Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

to chuc su kien doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.79 KB, 5 trang )

5 bí quyết để chuẩn bị tốt khi lập kế hoạch
cho sự kiện
Đăng bởi MAR3K6 vào lúc 12:28 08/04/2011 trong mục
marketing-events | 0 Comments
Lập kế hoạch cho một sự kiện - đặc biệt là những sự
kiện lớn và dài ngày - có thể rất khó khăn. Làm thế nào
để mọi thứ đều hoàn hảo từ những quyết định quan
trọng tới các chi tiết nhỏ nhất. Trong tổ chức sự kiện,
mọi vấn đề có giải pháp riêng của nó, sau một sự kiện
bạn có thể rút ra bài học để áp dụng cho các sự kiện
tiếp theo. Đây là năm bí quyết để tránh rắc rối khi
chuẩn bị cho một sự kiện.
1. Không bị rối trong những chi tiết nhỏ nhặt
Đi quá sâu vào chi tiết hoàn toàn có thể làm bạn bị chệch
hướng công việc. Các sự kiện càng lớn, càng dễ làm bạn
cảm thấy quá tải với các chi tiết nhỏ nhặt, đừng lãng phí
thời gian quý báu của mình, bạn nên đầu tư nó vào các vấn
đề trọng tâm và mang tính chất tổng thể.
Ví dụ, trong khi lập kế hoạch cho sự kiện của mình, bạn chỉ
cần tập trung vào chủ đề và màu sắc chủ đạo, đừng quan
tâm đến cách trang trí cụ thể. Phác thảo sơ qua các menu,
chúng cần đáp ứng những điều kiện cơ bản gì thay vì tìm
kiếm, lựa chọn từng món ăn. Dự trù một ngân sách chung
với từng khoản mục lớn mà không cần tính toán chi li chi
phí cho từng vật dụng. Lên một danh sách các sự kiện quan
trọng để theo dõi tiến trình tổ chức(đã ký hợp đồng với
những nhà cung cấp nào, giấy mời đã được gửi đi chưa,địa
điểm đã được thuê chưa vv.)
Đừng lên kế hoạch thời gian cho mỗi một hoạt động nhỏ,
nếu không bạn sẽ tiêu tốn hết thời gian của mình mà không
chắc là mọi việc sẽ được hoàn thành . Hãy nhớ rằng bạn


không thể hoạt động hiệu quả nếu bị căng thẳng nghiêm
trọng , hãy giữ cho mình luôn ở trong trạng thái sáng suốt
và tràn đầy năng lượng. Bạn đang chịu trách nhiệm để sự
kiện diễn ra một cách trơn tru và thành công, đưa ra các
quyết định quan trọng chứ không phải là đi lo nên in tấm
băng-rôn với chữ hoa hay chữ thường.Những công việc đó
sẽ giao cho người khác, mỗi người có một mảng công việc
riêng của mình để chịu trách nhiệm về nó. Bạn cũng nên
xem xét sự cần thiết để có một người giúp bạn quản lý lịch
trình công việc, một tình nguyện viên hay một nhân viên
tạm thời , việc này sẽ bảo đảm bạn không bỏ sót sự kiện
quan trọng nào.
2. Chú tâm đến F&B - Làm hài lòng khách mời
Sự kiện lớn, chuyên nghiệp thì khách mời cần được phục
vụ một cách tốt nhất. Dịch vụ ăn uống bao gồm cả thực
phẩm và quầy bar phục vụ đồ uống. Khi bạn chọn người
cung cấp, hãy chắc chắn bạn có một hợp đồng bằng văn
bản xác định cụ thể menu nào được sử dụng, thiết lập quầy
bar như thế nào, chi phí từng khoản, có một lịch trình cụ
thể,món nào được phục vụ trước,tiệc bắt đầu từ mấy giờ
đến mấy giờ, các tiêu chuẩn cụ thể tương ứng với số tiền
mà bạn phải trả. Nếu người cung cấp không đáp ứng được
trong buổi tiệc, bạn không bắt buộc phải trả số tiền đã đồng
ý trong hợp đồng.
Hãy nhớ rằng khách mời không biết bên cung cấp dịch vụ
cho bạn là ai. Nếu thực đơn không ngon, trình bày không
được hấp dẫn, khu phục vụ đồ uống không hoạt động tốt,
điều đó sẽ để lại ấn tượng xấu về bạn, không phải là nhà
cung cấp. Hãy chắc chắn người cung cấp của bạn có trách
nhiệm và bạn đã kiểm tra kĩ các dịch vụ cam kết trước khi

ký hợp đồng. Uy tín của bạn phụ thuộc vào nó.
3. Có hợp đồng rõ ràng trong mọi việc
Hầu hết mọi khâu của công tác tổ chức sự kiện phải được
ghi trong hợp đồng. Không có vấn đề gì có thể bỏ qua - dù
là khăn trải bàn hay khăn ăn, giải trí, dịch vụ vệ sinh, cơ sở
vật chất, chỗ ngồi – hãy chắc chắn rằng bạn có một văn bản
thỏa thuận với nhà cung cấp của bạn, xác định rõ ràng
những gì bạn đang phải trả tiền để có được, những gì bạn
mong đợi từ họ, và thời gian chính xác họ sẽ cung cấp hàng
hoá, dịch vụ cho bạn. Các văn bản cam kết này sẽ cho bạn
một cơ sở rõ ràng để từ đó đánh giá chất lượng hoạt động
của họ sau này.
Giải quyết mọi việc chỉ với một cái bắt tay thân thiện rồi sẽ
đem đến cho bạn sự thất vọng và các chi phí phát sinh. Nếu
không có một thỏa thuận bằng văn bản, nhà cung cấp dịch
vụ của bạn có thể tăng số lượng không cần thiết hoặc thay
đổi giá cả vào phút chót. Nếu điều tồi tệ nhất xảy ra,như có
sự tranh cãi, vỡ sự kiện vì khâu nào đó thì hợp đồng sẽ là
cơ sở để giải quyết nếu có kiện cáo về các khoản phải thanh
toán.
4.Tiết kiệm ngân sách
Hãy chắc chắn rằng bạn có một ngân sách rõ ràng cho sự
kiện của mình. Nếu bạn đang tổ chức sự kiện cho một
khách hàng nào đó, họ sẽ cung cấp cho bạn cơ sở để dự trù
ngân sách. Dĩ nhiên, họ sẽ hài lòng nếu bạn tiết kiệm được
chi phí tổ chức. Bạn nên có trong đầu số tiền tối thiểu và tối
đa mà bạn có thể chi tiêu.Không có một cơ sở lý thuyết nào
để biết khoản tiền cần tiêu tốn cho từng loại sự kiện, vì vậy
bạn cần xây dựng ngân sách một cách linh hoạt. Bạn có thể
không thay đổi được nhiều về chi phí cơ bản, nhưng bạn có

thể lựa chọn những menu tiết kiệm trong ăn uống, thương
lượng để có dịch vụ giải trí với giá cả phải chăng, mua đồ
trang trí, vật tư khác từ một cửa hàng giảm giá hàng loạt.
Tất cả điều này sẽ đem lại cho bạn số tiền lớn nhất mà bạn
có thể thu được.
5.Đừng vội nghỉ ngơi
Để tổ chức một sự kiện thành công, bạn nên đặt hàng trước
các dich vụ với nhà cung cấp tại thời điểm sớm nhất có thể.
Điều này giúp giảm bớt mức độ căng thẳng của công việc
vào giai đoạn cuối. Nó cũng đảm bảo rằng hàng hóa và
dịch vụ bạn có là tốt nhất với một chi phí hợp lý. Nhưng
đôi khi, việc thấy mọi thứ đang diễn ra rất tốt trước sự kiện,
lại là sự cám dỗ để ngồi lại và nghỉ ngơi một chút. Phải cẩn
thận – ngay thời điểm bạn nghĩ rằng rất an toàn để nghỉ
ngơi thì mọi việc có thể đổ vỡ.
Hãy bảo đảm kế hoạch diễn ra đúng tiến độ bằng cách kiểm
tra công việc của mọi người trong ekip của bạn, hỏi về
những khó khăn và cung cấp hướng giải quyết cho họ.
Đừng để những rắc rối chờ đến ngày mai mới giải quyết, nó
có thể trở thành vấn đề lớn hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và
tiền bạc hơn để sữa chữa so với thời điểm hiện tại. Hãy dự
trù trước những rắc rối có thể xảy ra, nếu không, bạn sẽ ở
trong tình trạng khủng hoảng với nguồn lực hạn chế và chỉ
có một vài sự lựa chọn khi gặp khó khăn. Hãy để nó đến
như một phần trong kế hoạch của bạn chứ không phải là sự
kiện bất khả kháng.
Thời gian để giảm nhịp độ công việc và thư giãn thường là
ngày diễn ra sự kiện. Bạn đã thực hiện công việc của mình,
và mọi việc đang diễn ra suôn sẻ theo đúng trình tự của nó.
Bạn có thể thư giãn và tận hưởng sự kiện này bởi vì bạn đã

bỏ công sức rất nhiều trong việc chuẩn bị trước đó.
Trên đây là một số bí quyết bạn cần nắm để chuẩn bị trước
một sự kiện và giúp sự kiện diễn ra suôn sẻ. Hãy tham khảo
và áp dụng cho việc lên kế hoạch của bạn nhé!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×