Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phát hiện, đánh giá và lưu giữ tốt KTBĐ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.36 KB, 11 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đang phát triển mạnh ở nước ta, đã mang lại những thành tựu lớn cho
việc xây dựng và phát triển đất nước. Và bên cạnh đó thì nền kiến thức bản địa của
các địa phương đang bị mai một dần.
Trong các xã hội công nghiệp hoá, dù nổi bật đến mức độ nào đi nữa thì kiến
thức chính thống theo nền tảng phương Tây cũng chỉ duy trì duy nhất một trong số
rất nhiều hệ thống kiến thức. Ở nhiều nước, hệ thống này tồn tại song song với các
hệ thống kiến thức bản địa không chính thức (kiến thức truyền thống, sinh thái hay
địa phương).
Thuật ngữ “kiến thức chính thống” (formal knowledge) dùng để chỉ những hệ
thống kiến thức phát triển phần lớn dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục phương
Tây. Đó là những kiến thức chuẩn vì nó được xác nhận trong những văn kiện,
những nguyên tắc, luật lệ, những quy định và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Ngược lại, khái niệm kiến thức bản địa hay kiến thức địa phương dùng để chỉ
những thành phần kiến thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian
dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên.
Tập hợp những hiểu biết, kiến thức và ý nghĩa này là một phần của tổng hòa văn
hoá bao gồm cả hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử
dụng tài nguyên, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan. Những kiến thức
này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc
sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn
nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của
môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức
không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi
được ghi chép lại.
Chính vì vậy hệ thống kiến thức bản địa đang bị mai một và cần phải được phát
hiện, duy trì, gìn giữ và phát triển để phù hợp với nền văn hóa của từng địa
phương. Với mục tiêu cao hơn là phát triển đất nước và con người một cách hài
hòa nhất và phù hợp nhất theo hoàn cảnh của từng địa phương cụ thể. Do đó tôi xin
trình bày vấn đề “Làm thế nào để phát hiện, đánh giá và lưu giữ tốt kiến thức


bản địa của người dân”.
I. MỤC TIÊU
- Nhằm phát hiện, tìm ra những kiến thức mới của các đồng bào dân tộc có ích
cho hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như: cách tạo ra giống mới, cách trồng
và chăm sóc cây trồng, chăn nuôi hay bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường… phù
hợp với địa phương đó.
- Từ việc tìm ra các kiến thức bản địa của người dân thì sẽ bảo vệ, lưu giữ và
phát huy các kiến thức đó để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm
nghèo cho người dân đồng thời là bảo vệ môi trường sinh thái tại cộng đồng đó.
- Để cho kiến thức bản địa đi kèm với kiến thức khoa học sao cho phù hợp và
hiệu quả nhất để phát triển cộng đồng địa phương thông qua các chương trình, dự
án từ các tổ chức Chính Phủ và phi chính phủ tiếp cận được với người dân.
- Để kiến thức bản địa không bị mất đi hay mai một theo thời gian vì nó là
những kiến thức phù hợp với cộng đồng đó và mang bản sắc văn hóa của địa
phương đó.
II. NỘI DUNG
1. Một Số Khái Niệm Về Kiến Thức Bản Địa.
Theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (1988), Kiến thức bản địa là hệ thống
kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực nào đó,
nó tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định với sự đóng góp của mọi
thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định.
Kiến thức bản địa – theo cách định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới
WIPO (World Intelectual Properirty Organization) là: tập quán, kinh nghiệm có từ
lâu đời của một vùng/cộng đồng nào đó. Nó cũng bao gồm các kiến thức, các bài
dạy-học của các cộng đồng.
Tổ chức UNESCO đã định nghĩa: Tri thức truyền thống (Traditional
knowledge) hay kiến thức địa phương bao gồm các kiến thức bản địa liên quan đến
kiến thức, sáng kiến, kỹ năng và các hoạt động của người dân bản địa và các cộng
đồng địa phương, những người đã phát triển, đã lưu truyền những kiến thức đó bên
ngoài hệ thống giáo dục chính thức. Những kiến thức truyền thống gắn liền với nền

văn hoá lâu đời và là đặc thù riêng của từng làng, từng xã, từng địa phương cụ thể.
Đó là cơ sở để cộng đồng có những quyết định đảm bảo an toàn lương thực, đảm
bảo sức khoẻ cho chính mình cũng như vật nuôi; để giáo dục và quản lý thiên
nhiên
Kiến thức bản địa (Indigennouse knowledge) hay còn được gọi là kiến thức
truyền thống (Traditional knowledge) hay kiến thức địa phương (local knowledge).
Mặc dù có sự khác biệt về tên gọi và một số nhà nghiên cứu cũng có sự phân biệt
các thuật ngữ trên. Nhưng về mặt cơ bản chúng đồng nghĩa và đều nói về kiến thức
mà người dân địa phương có được thông qua kinh nghiệm và truyền từ đời này qua
đời khác tại địa phương đó.
2. Tầm Quan Trọng Của Kiến Thức Bản Địa.
Kiến thức bản địa đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải
quyết các vấn đề của địa phương. Trong những năm gần đây, các nước đang phát
triển cung cấp ngày càng nhiều thông tin về vai trò của kiến thức bản địa trong
nhiều lĩnh vực tại các quốc gia phía Nam bán cầu như: nông nghiệp (kỹ thuật xen
canh, chăn nuôi, quản lý sâu bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi,
chọn giống cây trồng);sinh học (thực vật học, kỹ thuật nuôi cá); chăm sóc sức khoẻ
con người (bằng các phương thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên
thiên nhiên (bảo vệ đất, thuỷ lợi và các hình thức quản lý nước khác); giáo dục
(kiến thức truyền miệng, các ngôn ngữ địa phương) và xoá đói giảm nghèo nói
chung.
Kết quả của dòng thông tin lớn mạnh đó là các học giả, những nhà hoạch định
chính sách và những người đang hoạt động trên lĩnh vực phát triển ngày càng quan
tâm đến kiến thức bản địa. Hơn hai thập kỷ trước, họ đã thiết lập mối quan hệ giữa
kiến thức bản địa và khoa học, và thừa nhận tính hợp lý của kiến thức bản địa đối
với hệ thống giáo dục và các vấn đề phát triển.
Hơn nữa, kiến thức bản địa đã đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực
liên quan đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật
dân tộc học hiện đại.
Nghiên cứu tiến hành tại nhiều vùng khác nhau của châu Á nhằm tìm ra

những khó khăn cản trở cộng đồng bản địa tham gia hệ thống giáo dục trung học
và phổ thông chính quy đã đưa ra cách nhìn mới đúng đắn hơn, góp phần xây dựng
một chương trình và phương pháp giảng dạy mới. Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và
Inđônêxia đều đang phát triển các chương trình giảng dạy và phương pháp tiếp cận
mới, truyền đạt kiến thức nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu hệ thống kiến thức địa
phương.

Sự quan tâm ngày càng lớn đến kiến thức bản địa được thể hiện rõ trong những báo
cáo của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nhiều quốc gia.Các tổ chức này
cũng như các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lao động
Thế giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) và
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều thừa nhận rõ ràng vềnhững đóng góp của
kiến thức bản địa trong phát triển bền vững. Kết quả là một số chính phủ của các
quốc gia như Uganda, Nam Phi và Philippin cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng
lớn đến kiến thức bản địa trong các chính sách và chương trình của mình.

3. Phát Hiện, Đánh Giá Và Lưu Giữ Tốt Kiến Thức Bản Địa Của Người Dân.
a. Phương pháp phát hiện tốt kiến thức bản địa:
Nhận thức về giá trị của kiến thức bản địa, đặc biệt là khả năng đóng góp của
nó vào phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo, đang dần được nâng cao ngay
tại thời điểm mà những kiến thức này đang trong tình trạng bị đe doạ ở mức chưa
từng có từ trước đến nay. Và trong khi mối quan hệ giữa kiến thức bản địa và khoa
học đang được thiết lập thì vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi quan trọng. Ai sở hữu
những kiến thức bản địa và ai có thể sử dụng chúng? Ai quyết định việc sử dụng
những kiến thức đó như thế nào, cho mục đích gì? Những người sở hữu kiến thức
bản địa được hưởng những lợi ích gì?… Sau đây là các phương pháp để phát hiện
kiến thức bản địa của người dân địa phương (sử dụng các công cụ của PRA):
 Thu thập các tài liệu, số liệu hiện có về các nghiên cứu, đề tài, dự án đã
nghiên cứu về kiến thức bản địa tại địa phương này kết hợp quan sát thực
địa.

Việc thu thập tài liệu có thể thông qua 2 con đường chính:
 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, internet,

 Làm việc trực tiếp với chính quyền cơ sở tại xã và huyện của địa
phương đó, nhờ họ giúp đỡ. Chú ý thông tin lấy tại đây cần có sự kiểm
tra chéo để xác thực thông tin.
 Thảo luận trao đổi với các cơ quan và tổ chức có liên quan về kiến thức bản
địa hiện cộng đồng đang có.
 Khi tiến hành tiếp cận với địa phương, ban đầu phải có buổi tiếp cận,
làm việc và xin ý kiến giúp đỡ từ chính quyền địa phương (cơ bản từ
cấp xã) để có bước đi ban đầu về xác định kiến thức bản địa trong địa
phương.
 Thông qua buổi thảo luận chúng ta có thể biết được sơ bộ về một số
loại kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi và quản lý tài nguyên thiên
nhiên của cộng đồng đó.
 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn bán định hướng
kết hợp với khảo sát hiện trường để biết loại kiến thức bản địa mà địa
phương sở hữu.
 Tại mỗi bản/làng cần có 7-10 cộng tác viên có kinh nghiệm trong sản
xuất được mời tham gia thảo luận. Một số công cụ như: lược sử sử
dụng tài nguyên rừng, phân tích lịch mùa vụ, phân tích thuận lợi, khó
khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích
thông tin.
 Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào xác định và phân tích
các kiến thức bản địa có liên quan đến vấn đề kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Kiến thức bản địa của địa phương là kiến thức chỉ có duy nhất ở địa phương
đó và chỉ phù hợp nhất đối với địa phương đó. Vì vậy ta có thể xác định nó thông
qua quá trình xác định và phân tích loại kiến thức bản địa đó ở cộng đồng đó.
b. Phương pháp đánh giá tốt kiến thức bản địa.

Khác với kiến thức hàn lâm (Academic knowledge), những kiến thức được
hình thành chủ yếu bởi các nhà thông thái, được hệ thống hóa và truyền lại qua
sách vở. Các kiến thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi
người dân trong cộng đồng, được hoàn thành dần dần và truyền thụ lại cho các thế
hệ tiếp sau bằng truyền khẩu trong gia đình, trong thôn bản hoặc thể hiện trong ca
hát, ngạn ngữ, trường ca, tập tục… Vì vậy việc đánh giá kiến thức bản địa tốt hay
không thông qua các yếu tố sau:
 Tính phù hợp: Kiến thức bản địa đó có phù hợp với điều kiện về địa hình,
thời tiết, văn hóa, tín ngưỡng, tập tục sản xuất của địa phương đó hay
không? Nếu phù hợp là tốt.
 Tính kinh tế của kiến thức bản địa đó: Các kiến thức mà người dân áp
dụng vào sản xuất đó có đem lại năng suất cao hơn không, giá trị kinh tế
cao hơn các phương pháp khác hay không?
 Tính địa điểm và thời vụ: mỗi kiến thức đều áp dụng vào một thời điểm và
một địa phương nhất định. Nếu áp dụng không đúng lúc, không đúng nơi
nó sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Ví dụ: Kiến thức: Kĩ thuật thiết kế chiếc Cày của người Mèo:
Cày của người Mèo có thể cày sâu được 20cm đất ở đất dốc, có nhiều sỏi, đá.
Trong khi đó nếu ở đồng bằng thì thật là lạc hậu nếu dùng Cày để cày ruộng,
thay vào đó ta dùng máy. Nhưng ở điều kiện đất đồi núi dốc thì điều đó thật là
mở tưởng. Lúc này Cày tay là công cụ duy nhất hiện nay. Cày Mèo vừa phát
huy độ tiện dụng lại vừa có năng suất cao hơn các loại cày (sử dụng gia súc
kéo) của nơi khác. Lại vừa phù hợp với tập tục canh tác của người Mèo.
Việc đánh giá kiến thức bản địa được thực hiện thông qua quá trình lao động, so
sánh và đúc rút thì kinh nghiệm thực tế rùi truyền lại cho con cháu trong gia đình.
Nếu không có sự tìm hiểu và phân tích thì người ngoài cộng đồng sẽ khó có thể
biết được.
c. Phương pháp lưu giữ tốt kiến thức bản địa.
Kiến thức bản địa là những kinh nghiệm sản xuất, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên môi trường quý báu mà cha ông để lại cho thế hệ con cháu. Nó là những kiến

thức đã được tích lũy và sử dụng nhiều đời ở các địa phương. Ngày nay nó bị kiến
thức hàn lâm làm cho mai một dần. Nhưng nó vẫn còn nhiều giá trị vì nó phù hợp
với tập tục canh tác, tín ngưỡng, văn hóa của địa phương đó. Vì vậy kiến thức bản
địa cần được lưu giữ và bảo vệ. Nhưng đó là những kiến thức tốt đẹp phải phù hợp
với luật pháp nhà nước, văn hóa của địa phương đó. Vấn đề lưu giữ kiến thức bản
địa hiện gặp nhiều khó khăn do người ngoài địa phương đó khó nắm bắt được vì nó
mang tính cá nhân (như bài thuốc quý, kinh nghiệm gia truyền…) hay cộng đồng
riêng biệt. Một số người dân sợ nó sẽ bị sao chép sẽ làm mất “tuyệt mật gia
truyền”.
Theo tôi cái quan trọng nhất, thiết nghĩ, vẫn là lòng tin của những người nắm
giữ các kiến thức bản địa, để họ chia sẻ kinh nghiệm quý báu của cha ông. Đó cũng
là một cách lưu giữ và truyền lại những gì đã có trong dân gian từ xa xưa.
Với kiến thức về cây thuốc thì chúng ta có thể xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu
giữ các bài thuốc gia truyền của người dân bản địa, khi cần đến thì chỉ cần tra cứu
trong máy tính là tìm ra ngay các bài thuốc đã đăng ký. Tuy nhiên, cũng cần công
bố sao cho vừa bảo đảm quyền sở hữu nhưng lại vừa bảo đảm rằng người khác
không thể ăn cắp.
Với sự phát triển như ngày nay thì kiến thức bản địa vẫn rất quan trọng đối với
những nhà phát triển cộng đồng miền núi. Họ cần nắm bắt được thông tin về địa
phương đó. Lúc này cần đến kiến thức bản địa. Vậy việc lưu giữ kiến thức bản địa
của mỗi cộng đồng nên được đăng thành sách để cho mọi người đều được biết tới
nó và ứng dụng nó nếu có thể. Để từ đó các cộng đồng có thể chia sẻ cho nhau và
rút kinh nghiệm trong sản xuất. Đó là một quan điểm của cá nhân tôi.
Ngoài ra đối với mỗi làng bản đều có nhà văn hóa thôn bản, và ở đó người lớn
tuổi có thể truyền lại cho thế hệ trẻ những kiến thức mà cha ông đã dạy. Và hàng
năm cả làng, bản nên có tổ chức ngày “Trao đổi kinh nghiệm sản xuất” cho người
dân. Với sự giúp đỡ của những già làng, người có kinh nghiệm sản xuất giỏi. Để
từ đó lưu giữ được kiến thức bản địa tại địa phương đó.
III. KẾT LUẬN
Hiện nay với sự phát triển của thế giới, tuy nhiên kiến thức bản địa cũng đóng

góp một phần vào sự thành công trong quá trình phát triển chung con người. Việc
nhiều dự án lâm nghiệp, nông nghiệp, phát triển miền núi bị thất bại ở nhiều quốc
gia là do còn chưa đề cao vai trò của kiến thức bản địa. Để từ đó cho ta có thể thấy
vai trò của kiến thức bản địa là rất cần thiết. Bởi thế việc phát hiện, đánh giá và lưu
giữ kiến thức bản địa là điều hết sức cần thiết.
Việc phát hiện, đánh giá và lưu giữ kiến thức bản địa chỉ thực sự thành công
khi có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, đồng thời có sự phối hợp
giữa các bên liên quan và các ngành chức năng, nhất là tại địa phương.
Hi vọng rằng những thông tin về kiến thức bản địa trên sẽ gợi những suy nghĩ
sâu sắc hơn về vấn đề này cũng như mở ra một tương lai phát triển và những nhìn
nhận đúng đắn hơn về kiến thức bản địa.

×