Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực chất I+G trong bột nêm có gây hại không? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.97 KB, 5 trang )

Thực chất I+G trong bột nêm có gây hại không?
I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, thực
chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người
tiêu dùng như tin đồn hay không?
I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, mã số
quốc tế là 635 (thường thấy trên vỏ bao bì của một số sản
phẩm gia vị thông dụng trên thị trường) thực chất có phải là
chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như tin
đồn hay không? Thời gian gần đây một số phương tiện
thông tin đại chúng có đề cập thông tin về việc thành phần
của bột nêm có 2 chất I + G gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng. Điều này đã gây nên sự hoang mang, lo
lắng cho các bà nội trợ vì bột nêm hiện đang được sử dụng
phổ biến trong bếp ăn mỗi gia đình. Nhiều người nội trợ đã
do dự sử dụng bột nêm trước những thông tin trên.
Chị Mỹ Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết chị hay sử
dụng bột nêm trong nấu ăn gia đình, vì nó là một gia vị
ngon, tiện dụng và được sản xuất bởi các công ty thực
phẩm có tiếng. Nhưng có thông tin là ăn bột nêm có chứa I
+ G có hại nên hơi ái ngại, nhưng cũng nghi ngờ không biết
có chính xác hay không?
Đem những thắc mắc trên của chị Hà, trao đổi với PGS.TS.
Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng
Quốc gia, PGS.TS Lâm cho biết: Thực chất I + G có tên
khoa học là Disodium 5` – Inosinate (I) và Disodium 5` –
Guanylate (G). Bản thân Inosinate tồn tại tự nhiên nhiều
trong cá, thịt bò, thịt heo,… còn Guanylate thì được tìm
thấy nhiều trong nấm khô. Khi 2 chất này kết hợp với nhau
sẽ trở thành chất Disodium 5` – Ribonucleotides có tác
dụng điều vị với mã số quốc tế là 635 theo danh mục của
Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex .


PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, các tài liệu khoa
học cập nhật mới nhất về I + G của các tổ chức y tế uy tín
hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học
về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991;
Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm
(JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức
Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc năm 1993; Cơ quan
Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu
và đưa ra kết luận: bản thân từng chất I, G cũng như khi kết
hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` –
Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng.
Một số thông tin không chính xác về I + G có thể bắt nguồn
từ việc giả thiết trong quá trình nghiên cứu, nhưng tất cả
các kết luận cuối cùng đều khẳng định I + G là an toàn cho
sức khỏe người sử dụng.

I+G được bổ sung trong các loại gia vị phổ biến như nước
mắm, bột nêm…
Không riêng gì bột nêm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
I + G (thường được viết tắt trên bao bì sản phẩm với mã số
là 627 và 631) được các công ty sản xuất thực phẩm sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới một cách an toàn trong chế
biến hầu hết các loại gia vị, thực phẩm chúng ta ăn hằng
ngày như nước tương, nước mắm, bột canh, tương ớt,
tương cà chua, mì ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn,…
Thông thường, I + G được bổ sung vào hạt nêm chỉ với một
hàm lượng rất nhỏ nhằm cân bằng và mang đến vị đậm đà
cho thực phẩm.
Về việc I + G có trong hầu hết các loại gia vị nhưng không

có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Việt Nam, ông
Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: theo
Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y
tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản
phẩm thực phẩm” tại Điều 3, Khoản 2, Điểm 2.4, Tiết a,
nêu rõ: Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử
dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản
xuất hoặc có trong danh mục của Codex, Bộ Y tế (Cục An
toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể
để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được
nhập khẩu chuyến…
Hai chất I + G có trong danh mục phụ gia thực phẩm được
phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
Codex nên được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế
cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt các yêu cầu về
an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các điều kiện theo
quy định, là đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt
Nam.
Như vậy, người tiêu dùng cần biết rằng bột nêm chỉ có vai
trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu cân
đối nhằm tăng sự tiện lợi cho người nội trợ và mang đến sự
ngon miệng. Người nội trợ không nên hiểu nhầm bột nêm
là chất dinh dưỡng nhằm thay thế cho thịt, cá, trứng,… để
cân bằng dinh dưỡng cho gia đình mình

×