Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Biết cách sơ cứu, phỏng sẽ nhẹ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.38 KB, 5 trang )

Biết cách sơ cứu, phỏng sẽ nhẹ
Rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra gần đây, tổn thất
sức khoẻ lẽ ra ít nghiêm trọng hơn nếu nạn nhân
được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Nhân viên y tế cũng
sơ cứu… sai
Mỗi năm, viện Bỏng
quốc gia tiếp nhận
khoảng 5.000 ca điều
trị nội trú và 1.000 ca
ngoại trú. Trung bình
một ngày có hàng
chục ca phỏng với
nhiều nguyên nhân:
phỏng lửa, nước sôi,
xăng, điện, gas, cồn,… Trong đó phỏng nước sôi
chiếm đông nhất, kế đến là lửa, điện… Nhiều trường
hợp vĩnh viễn mất đi đôi chân chỉ vì trèo cột điện bắt

Bên cạnh kiến thức phòng
cháy chữa cháy, kỹ năng sơ
cứu phỏng cũng là điều mà
mỗi người dân nên biết. Ảnh:
Tràng Dương
chim, thả diều bị điện giật. Thủ phạm gây phỏng đôi
khi lại chỉ là một cái phích trên bàn nước, một bát
nước canh nóng hay thậm chí khi đang nướng mực
bằng cồn. Trong số những trường hợp cấp cứu có đến
một nửa là trẻ em (đa số từ 1 – 5 tuổi) gặp nạn do sự
bất cẩn của người lớn.
Không chỉ người dân ở vùng sâu vùng xa, do điều


kiện sinh hoạt còn thấp, trình độ dân trí chưa cao nên
mù mờ về phỏng mà ngay cả những người có học
thức cũng thiếu những kiến thức sơ đẳng về sơ cứu
phỏng. Đáng nói hơn, qua một số vụ hoả hoạn gần
đây còn cho thấy nhiều nhân viên y tế tuyến dưới, do
không được đào tạo bài bản, chỉ được hướng dẫn rất
ít về sơ cứu phỏng nên cũng tỏ ra lúng túng, không
biết xử lý thế nào khi vào cuộc, dẫn đến các động tác
sơ cứu sai.
Làm nguội bằng nước mát, sạch
Tuỳ trường hợp phỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau.
Cách tốt nhất là dùng nước mát trắng sạch làm nguội
vùng da thịt bị phỏng. Nước mát trắng sạch vừa có
tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm
nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
Kem đánh răng, mỡ trăn làm phỏng nặng hơn
Khi xảy ra phỏng, người nhà nạn nhân rất hay tuỳ
tiện sử dụng những kinh nghiệm chữa phỏng dân gian
như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi
bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn
ao, vôi bột, có trường hợp còn xát cả muối hột vào
vết bỏng… Thực tế điều trị cho thấy những cách
chữa phỏng này chẳng những không giảm bớt mà còn
làm nặng thêm, vì vậy cần phải hết sức tránh làm
theo.
Phỏng nước sôi: khi sơ cứu không cởi bỏ quần áo vì
có thể dẫn tới lột da vùng bị phỏng mà ngâm ngay
phần cơ thể bị phỏng vào nước lạnh sạch trong thời
gian từ 15 – 20 phút (không dùng nước đá để làm mát
vết phỏng). Sau đó băng nhẹ vết phỏng bằng gạc đã

vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn
nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất
kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết phỏng.
Phỏng do lửa cháy: dùng nước hoặc cát dập tắt lửa
hoặc có thể dùng áo khoác, chăn, vải bọc kín chỗ
đang cháy để dập lửa (tuyệt đối không dùng vải nhựa,
nilông). Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị
thấm nước nóng, dầu hay các dung dịch hoá chất.
Bọc vùng phỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Các
bước tiếp theo làm tương tự như phỏng nước sôi.
Phỏng do điện giật: không vận chuyển nạn nhân đi
cấp cứu ngay. Nguyên tắc sơ cứu là sau khi tách nạn
nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay
tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân
tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.
Do mất nước qua vết phỏng, rối loạn vi tuần hoàn
(giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân phỏng rất
dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh
càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước, đặc biệt
những nước khoáng, muối… Cấp cứu phỏng tuy đơn
giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt.
Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều
biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca
phỏng nếu được giữ sạch, sẽ lành tự nhiên

×