Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

kinh nghiệm học tập và làm việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.71 KB, 6 trang )


kĩ năng nhớ có thể nói là 1 trong những loại kì bí nhất và khó tập nhất trong những kĩ năng.
có thể phân chia làm nhiều loại trí nhớ khác nhau :
trí nhớ âm nhạc
trí nhớ hình ảnh
trí nhớ ngoại ngữ


1> lặp lại.sau khi đọc,nghe. hồi tưởng lại xem mình nhớ tới đâu.
nếu quên chỗ nào thì đọc, nghe lại chỗ đó.
2>thực hành nó. viết lại,nói lại
3> hiểu, phân loại, hệ thống hóa. giúp cho việc lưu trữ và lấy thông tin ra tốt hơn.
phân biệt đâu là từ khóa, vẽ sơ đồ tư duy,đặt các câu hỏi
what,why,when, how,who, where
4> LÀ NÓ - CHỨ KHÔNG PHẢI NGHĨ VỀ NÓ. khi bạn hứng thú với 1 cái gì đó. bạn dễ dàng nhập tâm với nó.khi đó bạn hóa
thành cái vấn đề đó. chứ không còn là 1 người đứng ngoài suy nghĩ về nó nữa.mình là vấn đề cần nhớ. rồi để tự do phát
triển xem nó sẽ hoạt động thế nào.
vì vậy trước khi cần nhớ 1 vấn đề nên tạo sự hứng thú , thích thú tìm hiểu thì sẽ nhớ nó dễ dàng hơn
5> tưởng tượng ra hình ảnh, chuyển động, không gian, bối cảnh . liên tưởng tới những cái tương tự, gợi nhớ
6> dùng hệ nhớ : hệ nhớ vần - A,B,C,D
hệ nhớ số - 1,2,3,4
hệ nhớ phòng
7> trí nhớ liên quan đến việc tập trung tinh thần. nên nếu bạn tập trung tốt. bạn sẽ nhớ tốt hơn ( qua topic tập trung tinh thần
^_^ )
8> dùng kĩ thuật móc xích
9>ấn tượng giúp bạn nhớ dễ dàng hơn. nên lần tiếp thu đầu tiên. hãy cảm nhận = cảm xúc , cảm nhận những gì gây ấn
tượng với bạn. chứ không phải là nhớ những gì suy nghĩ của bạn nghĩ tới.
như khi đọc 1 quyển sách : hãy chú ý tới những phần chính nhất, gây ấn tượng nhất,hợp với bạn nhất.
lần thứ 2 mới là những thứ khác.
Để cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin bạn có thể dựa vào năm nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Môi trường xung quanh,


- Tâm trạng,
- Thời gian tạm nghỉ hợp lí,
- Khả năng nắm được vấn đề và cách thức học hỏi chủ động.
1. Môi trưòng xung quanh:
Trí nhớ chính là ngữ cảnh phụ thuộc, về cơ bản nó có liên quan đến vị trí mà bạn học. Ví dụ chúng ta sẽ thử nghiên cứu một
môi trường tương tự với môi trường mà bạn sẽ bị kiểm tra để làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin của mình:
• Môi trường học tập có tác động đến trí nhớ của bạn do đó hãy chắc chắn rằng bạn có môi trường học tập phù hợp với bạn.
• Không gian học tập của bạn nên:
+ Cách xa những nơi có quá nhiều sự xao lãng.
+ Có nhiệt độ thích hợp với không khí thoáng mát.
+ Có đầy đủ ánh sáng.
+ Có đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc học tập. Bạn cũng nên chắn chắn rằng bạn đã thoải mái để học tập mà không cảm
thấy bị đói hay khát nước trong thời gian học tập của mình.
2. Tâm trạng của bạn:
• Tâm trạng có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ những thông tin mà bạn đã học. Khi học tập có thể bạn thấy lo lắng một
chút nhưng điều này là khá bình thường và khiến bạn tập trung chú ý hơn.
• Tuy nhiên nếu như bạn lo lắng quá trong việc chuẩn bị cho quá trình kiểm tra thì điều này sẽ ngăn trở khả năng gợi nhớ
thông tin của bạn.
• Nếu như bạn gặp khó khăn do lo lắng hãy liên hệ với Trung tâm hướng dẫn để có lời khuyên cho việc thư giãn. Thời gian
nghỉ ngơi hợp lí.
• Hãy có thời nghỉ ngơi hợp lí trong quá trình bạn học những điều gợi nhớ lại thông tin. Kết hợp với việc ôn lại hợp lí bạn sẽ
thấy rằng mình sẽ nhớ được thông tin tốt hơn nhiều.
• Một lời khuyên phổ biến là bạn hãy học trong một khoảng thời gian từ 20 đến 40 phút rồi nghỉ một lúc rồi sau đó xem
khoảng thời gian nào hợp lí với bạn nhất.
• Nên học một chút rồi nghỉ ngơi sau đó học nhiều thêm.
• Chúng ta sẽ nhớ được nhiều hơn khi chúng ta học những phần nhỏ mà chúng ta có thể hiểu được rồi sau đó tiếp tục với
những phần khó hơn.
• Hãy làm cho thời gian nghỉ ngơi là bắt buộc ngay cả khi bạn rất yêu thích việc học hay đọc bởi vì sự nghỉ ngơi không
những giúp đỡ bạn tiếp thu thông tin dễ hơn mà chúng còn làm bạn đỡ mệt mỏi khiến bạn có thể học lâu hơn.
Nắm rõ những gì đã học:

• Bạn sẽ không thể nhớ được những gì đã học nếu như bạn không thực sự hiểu chúng .
• Đôi khi từ điển và các tài liệu tham khảo có thể giúp bạn trong việc nắm các khái niệm cơ bản tồn tại dướicác khái niệm
phức tạp hơn.
Học tập một cách chủ động:
• Đừng quá mải mê với các thông tin như là một tấm bọt biển hút nước vậy, điều này sẽ dẫn đến việc “học tập thụ động“
• Hãy làm gì đó với những điều mà bạn đang cố nhớ và gắn liền với chúng .
• Đặt ra các câu hỏi và đặt chủ đề trong mối liên hệ với những kinh nghiệm riêng của bạn, diễn đạt lí thuyết theo ngôn từ của
bạn hoặc là trao đổi vấn đề với các bạn trong lớp.
Luyện trí nhớ như thế nào?
Hồ Hữu Tường là một Học giả nổi tiếng và là người có trí nhớ đáng phục. Bộ não ông được xem như là một thư viện sống.
Theo ông thì: nếu bảo rằng trí nhớ con người giống như một cái bọc có giới hạn, chỉ có thể nhớ đến một số lượng vấn đề
nào đó thôi thì quả là sai lầm vì bộ óc con người là nơi làm công việc ghi nhận chớ không phải là cái bình chứa thụ động.
Do đó càng làm việc, càng cố ghi nhận tìm hiểu thì ta càng nhớ được lâu hơn, nhiều hơn. Nếu chúng ta biếng suy nghĩ,
không chịu để trí óc hoạt động thì trí nhớ sẽ mỗi ngày một kém đi mà thôị. Tuy nhiên cái mà các bạn quan tâm, muốn hiểu rõ
nhất là làm thế nào để nhớ được lâu hơn, được nhiều là phải tập cho trí não hoạt động?
TÔI RÈN SỰ TỰ TIN
Gần đây, một phụ nữ trẻ đã viết cho tôi và kể rằng cuộc đời cô ấy đã lật sang trang mới hoàn toàn khi nghe tôi đặt câu hỏi
"Điều tuyệt vời nhất mà bạn sẽ dám mơ tới là gì nếu biết rằng mình không thể nào thất bại?". Trước đó, thậm chí cô ta còn
chưa bao giờ dám đặt câu hỏi đó nhưng giờ đây mọi thứ đã khác. Như được chiếu sáng trong đường hầm tăm tối, cô thực
sự nhận ra cái rào cản chính yếu đã ngăn cô hi vọng, ước mơ chính là niềm tin giới hạn của cô về chính bản thân mình.
Hầu hết chúng ta đều đang sống như vậy. Có rất nhiều thứ ta muốn làm, ta muốn đạt được nhưng cuối cùng lại trì hoãn vì
một lý do nào đó. Chúng ta trì hoãn chủ yếu do cảm thấy không có đủ sự tự tin cần thiết để bước đi đến cùng trên con
đường mơ ước ấy.
[Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân]
Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ, cho biết đa số nhân loại mắc thói quen lớn là "tự hạ thấp bản thân mình".
Alfred Adler, nhà trị liệu tâm lý, cũng đồng ý với xu hướng hay cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân của đa số mọi người.
Thường khi nhìn những điều tuyệt vời mà người khác làm được, ta hay nghĩ mình khó có thể làm được, và thậm chí không
dám thử. Đó là do ta thiếu tự tin.
Hãy nghĩ xem: Cuộc sống của bạn sẽ khác biệt như thế nào khi bạn có sự tự tin tuyệt đối vào khả năng có thể đạt được bất
kì điều gì bạn muốn? Lúc đó bạn sẽ hi vọng làm điều gì? Bạn sẽ dám mơ tới những gì khi bạn có niềm tin sâu sắc vào bản

thân rằng bạn không hề có chút sợ hãi đối với bất kì sự thất bại nào?
Nhiều người thành công xuất phát từ một người rất nhút nhát, thiếu tự tin. Sau một thời gian kiên trì nỗ lực, kết quả là họ can
đảm và dày dạn hơn nhiều. Và tôi đã khám phá ra rằng nếu bạn làm theo cách những con người đó đã làm, bạn sẽ trải
nghiệm những cảm giác giống họ, và sẽ đạt được kết quả tương tự.
[Hãy không ngừng khám phá bản thân]
Điều quan trọng nhất là luôn sống thật với con người bạn, sống thật với con người tuyệt vời bên trong bạn, sống kiên định
với những phẩm chất tốt đẹp nhất của bạn, sống với niềm đam mê, niềm khát khao của bạn.
Hãy dành thời gian để suy nghĩ xem bạn thực sự là ai, bạn có những niềm tin như thế nào và điều gì là quan trọng với bạn.
Đừng bao giờ thỏa hiệp với "cái tôi nhút nhát" bằng cách cố gắng nói hay làm gì đó không thật với con người vốn có. Hãy
can đảm chấp nhận con người thật của bạn hiện tại, không phải là một con người trong mơ, hay do người khác nghĩ bạn nên
trở thành. Hãy xem xét thật kĩ để thấy rằng chính bạn, thật sự là một người có khả năng tuyệt vời.
Hãy nhớ rằng ai trong chúng ta cũng có một năng khiếu nào đó, chính chúng sẽ khiến ta trở nên khác biệt. Không một ai, kể
cả bản thân bạn có thể chắc chắn về những khả năng của bạn, hay những gì bạn có thể đạt được trong tương lai. Có lẽ điều
khó làm nhất trong cuộc sống là chính là chấp nhận sự khác biệt của bản thân mình, cũng như làm sao để hài hòa nó với
tính cách và thái độ sống của bạn.
[Hãy hiểu bản thân và năng lực tiềm ẩn của bạn]
Để phát triển sự tự tin mạnh mẽ thì việc xây dựng lòng tự trọng, niềm tự tôn bản thân là một xuất phát tốt, tuy nhiên thế vẫn
chưa đủ. Có rất nhiều người suy nghĩ tích cực, mong ước, hi vọng liên tục trong nhiều năm nhưng kết quả đạt được còn hạn
chế. Để có được sự tự tin thực sự mạnh mẽ dẫn dắt bạn đến thành công, bạn cần phải có những kiến thức có ích, không chỉ
là suy nghĩ tích cực.
Sự tự tin thực sự bắt nguồn từ cảm giác kiểm soát được bản thân. Khi cảm thấy mọi thứ trong tầm tay, bạn sẽ thấy tự tin để
tuyên bố rằng mình đang sống với đúng đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của mình. Ngày nay các nhà tâm lý học đều đồng ý
rằng cảm giác "mất kiểm soát" là nguồn gốc xì-trét và những cảm xúc tiêu cực, cũng như sự tự ti, mặc cảm hay thiếu tự tin.
Và giải pháp để có sự kiểm soát bền vững trong mọi lãnh vực cuộc sống là thiết lập những mục tiêu rõ ràng, và có chiến
lược linh hoạt dựa trên một mục đích kiên định.
Sống thật với bản thân có nghĩa là bạn biết chính xác mình muốn gì và có một kế hoạch cụ thể để đạt được chúng. Sự tự tin
có được khi bạn biết chắc chắn bạn có đủ khả năng đi từ vị trí hiện tại tới cái đích mong muốn. Bản thân bạn là nguồn động
lực lăn bánh xe cuộc đời bạn, bạn là kỹ sư thiết kế nên định mệnh và cũng là chủ nhân của số phận bạn.
Thay vì bận tâm với nỗi sợ thất bại, mất mát như đa số, hãy tập trung vào săn đón những cơ hội giúp bạn tiến tới gần mục
tiêu hơn. Khi tìm ra con đường rõ ràng, bạn trở thành vận động viên trên đường đua thành công, hãy từng bước xây dựng

lòng tự tin và đưa mình vào trạng thái sẵn sàng hành động.
[Suy nghĩ tích cực vs. Kiến thức có ích]
Một trong những cách quan trọng để xây dựng lòng tự tin chính là tích lũy những kiến thức có ích thay vì chỉ có suy nghĩ tích
cực, hãy làm tốt nhất những gì bạn đang làm. Người bạn đồng hành của sự tự tin là sự tự ý thức giá trị bản thân, đó là khi
bạn có thể tạo ra nhiều giá trị nhất, hiệu quả nhất hơn ai hết trong một lãnh vực cụ thể nào đó.
Hãy rèn sự tự tin ngay lập tức bằng cách cam kết với bản thân bạn sẽ trở thành người xuât sắc nhất trong lãnh vực hiện tại
bạn đang tham gia. Bạn sẽ thấy mình đang tách ra khỏi những "người trung bình", những người thay đổi công việc liên tục,
họ hài lòng với việc là một người "bình thường" như bao người khác.
Thể Hiện Ước Muốn
Bạn sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp từ việc nói đúng sự thật bằng cách ghi nhớ điều quan trọng này: Hãy yêu cầu
những gì bạn muốn. Ví dụ như, tại bàn ăn, bạn có thể nhờ ai đó bằng câu nói nhẹ nhàng, lịch sự như: “Anh vui lòng đưa giúp
tôi hũ tiêu” mà không hề cảm thấy có lỗi hay thấy mình đang lợi dụng người khác. Lời đề nghị trên thật dễ dàng đúng không?
Vậy thì tại sao rất nhiều người trong chúng ta thường lưỡng lự khi muốn nhờ ai đó xoa bóp hai vai trong lúc sự nhức mỏi dai
dẳng khiến cả phần thân trên của bạn gần như tê cứng? Sự thật là, bạn sẽ luôn nhận được những gì mình muốn nếu chịu
cất lời hơn là cứ câm lặng chịu đựng trong đau đớn. Thành thật nói lên những gì bạn muốn là một dấu hiệu cho thấy bạn biết
yêu và quý trọng bản thân mình và điều này sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.
Dĩ nhiên trước khi nói bạn cần phải biết rõ mình muốn gì. Điều đáng buồn là nhiều người sống gần hết cuộc đời mà không
thật sự biết rõ mình muốn gì, họ chỉ biết rằng mình không có được điều mình muốn mà thôi. Ví dụ, nếu chỉ đơn giản nói rằng:
“Tôi muốn có một công việc tốt hơn” thì thật là quá chung chung. Bạn cần phải cụ thể hơn ước muốn của mình. Bạn muốn
mức lương của mình là bao nhiêu? Thời gian làm việc ra sao? Quản lý của bạn là người thế nào? Càng vạch rõ chi tiết cụ
thể, bạn càng có nhiều khả năng đạt được những điều mình muốn.
Tôi có quen một bà mẹ sống một mình với hai cậu con trai đang tuổi lớn. Chị chẳng bao giờ bắt chúng làm việc nhà mà tự
tay làm lấy tất cả. Nấu nướng, rửa chén, trông coi và dọn dẹp nhà cửa, đến cuối ngày thì chị gần như mệt mỏi đến rã rời.
Một buổi chiều nọ, khi tôi đến thăm, chị đang chuẩn bị lau chùi cửa sổ trong khi hai câu quý tử đang ở trên lầu chơi điện tử.
Tôi hỏi chị: “Này Jane, sao chị không bảo hai cậu con trai làm giúp chị việc này”. “Ồ, chúng nó đang chơi điện tử ở trên nhà,
thôi cứ để tôi tự làm cũng được mà!”.
Tôi không hiểu chị quá bảo bọc chúng hay không muốn làm phiền các con. Không chịu được cảnh ấy nên tôi nói với hai cậu
bé rằng: “Mẹ các cháu làm việc nhà nhiều đã mệt lắm rồi, giờ còn phải lau chùi cửa sổ nữa. Sao các cháu không xuống nhà
và giúp mẹ việc này nhỉ?”. Hai cậu bé lao ngay xuống cầu thang và hí hửng bắt tay vào việc. Chúng vừa làm vừa cười đùa
với nhau vui vẻ, chẳng mấy chốc các cửa sổ đã sạch bóng. Chúng thật sự thấy vui khi được giúp mẹ, còn tôi thì rất ngạc

nhiên khi biết rằng Jane chưa bao giờ có ý nghĩ nhờ vả các con mình trong bất cứ chuyện gì.
Sau lần chứng kiến niềm vui thích của bọn trẻ vì có dịp được giúp đỡ mẹ, tôi nhận ra rằng Jane đã thật sự làm cho bọn trẻ
được vui khi cho chúng có cơ hội được giúp đỡ mẹ.
Việc thể hiện những điều bạn muốn không chỉ bằng cách nói thẳng với mọi người, bạn còn có thể diễn đạt nó bằng sự tĩnh
lặng. Mỗi sáng thức dậy, trước khi bắt đầu một ngày mới, Jane thường để tâm trí tĩnh lặng và nghĩ về những việc diễn ra
trong ngày theo như ý mình. Chị tưởng tượng đến niềm vui thích, hồ hởi khi các con được phụ mẹ làm việc nhà. Chị cũng
nghĩ đến thái độ và cách mà mình sẽ đối đầu với chúng – một bầu không khí chan hòa, đầy ắp tình yêu thương xen lẫn sự
vui thích, hóm hỉnh. Chị cầu nguyện cho mình và các con luôn được bình an, sống gắn bó và thương yêu nhau hơn.
Cầu nguyện, tĩnh tại, tưởng tượng và tự đề nghị đều là những hình thức diễn đạt điều bạn muốn. Và bí quyết để đạt được
những điều bạn muốn là sự kiên trì. Không đưa ra những đòi hỏi quá cao, cũng không nên gò bó trong khuôn khổ hạn hẹp –
điều cần thiết là hiểu rõ được mà bản thân bạn thật sự mong muốn và tập trung vào đó. Và trên hết là chân thành nói ra
những điều mong muốn ước đó của bạn. Đừng tự dằn vặt mình vì thiếu kiên nhẫn, cũng đừng để cho hạnh phúc vuột khỏi
tay mình vì tính e ngại hay nhút nhát. Đơn giản hiểu rõ ước muốn của mình và tìm cách thể hiện nó. Đây là bước đầu tiên
trong con đường đạt được ước mơ. Bạn thường chào đón một ngày mới của mình như thế nào? Mỗi sáng sớm, nên nhớ
dành một khoảng thời gian tĩnh lặng khi thức giấc để nghĩ về niềm vui, sự bình yên và những điều bạn mong muốn làm trước
khi bắt tay vào mọi việc.
Trong bốn điều cần nhớ thì điều thứ hai này có vẻ đơn giản vì nó quá rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số tình huống tế nhị
chúng ta gần như hoàn toàn bỏ qua việc này. Một số phụ nữ rất muốn được chồng bày tỏ những cử chỉ yêu thương như sự
vuốt ve âu yếm nhưng lại chẳng bao giờ dám nói ra điều này. Không có lý do gì khiến bạn phải ngại ngùng, e thẹn. Điều bạn
cần làm là thể hiện cho người thân hiểu điều mình mong muốn. Những câu nói đơn giản như: “Em rất thích khi được anh âu
yếm như thế!” sẽ mang lại kết quả nhiều khi còn hơn cả sự mong đợi. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự bày tỏ, nói lên
điều mình mong muốn là bước quan trọng để bạn có được điều đó.
Nhiều người chỉ vì lo sợ những yêu cầu của mình sẽ không được đáp ứng mà chẳng bao giờ dám bày tỏ.
*****
HÀNH ĐỘNG NGAY!
Hãy thử bày tỏ vài ước muốn bằng cách nhờ người khác giúp đỡ hay hướng dẫn cho bạn. Thử hành động theo các gợi ý
sau đây:
*Nhờ ai đó giúp bạn rửa xe, sơn lại hàng rào hay hướng dẫn bạn cách thực hiện một buổi thuyết trình.
*Ghi nhận sự giúp đỡ của mọi người. Mỗi khi nhờ ai đó giúp, bạn cảm thấy thế nào:
- Bạn có thấy lo lắng không?

- Bạn có thấy việc mình nhờ làm là không đáng hay không?
- Bạn có nghĩ mình sẽ bị từ chối khi ngỏ lời không?
- Bạn có thấy biết ơn và trân trọng sự giúp đỡ của họ hay không?
Nếu bị từ chối:
*Nghĩ lại xem có nhờ họ giúp bằng cách khác được không?
*Tiếp tục nhờ người khác giúp cho đến khi có người nhận lời giúp bạn.
Cứ tiếp tục như vậy với những yêu cầu đơn giản cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái và không lo ngại khi thể hiện
điều mình muốn.
*****
Hãy thử nhờ ai đó làm giúp bạn một điều đơn giản bắt đầu ngay từ ngày hôm nay.
Nếu trước đây bạn không quen với việc nhờ vả thì có thể bạn sẽ cần một thời gian để thử và tiếp nhận chúng cho đến khi
bạn có thể tự mình nói lên những lời đề nghị này một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Những điều này tuy nhỏ nhặt nhưng
chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.
Hãy tự nhắc mình:
Tôi đang làm cho mọi chuyện đơn giản hơn khi nói ra những điều mình muốn
Cứ bắt tay vào việc
Tôi phát hiện một bí quyết rất có hiệu quả. Bí quyết này có thể tóm lược trong một câu vừa là tựa một quyển sách rất hay
của Susan Jeffers: “Hãy Nhận Diện Nỗi Sợ và Dẹp Bỏ Nó Đi!” Tôi thấy rằng mỗi lần mình thực sự ngại phải làm một điều gì
đó mà cần thiết phải làm, thì tôi làm ngay nó cho rồi, và rốt cuộc thì cũng tốt cả. Xong. Tuy cũng lo lắng thật, nhưng mọi việc
rồi cũng qua. Hơn nữa, trong khi làm, mình nhận thấy việc chẳng có gì ghê gớm như mình đã lo ngại. Trái lại còn dễ hơn
mình tưởng nữa là khác.
Bạn nên tự động viên mình, dù có ngại thật đấy, song việc đã đến nước này thì cứ làm đi. Rồi cũng xong thôi. Bạn sẽ thấy
những điều lo lắng chỉ là ảo tưởng, làm mất thì giờ vô ích.
Hãy nhớ lại những lần bạn đã bỏ qua bao việc cần phải làm. Có lẽ bạn đã trù liệu một cuộc tiếp xúc phỏng vấn công việc. Có
lẽ bạn phải làm một việc rất đáng áy náy - như phải sa thải ai hoặc phải báo tin buồn cho ai đó, chẳng hạn. Có khi bạn lo âu
bứt rứt hàng mấy ngày hoặc cả vài tuần. Song, dù lo lắng, bạn cứ phải giải quyết dứt điểm.
Trong công việc, nhiều lần tôi cảm thấy rất lo âu bứt rứt. Dù bản tính rụt rè nhút nhát, tôi đã phải nói chuyện trước rất đông
người nghe và trước máy thu hình. Sau khi suýt rớt tỏm môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, tôi đã phải cố gắng viết
những cuốn sách hoặc bài báo cho hay. Tôi đã đối mặt với những thời hạn công việc rất bất hợp lý, tưởng chừng dù vắt giò
lên cổ mà chạy cũng không thể nào kịp. Vâng, tôi đã phải lo âu bứt rứt về tất cả những thứ đó. Vậy mà khi nhớ lại, tôi thấy

mặc dù lúc đó tinh thần tôi rất khổ sở, song mọi việc cũng thông suốt cả. Tôi “sống sót” qua hết những khó khăn đó. Tôi luôn
luôn thoát qua được tất cả những thách thức đó, cách này hay cách khác. Bạn cũng thế. Tôi tin bạn cũng vượt qua được
những khó khăn của bạn.
Bài học của chúng ta là: “Chúng ta mạnh hơn nỗi sợ của mình, dồi dào khả năng hơn những điều mình lo lắng”. Sắp tới, nếu
bạn thấy mình lo lắng điều gì thì hãy dành ra vài phút để hồi tưởng lại những lo âu bứt rứt từng xảy ra trước đây. Những lo
ngại hiện giờ cũng quen thuộc quá phải không? Có lẽ nào bạn lại đang lập lại thói quen trước đó? Bạn có cho rằng lo lắng
như thế là rất có ích không? Bạn sắp bắt tay vào làm ngay những điều bạn đang e ngại đấy chứ? Điều đang lo ngại là gì
vậy? Tôi cho những câu hỏi này là rất quan trọng. Và tôi tin, nếu bạn dành ra một chút thì giờ để suy ngẫm chúng, ắt bạn sẽ
công nhận rằng nếu bạn nhận ra điều mình lo ngại và bắt tay thực hiện nó ngay thì hết còn gì phải e ngại nữa. Một khi đã bị
nhận diện, nỗi lo âu của bạn sẽ tự biến đi.
Sử dụng thời gian hợp lý
Thời gian là tài sản quý giá nhất của con người, nhưng cũng là thứ bị lãng phí nhiều nhất. Nếu không biết cách sử dụng thời
gian hợp lý, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong vô nghĩa. Thời gian không bao giờ màng đến những ưu phiền, nuối tiếc
của con người và cũng không thể nào trở lại hay chờ đợi bất kỳ ai.
Trong trận đánh Waterloo, Nepoleon đã giao cho tướng Marshal Grouchy chỉ huy một trong ba cánh quân quan trọng nhất
nhằm chia cắt sự liên minh giữa Thống chế Blucher và Công tước Wellington. Thế nhưng, do chậm trễ, Grouchy đã tạo điều
kiện để Blucher có đủ thời gian đưa quân đến Waterloo yểm trợ cho Wellington. Có thể nói, nếu Grouchy hành động quyết
đoán và nhanh chóng hơn thì sự nghiệp lẫy lừng của Napoleon đã không kết thúc trong trận đánh này và lịch sử châu Âu đã
khác đi từ năm 1815.
Rất nhiều người trong chúng ta biện hộ cho việc trễ nải của mình bằng vô số lý do khác nhau. Thế nhưng, dù vì bất cứ lý do
nào chăng nữa, việc chậm trễ vẫn là điều khó chấp nhận. Nó để lại những hậu quả tai hại mà bạn sẽ phải mất nhiều thời
gian sau đó để khắc phục.
Cách sử dụng thời gian hợp lý nhất là hãy luôn đúng giờ.
Sự đúng hẹn luôn mang lại lợi ích lớn lao. Khi đúng hẹn, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian của mình mà còn thể hiện
được sự tôn trọng đối với người khác. Cơ hội, công việc và mối quan hệ của bạn trở nên thế nào tùy thuộc vào cách thức sử
dụng thời gian của chính bạn.
Thành công không bao giờ đến với những kẻ thụ động, lười biếng. Cuộc sống luôn chứa đựng rất nhiều điều kỳ diệu, song,
chúng chỉ đến với những ai biết sử dụng thời gian hợp lý. Ý nghĩa của thời gian nằm trong ý nghĩa của công việc bạn làm.
Do vậy, đừng phí phạm thời gian và công sức vào những chuyện vặt vãnh. Hãy vươn tới những điều lớn lao! Hãy luôn ghi
nhớ: Bình minh của ngày hôm nay sẽ không bao giờ hé rạng lần thứ hai! Hãy hoàn thành công việc đúng tiến độ cũng như

cố gắng đúng giờ trong mọi cuộc hẹn. Đó là khởi đầu của mọi thành công.
Bây giờ, bạn hãy suy nghĩ về cách thức sử dụng thời gian của mình bằng cách liệt kê những hoạt động xảy ra trong ngày.
Hãy xem bạn đang sử dụng thời gian ra sao, đã phí phạm từng phút giây như thế nào và tìm cách chấm dứt sự phí phạm đó.
Hãy lên kế hoạch cho những hoạt động của mình, đồng thời, dành thời gian hoàn tất nó. Tôi tin rằng khi đó, bạn sẽ nhận
được rất nhiều món quà từ cuộc sống.
George Matthew Adams
Không gì là không thể - NXB Trẻ
Để thành công, không hẳn bạn cần phải có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, nhưng nhất thiết, bạn phải biết sử
dụng thường xuyên vốn kiến thức mà bạn có. Những người thành công đều hiểu rõ mình - không phải dựa trên những suy
luận tự có mà dựa trên những thói quen thường nhật. Do vậy, bạn nên tự liệt kê các hoạt động hằng ngày của mình để tìm
hiểu xem bạn đang sử dụng thời gian ra sao. Sau đây là một số câu hỏi quan trọng mà bạn nên đặc biệt chú ý:
- Bạn đang sử dụng thời gian ra sao?
- Bạn đã phí phạm bao nhiêu thời gian và phí phạm vào những việc gì?
- Làm sao để chấm dứt sự phí phạm này?

×