi phát nhẹ
nhàng.
- Phương thức phát tín hiệu chọn số chế độ Tone có tốc độ gửi số nhanh.
* Nhược điểm
- Có kết cấu mạch phức tạp cả ở máy điện thoại và tổng đài để phát và thu tín
hiệu lưỡng âm đa tần - DTMF.
3.5.2. Mạch phát tín hiệu chọn số chế độ Pulse (mã thập phân)
a. Yêu cầu
- Mạch phải có bộ nhớ đệm tốc độ để nhớ các loạt xung đã được mã hoá của các
con số vừa ấn trên bàn phím sau đó nó được phát đi lần lượt theo một tốc độ danh
định, vì có bộ nhớ này máy điện thoại có thể gọi lại bằng cách ấn phím Redial.

- Mạch sử dụng IC nên phải được cấp nguồn một chiều và nguồn nuôi bộ nhớ.
b. Sơ đồ khối
Mạch phát tín hiệu chọn số chế độ Pulse có sơ đồ khối như hình 3.38.
Hình 3.25: Sơ đồ khối mạch phát tín hiệu chọn số chế độ Pulse.
c. Chức năng các khối và nguyên tắc làm việc
- Khối mã hoá: Có nhiệm vụ giám sát liên tục các cửa vào xem có nút nào được
ấn không, nó có mạch kiểm tra thời gian để loại trừ trường hợp tiếp điểm đóng bật
nhiều lần cho một lần ấn số.
- Khối bộ nhớ: Để nhớ các loại xung đã mã hoá từ các con số đã ấn nút trên bàn
phím, sau đó nó sẽ phát đi với tốc độ danh định.
- Viết địa chỉ: Làm nhiệm vụ hướng dẫn các mã số vào đúng địa chỉ cần thiết trong
bộ nhớ.
- Đọc địa chỉ: Để hướng dẫn thứ tự việc đọc ra các chữ số đã ghi vào bộ nhớ,
mạch này còn hướng dẫn theo thứ tự từ đầu khi quay số lại.
- Mạch dao động: Dùng tinh thể thạch anh để tạo ra dao động xung có tần số chủ
ổn định cung cấp cho các mạch đếm và ghi trong bộ điều khiển và đo thời gian.
- Mạch xuất: Để gửi các xung địa chỉ, được phát xung số tới tổng đài và xung điều
khiển diệt tiếng Clic.
* Nếu dùng IC để phát thẳng xung lên đường dây thì sẽ không an toàn vì IC thường
chịu điện áp thấp, do vậy người ta dùng đệm thêm Tranzitor để phát xung chọn số lên
đường dây.
Bản chất của phát xung chọn số chế độ Pulse trong máy điện thoại ấn phím là
khép kín mạch vòng đường dây thuê bao và hở mạch vòng đường dây thuê bao theo
đúng cấu tạo của mã thập phân. Thông thường, sử dụng Tranzitor làm chuyển mạch
điện tử mắc nối tiếp với các mạch điện chức năng trong máy trong mạch cấp nguồn.
d. Mạch điện thực hiện
* Mạch điện:
Hình 3.26: Mạch điện phát tín hiệu chọn số chế độ Pulse.
* Nguyên lý hoạt động
- Do Q2 mắc nối tiếp mạch cấp nguồn cho mạch thu phát thoại (TPT) nên nó là

Tranzitor phát xung số. Nghĩa là khi ta ấn các con số lên bàn phím thông qua ma trận
bàn phím và mạch mã hoá sẽ nhận biết con số vừa ấn, nó sẽ khống chế đóng mở Q4
và Q2 để khép kín và hở mạch vòng đường dây thuê bao theo loại xung phát ra từ
chân 8 và tổng đài sẽ nhận biết được con số ấn trên bàn phím.
- Do Q1 mắc song song với mạch thu phát thoại, nó sẽ khoá khi máy phát xung.
Nghĩa là khi phát xung, chân 7 của IC đưa ra mức điện áp dương định thiên cho Q1
làm cho Q1 thông, như vậy đoản mạch đầu vào về mặt tín hiệu của IC thu phát thoại và
tránh được tiếng clic.
3.5.3. Mạch phát tín hiệu chọn số chế độ Tone (mã lưỡng âm đa tần)
a. Yêu cầu
- Bộ dao động làm việc ở điện áp thấp nên phải có mạch ổn áp, ổn dòng để mạch
hoạt động với bất kỳ đường dây thuê bao nào.
- Các tần số nhóm thấp và nhóm cao đã chọn sao cho bất kỳ hai tần số nào đó
đều không có quan hệ sóng hài.
- Âm hiệu phát ra phải giữ đúng độ méo quy định, độ dịch tần nằm trong giới hạn
cho phép (∆f = ± 1,8%).
- Mức điện ở dải tần số cao phải lớn hơn mức điện ở dải tần số thấp là 2db để bù
lại suy hao trên đường dây, vì suy hao ở tần số cao lớn hơn ở tần số thấp.
b. Sơ đồ khối
Hình 3.27: Sơ đồ khối mạch phát tín hiệu
chọn số chế độ Tone.
c. Chức năng các khối và nguyên tắc làm việc
- Một bộ dao động bằng tinh thể thạch anh có độ làm việc ổn định, tần số dao
động chính xác không cần điều chỉnh bằng linh kiện bên ngoài. Thông thường tần số
chủ phát ra là 3.57945 MHz. Tần số này đồng thời được đưa tới bộ ghi số hình sin
nhóm tần số thấp và nhóm tần số cao để phân tần (Chia tần).
- Bộ ghi số nhóm tần số thấp chịu sự khống chế tín hiệu hàng ngang của bàn
phím, còn bộ ghi số hình sin nhóm tần số cao chịu sự khống chế tín hiệu hàng dọc của

×