Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng chống dịch bệnh: Sử dụng Chloramin B thế nào? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.28 KB, 5 trang )

Phòng chống dịch bệnh: Sử dụng Chloramin B thế nào?
Tình hình lũ lụt hiện nay diễn biến phức tạp, nguy cơ
xảy ra dịch bệnh do sử dụng nguồn nước không đạt vệ
sinh là rất cao.

Bác sĩ hướng dẫn người dân sử dụng Chloramin B để khử
trùng nguồn nước. Ảnh: KT
Để hướng dẫn nhân dân sử dụng Chloramin B đúng cách,
hiệu quả, góp phần giảm thiểu các bệnh lây truyền qua
đường nước, đảm bảo sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng,
chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Trần Thanh Dương,
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Nước ta ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện
thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phát
triển; đặc biệt là các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: Tả,
lỵ, thương hàn… Các bệnh này lưu hành và gây dịch ở
nhiều địa phương hàng năm.
Để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho nhân dân, không để mắc
các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt là các bệnh lây
qua đường tiêu hóa, ngành y tế đã triển khai nhiều biện
pháp dự phòng bệnh dịch như: Giám sát, cách ly, điều trị
bệnh nhân không để tử vong; các biện pháp khử trùng nước
sinh hoạt và xử lý môi trường cho nhân dân ở vùng có nguy
cơ lây nhiễm bệnh. Việc sử dụng Chloramin B đã được Tổ
chức Y tế Thế giới khuyến cáo trong việc khử trùng, diệt
khuẩn nước dùng trong sinh hoạt và đã được nhiều nước
trên thế giới sử dụng.
Qua kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương, hóa chất Chloramin B có tính năng diệt khuẩn, đã
được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký số VNDP-
HC080-11-06 ngày 10/11/2006 cho phép lưu hành hóa chất


diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế. Chloramin B là
chất tẩy rửa sát trùng dạng bột. Thành phần Chloramin B là
Sodium benzensulfochloramin, với hàm lượng Clorine hoạt
tính là 25%-27%. Hóa chất này hòa tan tốt trong nước ở
nhiệt độ môi trường. Chloramin B không làm thay đổi
thành phần nước sinh hoạt so với các hóa chất khác.
Chloramin B được đóng gói dưới dạng viên hàm lượng
0,25g hoặc 1g. Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể
tích nước nhỏ như chum vại, lu, xô hoặc bể chứa nước nhỏ.
Một viên Chloramin B hàm lượng 0,25g có thể khử trùng
25 lít nước. Hóa chất bột Chloramin B có thể khử trùng
nguồn nước dùng cho gia đình hoặc tập thể đông người, các
nguồn, giếng nước ăn khi xảy ra lũ lụt. Tính lượng hóa chất
cần thiết để khử khuẩn dựa trên cơ sở nồng độ yêu cầu là
10mg/lít. Ví dụ: Một thùng nước 30 lít cần 0,3g bột
Chloramin B loại 25%-27% Clo hoạt tính. Như vậy, để khử
trùng 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột Chloramin B
thông thường 25%.
Tiến hành khử trùng Chloramin B sau khi nước đã được
làm trong, nước sau khử trùng cần đun sôi trước khi uống.
Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng Chloramin B trong xử lý
nước tham khảo tại Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh
môi trường trong mùa bão lụt do Bộ Y tế ban hành năm
2007.
Bên cạnh Chloramin B, một số hóa chất cũng được Tổ chức
Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng trong việc khử trùng, diệt
khuẩn làm sạch nước như viên nén Aqua tabs 67mg
(39,4%), Sodium Dichloroisocyanurate đã được Bộ Y tế
cấp giấy chứng nhận đăng ký số VNDP-HC370-08-08 ngày
21/8/2008 cho phép lưu hành hóa chất diệt khuẩn dùng

trong gia dụng và y tế. Viên nén Aqua tabs 67mg cho vào
20 lít nước trong, đậy nắp lại, đợi sau 30 phút để chất khử
diệt hết vi khuẩn là dùng được. Sử dụng nước uống đã khử
trùng sẽ góp phần giảm thiểu những bệnh lây truyền qua
nước uống mất vệ sinh, bảo vệ được sức khỏe cho cá nhân
và cộng đồng.
Xử lý giếng nước sau lũ lụt
Giếng khơi:
Dù đã dùng nilon và nắp bịt kín miệng giếng,
nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì
nắp và nilon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ
không ngăn được nước bẩn vào giếng.
Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3
bước sau đây:
- Thau rửa giếng nước.
- Làm trong nước giếng.
- Khử trùng giếng nước.
Giếng khoan:
Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ
nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý
làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

×