Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

nâng cao hiệu quả tuyên truyền an toàn giao thông của tỉnh Nghệ An năm 2011 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.86 KB, 16 trang )

Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền giáo dục an toàn
giao thông của tỉnh Nghệ An trong năm 2011.
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời gian về thực tập nghiệp vụ ở ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An
bản thân đã học hiểu thêm về hoạt động công tác tư tưởng trên thực tiến nó
diến ra như thế nào. Nắm bắt tư tưởng của người dân và làm giải quyết
những vẫn đề gây ra tư tưởng bức xúc và nâng cao niềm tin với chế độ. Và
các hình thái của công tác tư tưởng trong thực tế diễn ra với nhiều hình
thức và đa dạng, phong phú. Công tác lý luận, tuyên truyền và cổ động diễn
ra phối hợp với nhau để tao được hiệu quả tối đa trong hoạt động công tác
tư tưởng trong tỉnh Nghê An. Hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông
ở tỉnh đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm song hiệu quả còn chưa
thật sự tạo được hiệu quả cao đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hoạt động
tuyên truyền an toàn giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông vào những
hậu quả của tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra
những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là
vấn đề nổi cộm, gây bức xúc về mặt xã hội. Làm sao để giảm thiểu các vụ
tại nạn giao thông xảy ra hàng ngày đó là một câu hỏi đặt ra cho mọi người
mọi nhà trong tình hình hiện nay. Khi mà hàng ngày ai cũng phải ra đường
và thường xuyên đối mặt với nhưng rủi ro luôn đặt ra cho mọi người khi
tham gia giao thông. Không ai có thể lường trước được nhưng bất trắc sẽ
đến với mình. Số người chết và và chịu hậu quả thương tật do tai nạn giao
thông ngày càng gia tăng với con số khiếp khủng, nó làm cho mọi người sợ
hãi. Thực tế là như vậy nhưng ý thức của mọi người khi tham gia giao
thông hâu như vô cảm với việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Ở Nghệ An cũng như các địa phương khác của cả nước tình trạng tai
nạn giao thông xảy ra thường xuyên. Hầu như ngày nào cũng có các cả cấp
cứu vì tai nạn giao thông và cướp đi bao sinh mạng của người dân. Nếu
chúng ta đến các bệnh viện huyện hay bệnh viện tỉnh vào thời gian 18h đến


21h hằng ngày chúng ta có thể bắt gặp từ 5 đến 10 ca cấp cứu do tai nạn
giao thông. Những con số về tai nạn giao thông trên toàn tỉnh Nghệ An
1
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
luôn được phòng cảnh sát giao thông tỉnh Nghệ An và đài truyền hình tỉnh
đưa tin hàng ngày vào các chương trình thời sự.
Các chương trình tuyên truyền nâng cao hiểu biết về luật giao thông
và giữ gìn trật tự giao thông được các ban Tuyên giao và các cơ quan chức
năng liên tục thực hiện song hiệu quả chưa cao. Thể hiện qua số vụ tai nạn
giao thông và vi phạm luật giao thông hàng ngày.
Do vậy, để giảm tỷ lệ tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi cấp ủy, chính
quyền tỉnh Nghệ An cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tuyên
truyền về an toàn giao thông đề phần nào đó giảm thiểu hậu quả, tác hại
của các vụ tai nạn, vi phạm an toàn giao thông cho người dân, qua đó nâng
cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, đồng thời kêu gọi các
tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều có trách nhiệm
giữ gìn trật tự an toàn giao thông
2
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
PHẦN NỘI DUNG
Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An là tỉnh miền trung, nằm ở tọa độ địa lý
1805' đến 2001' vĩ độ Bắc, 10305' 20" đến 105026'20" kinh độ Ðông, cách
thủ đô Hà Nội 300km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 16.487 km2, chiếm
5,01% diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên
địa bàn là quốc lộ 7, 46, 48, 15; có đường sắt dài 124 km; có 1 sân bay, một
cảng biển và 2 cửa khẩu quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Hệ thống sông ngòi chính gồm sông Cả, sông Hiếu và sông Con với
tổng chiều dài gần 900km.
Ðịa hình: Do nằm ở phía Ðông Bắc dãy Trường Sơn nên có địa hình
đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi và sông suối.

Vùng miền núi chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, còn lại vùng đồng bằng trung
du. Ðiểm cao nhất cao 2.711 m so với mặt nước biển ở huyện Kỳ Sơn;
điểm thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên
Thành cao khoảng 0,2 m so với mặt nước biển.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió
Lào. Mưa bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1.200mm đến 1.600mm. Tần suất lũ quét 0,6%
đến 2,6%, 100 năm xảy từ 1 á 3 lần. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá
thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 230C đến 240C, nhiệt độ cao nhất 42,70C xảy ra năm 1996, tháng
lạnh nhất là tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Tuần suất sương muối thường
xảy ra vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Nghệ An
có 2.858.748 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh là
1.503.385 người, chiếm 52,58% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có khoảng 20
dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Kinh có 2.477.332 người, chiếm
86,65%. Các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Thái có 269.491 người,
chiếm 9,42%; dân tộc Thổ có 56.345 người, chiếm 1,97%; dân tộc Khơ Mú
có 27.014 người, chiếm 0,94%; dân tộc Mông có 20.045 người, chiếm
0,91%; dân tộc Mường có 532 người, chiếm 0,018%; các dân tộc khác
chiếm 0,092%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học
cho 10 huyện với 215 xã, đạt 90%. Tỷ lệ người biết chữ 80% trong độ tuổi
(35 tuổi) ở 10 huyện miền núi. Số lượng học sinh 10 huyện miền núi là
314.420 em. Số học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 36%. Số giáo viên
toàn tỉnh có 35 nghìn người trong đó giáo viên là người dân tộc thiểu số
chiếm hơn 10%.
3
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
Số thầy thuốc toàn tỉnh có 2.395 người, bình quân toàn tỉnh mới chỉ

đạt 2,8 bác sỹ/ vạn dân. Ở vùng miền núi chỉ mới có 1,8 bác sỹ/vạn dân.
Trong tổng số thầy thuốc thì bác sỹ có 871 người, trong đó bác sỹ là người
dân tộc thiểu số có 59 người.
Tỉnh Nghệ An có 1.648.728 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 195.944 ha, chiếm 11,88%; diện tích đất lâm nghiệp
có rừng là 685.504 ha, chiếm 41,57%; diện tích đất chuyên dùng là 59.221
ha, chiếm 3,59%; diện tích đất ở là 14.893 ha, chiếm 0,90%; diện tích đất
chưa sử dụng và sông suối là 693.166 ha, chiếm 42,04%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 142.333
ha, chiếm 72,63%, riêng đất lúa chiếm 22,4% gieo trồng được 2 vụ; diện
tích đất trồng cây lâu năm là 12.401 ha, chiếm 6,32%.
Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 511.456 ha, chiếm
43,5% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là
4.634 ha.
Tính đến năm 2002, tỉnh Nghệ An có 697.057 ha rừng, trong đó, diện
tích rừng tự nhiên là 630.457 ha, diện tích rừng trồng là 66.600 ha. Tổng
trữ lượng gỗ tính đến năm 2002, toàn tỉnh có trên 50 triệu m3 gồm nhiều
loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến ngoài ra còn có
hàng tỷ cây tre, nứa, mét và có 226 loài dược liệu quý.
Toàn tỉnh có 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quảng, nổi bật là
than, thiếc, bauxit, đá vôi, đất sét, sét xi măng
Khoáng sản nhiên liệu: Than mỡ ở mỏ than Khe Bố, sản lượng khai
thác hàng năm khoảng 30 - 40 ngàn tấn; than nâu ở mỏ than Việt Thái
(Nghĩa Ðàn) và mỏ Ðôn Phúc (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn.
Khoáng sản kim loại gồm có: Kim loại đen: Sắt ở Vân Trình - Nghi
Lộc và ở Võ Nguyên - Thanh Chương có trữ lượng khoảng 1,8 triệu tấn;
mangan ở Rú Thành - Hưng Nguyên có trữ lượng trên 200 nghìn tấn.
Kim loại màu quý hiếm: Thiếc ở Quỳ Hợp và Quế Phong có trữ
lượng khoảng 33 nghìn tấn; monarit ở Quỳ Hợp có trữ lượng C2 gần 3 triệu
tấn.

Khoáng sản phi kim: barit, caolin (Nghi Lộc), đá vôi (Anh Sơn,
Quỳnh Lưu).
Toàn tỉnh có 92km bờ biển với trên 267 loài cá sinh sống trong đó có
trên 62 loài kinh tế cao. Trữ lượng toàn bộ khoảng 83.000 tấn, trong đó cá
xa bờ khoảng 50.000 tấn; một số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chim,
cá thu, cá hồng
4
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
Ngoài ra, biển Nghệ An còn có 20 loài tôm với trữ lượng khoảng 600
tấn, phân bố ở bãi tôm huyện Quỳnh Lưu khoảng 300 tấn, bãi tôm huyện
Diễn Châu có khoảng 350 tấn
Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh có 7.009 km đường giao
thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 665 km, chiếm 9,48%,
trong đó có 560 km đường nhựa chiếm tỷ lệ 84%; đường do tỉnh quản lý
dài 344 km, chiếm 4,90%, trong đó có 152 km đường nhựa chiếm tỷ lệ
44%; đường do huyện và xã quản lý dài 6.000 km, chiếm 85,60%, kết cấu
phổ biến là mặt cấp phối tự nhiên và đường đất chiếm 87%, mặt nhựa
chiếm 13%, vùng miền núi có 1.398 km (đường nhựa và đá dăm dài
86km). Chất lượng đường giao thông nông thôn miền núi kém hơn so với
đường giao thông đồng bằng và trung du. Tính đến tháng 9 năm 2002 còn
15 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm 10 huyện miền núi.
Mạng lưới bưu chính viễn thông Ở 10 huyện miền núi có số lượng
bưu cục là 41 đơn vị, 15.716 cái điện thoại và 42 Fax, 141 bưu điện văn
hoá xã.
Mạng lưới điện quốc gia: Hiện đã có 9/10 huyện miền núi được hòa
mạng lưới điện quốc gia, hơn 70% số xã và 68% số hộ miền núi đã có điện
lưới sử dụng
Trong thời gian qua, tình hình an toang giao thông của tỉnh Nghệ An
có chiều hướng gia tăng về số vụ tại nạn và vi phạm hành lang an toàn giao
thông. Mặc dù tỉnh Nghệ an đã chỉ đạo các cấp, ngành triển khai nhiều giải

pháp đồng bộ đảm bảo ATGT, nhưng tình hình trật tự ATGT vẫn còn nhiều
diễn biến phức tạp.
Chỉ tính riêng trong tháng 9/2011 (tháng ATGT), tai nạn giao thông
trong tỉnh vẫn tăng trên cả 3 tiêu chí. Cụ thể, đã xảy ra 19 vụ, làm chết 23
người, bị thương 14 người.
Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề chính:
Ý thức chấp hành Luật giao thông của cán bộ, đảng viên và nhân dân
một số nơi còn yếu kém. Tình trạng lạng lách đánh võng của một số thanh
niên vẫn xảy ra ở một số địa phương. Mặc dù, số tiền phạt đối với tội lạng
lách đánh võng “lên đến 700000 và trịch thu phương tiện”. Hoặc tình trạng
phóng nhanh vượt ẩu không làm chủ được tốc độ gây ra tai nạn giao thông.
Mọi người đều hiểu và biết về hậu quả của tai nạn giao thông nhưng ý thực
chấp hành luật giao thông của người dân vẫn chưa cao. Trên các tuyến
đường có Công an giao thông kiểm soát thì mọi người chấp hành đội mũ
5
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
bảo hiểm nghiêm chỉnh nhưng trong các tuyến đường liên xã hay liên huyện
thì hầu như mọi người điều khiển xe máy đều không đội mũ bảo hiểm một
cách hiển nhiên. Nguy hiểm hơn đó là tình trạng một số thanh niên thiều
hiểu biết còn có thái độ thách thức với Công an giao thông. Tuyến đường 46
và 32 đi qua huyện Nghi Lộc một số đối tượng còn điều khiển xe máy ra
đường khiêu khích Công an giao thông và cảnh sát cơ động đóng trên đia
bàn. Sự thiếu hiểu biết của những thành phần này thật sự nguy hiểm và thể
hiện sự thiếu hiểu biết đòi hỏi có các hình thức can thiệp để chấm dứt tình
trạng này. Hâu như các vụ tai nạn xảy ra trên đia bàn trong thời gian qua
chủ yếu do chay quá tốc độ cho phép dẫn tới không làm chủ được tốc độ
hoặc các cá nhân điều khiển xe với nồng độ cồn vượt qua mức cho phép
dẫn tới tai nạn.
Công tác quản lý nhà nước về trật tự ATGT còn một số tồn tại, thiếu
sót, trách nhiệm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền chưa cao, còn khoán

trắng cho ngành Công an. Công tác tham mưu của các ngành chức năng
(Công an, Giao thông) còn chưa quyết liệt, việc xử lý các hành vi vi phạm
chưa nghiêm.
Sự xuống cấp của các tuyến đường chính của tỉnh Nghệ An như quốc
lộ 1A đoạn đi qua các huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu hay quốc lộ
7. Các đoạn đường này hầu hết đều đặt trong tình trạng xuống cấp nghiêm
trọng. Đây là các tuyến đường huyết mạch việc xuống cấp của các tuyến
đường này gây trở ngại cho nhân dân trên đia bàn. Mặc dù tình trạng xuống
cấp đã kéo dài song việc tu sửa các tuyến đường này còn chưa được thực
hiện hoặc đang tiền hành thì lại tiến hành chậm càng them gây cản trở cho
người dân thểm. Ví dụ quốc lộ 7 đoạn qua huyện Diễn Châu để đáp ứng
việc đi lại cho người dân và lưu thông qua Lào thì Sở giao thông đã tiến
hành tu sửa và mở rộng đoạn đường này. Thế nhưng việc tu sửa đoạn đượng
này đã diễn ra ròng rã 2 năm nay trong khi đoạn đường này chỉ khoảng
5km. Nếu đoạn đường này không có sự tu sửa của các cơ qua chức năng
chắc còn đễ đi hơn nhiều đó là những lời phản ánh của người dân địa
phương.
Để nâng cao hơn một bước về công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa
bàn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND tỉnh, Công an tỉnh
Nghệ An đã chủ động xây dựng kế hoạch số 212/KH-CAT-PV11 về kiểm
tra, xử lý các đối tượng điều khiển ô tô, mô tô, xe máy vi phạm pháp luật về
ATGT, mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép và thành lập 3 tổ công tác
đặc biệt nhằm lập lại trật tự ATGT.
Theo đó, 3 tổ công tác đặc biệt, mỗi tổ gồm: 3 cảnh sát giao thông, 4
cảnh sát hình sự và 3 cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự, 1 đồng chí
6
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
quay camera (trong đó có 2 cảnh sát giao thông và 2 cảnh sát cơ động mặc
thường phục).
Địa bàn tuần tra xử lý gồm TP Vinh, TX Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh

Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn và Hưng Nguyên. Các tổ công tác được trang bị
bộ đàm, xe mô tô công vụ và xe mô tô cá nhân (đối với lực lương hoá
trang). Ngoài ra các tổ cũng được trang bị công cụ hỗ trợ.
Tổ công tác đặc biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc góp phần lập
lại trật tự ATGT, trật tự đô thị, đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn
thành phố Vinh và các huyện phụ cận tỉnh Nghệ An.
Ngoài việc thực hiện các hình thức xử phạt đối với nhưng trường hợp
vi phạm để giảm thiểu tai nạn giao thông thì Công an Nghệ An còn thực
hiện các hình thức tuyên truyền để nâng cao
ý thức chấp hành luật giao thông và giảm
thiểu tai nạn giao thông cho nhân dân trên
đi bàn tỉnh trong năm qua. Những hoạt động
tuyên truyền diễn ra mạnh mẽ nhất là trong
tháng an toan giao thông.
Các hình thức tuyên truyền chủ yếu
như tuần hành để phát động tháng an toàn giao thông trên địa các tuyến
đường chính nhằm mục đích kêu gọi quần chúng nhân dân hưởng ứng
tháng an toàn giao thông. Các địa phương thực hiện tuần hành rầm rộ nhất
đó là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và huyện Quỳnh Lưu.
Điển hình là ở Thị trấn Cầu Giát huyện Quỳnh Lưu, để hưởng ứng
tháng an toàn giao thông trong tháng 9/2011, hơn 300 đoàn viên thanh
niên, học sinh ra quân hưởng ứng diễu hành trên các trục đường chính với
nhiều băng cờ, khẩu hiệu với chủ đề “Phòng chống uống rượu, bia đối với
người điều khiển phương tiện giao thông”. Các lực lượng tham gia tổ chức
diễu hành trên các trục đường chính.

Sau lễ ra quân, đã tiến hành giải toả những tụ điểm vi phạm trật tự
công cộng, lấn chiếm hành lang, lề đường, cản trở giao thông. Trong ngày
đầu tiên ra quân, Quỳnh Lưu đã huy động hơn 180 người thuộc nhiều lực
lượng tiến hành giải tỏa hành lang bị lấn chiếm. Đồng thời huy động 200

đoàn viên thanh niên, 500 học sinh Trung học cơ sở tiến hành vệ sinh môi
trường trên địa bàn trung tâm thị trấn Cầu Giát và xã Quỳnh Hồng.
7
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1

Diễu hành tuyên truyền Tháng ATGT
Kết quả đã phát quang 5.000m cây xanh che phủ tầm nhìn của
phương tiện trên các tuyến quốc lộ, tiến hành tháo dỡ 97 mái che, 38 ki-ốt,
thu 16 biển quảng cáo lấn chiếm lòng lề đường, 18 ô dù, lều bạt, xử lý 37
xe mô-tô vi phạm, tạm giữ 12 xe khác.
Công an huyện Quỳnh Lưu đã phối hợp với Liên hiệp ga Cầu Giát
triển khai thực hiện Tháng an toàn giao thông trên lĩnh vực đường sắt và
khu vực dân cư tại ga Giát, 100% cán bộ công nhân viên thuộc ngành
đường sắt tại khu ga ký cam kết không uống rượu bia trong giờ làm việc và
trước khi tham gia giao thông, giáo dục và vận động người thân cùng chấp
hành.
Đồng thời kiểm tra toàn tuyến hành lang ATGT đường sắt, hệ thống
đường ngang dân sinh, chỉ đạo các địa phương sớm khắc phục đảm bảo an
toàn chạy tàu, phát quang 2 km cây xanh che khuất tầm nhìn của lái tàu và
người đi đường.
Tiến hành kiểm tra một số gia đình có hoạt động đò ngang tại xã Tiến
Thuỷ, xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lập, kết hợp với Trạm Cảnh sát đường
sông lập biên bản giao cho chính quyền địa phương quản lý. Các xã đã lập
8
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
17 biên bản không cho các hộ dân này tự ý vận chuyển người, hàng hoá
trung chuyển trên sông, ven cửa lạch không đảm bảo an toàn.
Ngoài việc diễu hành để kêu gọi nhân dân cũng tham gia giữ gìn trận
tự an toàn giao thông thì Công an tỉnh Nghệ An còn tổ chức thì “tìm hiểu
an toàn giao thông đương bộ tại các trường học ở trên đia bàn toàn tỉnh.

Cuộc thi này chủ yếu tổ chức cho đối tượng là học sinh mà đặc biệt là đối
tượng học sinh THCS. Đối tượng học sinh THCS là một thành phần rất
quan trọng trong việc giữ gìn an toàn giao thông và sở dĩ chọn cấp THCS
vì đây là lứa tuổi mới một mình chủ động tham gia giao thông. Tuyên
truyền, giáo dục bây giờ sẽ tạo nền tảng tốt cho các em sau này. Hội thi tổ
chức từ rất sớm, từ cụm trường, huyện, cụm huyện để chọn ra 6 đơn vị
phòng giáo dục tốt nhất tham gia Hội thi chung kết.
Thực tế qua các cuộc thi và các hình thức văn hóa văn nghệ để tuyên
truyền an toàn giao thông thì qua đó nâng cao sự hiểu biết về an toàn giao
thông cho người xem và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông.
Ngoài ra, trên phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày còn đưa tin
về tình hình giao thông của tỉnh trong ngày. Qua các chương trình với các
con số có thật do phòng cảnh sát giao thông tỉnh cung cấp nhân dân có thể
nắm bắt được số lượng vụ tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy của các vụ
tai nạn giao thông, những trường hợp bị công an xử lý, trịch thu phương
tiện và nộp kho bạc nhà nước bao nhiêu. Từ những con số biết nói đó nhân
9
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
dân hiểu được việc cần thiết của giữ gìn an toàn giao thông là một việc làm
thiết thực và cần thiết đồi với mọi cá nhân và tập thể chữ không của riêng
ai.
Các hình thức tuyên truyền ta còn thấy đó là các khẩu hiệu biểu ngữ ở
các tuyến đường chính, ví dụ: “an toàn là bạn tai nạn là thù”, “làm chủ tốc
độ để phòng tránh tai nạn giao thông”, “tai nạn giao thông là hiểm họa của
mọi nhà”… không chỉ có những khẩu hiệu kêu gọi mọi người cùng giữ gìn
an toàn giao thông mà còn nhưng khẩu hiệu về các hình phạp đối với việc
vi phạm luật giao thông, điển hình như: “lạng lách đánh võng sẽ bị phạt
đến 700000”. Những khẩu hiệu này đánh vào tâm lý của người dân, để
người dân tự ý thức được phòng tránh tai nạn giao thông.
Mặc dù đã có nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền song bên cạnh

đó còn có nhưng mặt hạn chế nhất định:
Những phương pháp và cách thức tuyên truyền còn mang nặng tính
hình thức và chưa thật sự đi sát vào đời sống quần chúng.
Các khẩu hiệu và tranh cổ động chưa đảm nhiệm đúng vai trò của
mình. Chưa thật sự làm cho người dân hiểu được hậu quả nghiêm trọng của
tai nạn giao thông để lại cho mọi người. Chỉ dừng lại ở sự kêu gọi hành
động mà chưa có các tranh cổ động về tai nạn giao thông để đánh vào nhận
thức của mỗi người đi đường.
Sự phối hợp để nâng cao hiệu quả tuyên truyên ở các ngành các cấp
chưa thật sự tốt. Việc tuyên truyền an toàn giao thông chi được xem như là
nhiệm vụ của ban Tuyên giáo và phòng cảnh sát giao thông tỉnh phối hớp
với trường học. Do vậy lược lượng tuyên truyền còn mỏng và chưa thật sự
mạnh.
Chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế, nhất là cơ sở, nội dung tuyên
truyền chưa toàn diện, phương thức hoạt động vẫn nặng một chiều từ trên
xuống, chưa chú trọng đến đối thoại, một số đảng viên còn né trán, không
kiên quyết đấu tranh trước những dư luận xấu… đã làm hạn chế hiệu quả
của công tác tuyên an toàn giao thông và chất lượng tuyên truyền.
10
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
Một phần quan trọng nữa đó là trình độ nhân thức của một số bộ phận
nhân dân chưa cao, ý thức chấp hành còn hạn chế. Hiệu quả tuyên truyền
có thể đạt được đó là do nhân dân, nhân dân quyết định.
Không ít cán bộ tuyên truyền chưa đảm bảo được trình độ và năng lực
tuyên truyền. Cho nên hiệu quả tuyên truyền không cao. Năng lực của đội
ngũ tuyên truyền viên tuy đã được chú trọng nâng cao, thông qua việc chọn
lựa, kỹ càng của cấp ủy và bồi dưỡng chuyên đề, nghiệp vụ cũng như cũng
cấp các loại thông tin cần thiết, song vẫn còn không ít tuyên truyền viên hạn
chế về khả năng thuyết trình, khả năng nói trước công chúng, mang nặng
tính độc thoại, chưa tạo được sự lôi cuốn, thu hút và thuyết phục người nghe.

Các cộng cụ trực quan hỗn trợ tuyên truyền chưa được sử dụng nhiều trong
khi tuyên truyền đến nhân dân.
Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp từ Thành phố đến cơ sở chưa đều,
chưa thường xuyên. Một số Đảng bộ, Chi bộ, Ban chỉ đạo tuyên truyền còn
lúng túng. Công tác tuyên truyền một số thời điểm chưa kịp thời. Việc kiểm
tra, giám sát và tự kiểm tra thực hiện tuyên truyền an toàn giao thông còn
hạn chế.
Phương hướng tuyên tuyền được đề để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền an toàn giao thông trong thời gian tới:
Hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông của tỉnh Nghệ An hiện nay
phải nhằm mục tiêu làm cho nhân dân hiểu tính cấp thiết của việc hiểu biết
luật an toàn giao thông, gữi gìn trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm
của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi ngành, mọi cơ quan. Phải làm cho tạo
cho nhân dân một nền văn hóa giao thông, nó phải đi vào lỗi nghĩ lối sống
của nhân dân thì hiệu quả của việc tuyên truyền an toàn giao thông mới đạt
được hiệu quả cao.
Việc tuyên truyền an toàn giao thông không chỉ dừng lại ở lý thuyết
mà nó phải là thực tiễn hành động của mọi người dân. Tuyên truyền phải
làm cho người dân hiểu, đi từ việc tiếp nhận đến ý thức được tầm quan
trọng của an toàn giao thông và ý thức đó thể hiện ở việc tham gia giao
thông có ý thức thật sự. Người dân phải nhận thức được rằng “tai nạn giao
thông là hiểm họa của mọi người”, mọi người phải có trách nhiệm trong
11
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
việc giảm thiểu tai nạn giao thông và trách nhiệm với bản thân và người
khác khi tham gia giao thông.
Hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông trong thời gian tới cần
phải sử dụng nhưng hình thức tuyên truyền đánh sau vào nhận thức của
người dân là chính. Sử dụng những hình ảnh có tính minh họa vào có tính
chất răng đe mạnh về tai nạn và hậu quả của tai nạn giao thông để lại.

Để có thể nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền an toàn giao
thông của tỉnh Nghệ An không thể chỉ có thể tồn tại trong ý nghĩ, cảm giác
của bất kỳ cá nhân nào mà từ mỗi cá nhân và mọi người, các cấp, các
nghành phải đề ra những giải pháp, cụ thể theo ý kiến chủ quan của riêng
tôi cần có các giải pháp như sau :
Nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng cảu việc
thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
Việc tuyên truyền phải nói rõ được việc cấp thiết của an toàn khi
tham gia giao thông là cần thiết đối với mọi người và mọi nhà không của
riêng ai. Để có như vậy thì công tác tuyên truyền phải thay đổi nhận thức
của người dân là cho người dân hiểu tầm quan trọng. Chỉ có nâng cao được
nhận thức thì mới có những thể thực hiện những hành động có hiệu quả
cao.
Để đi đến những hành động thì phải có quá trình thay đổi nhận thức từ
mỗi cá nhân con người. Vậy nên quá trình tuyên truyền cũng phải liên tục
mới có thể nhận thức được. Ví dụ, người dân hiểu được tầm quan trong của
việc đội mũ bảo hiểm sẽ giảm nhẹ được khi xay ra tai nạn nhưng đi trên
đường ta có thể thấy số người đội mũ đúng tiêu chuẩn và đội mũ để tránh
sự kiểm tra của công an là chính, hoặc là không đội khi biết những tuyến
đường không có công an kiểm tra.
12
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
Nếu nhận thưc không được nâng cao thì hiệu quả tuyên truyền hầu
như là không có.việc tuyên truyền để thay đổi nhận thức của cá nhân mỗi
người dân là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao
hiệu quả tuyên truyền an toan giao thông trên cả nước và đối với tỉnh Nghệ
An nói riêng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền an toàn giao
thông có chất lượng cao.
Chất lượng của tuyên truyền an toàn giao thông được quyết định bởi

chất lượng của đội ngũ làm công tác tuyên truyền viên. Các tuyên truyền
viên ngoài việc phải có trình độ về thực tiễn tuyên truyền ở địa phương
những cũng phải có những kiến thức lý luận về làm công tác tư tưởng.
Mỗi tuyên truyền viên đều phải nắm bắt được tình hình an toàn giao
thông của tỉnh, những số liệu cụ thể không thể đi tuyên truyền mà không có
chút nào hiểu biết về an toàn giao thông. Và chính những cán bộ tuyên
truyên phải là những người gương mẫu đi đầu về thực hiện an toàn giao
thông. Không để tình trạng những cán bộ tuyên truyền đi cơ sở tuyên
truyền cho người dân lại có nồng độ cồn vượt quá mức độ cho phép và
không đội mũ bảo hiểm.
Ngoài ra đê nâng cao chất lượng của cán bộ tuyên truyền thì cần duy
trì hội nghĩ báo cáo viên toàn tỉnh. Qua các báo cáo của các báo cáo viên
các tuyên truyền viên nắm bắt vài bổ sung thêm kiến thức về an toàn giao
thông nhưng chỉ thị mới của ban bí thư tỉnh ủy về chỉ đạo an toàn giao
thông.
Các cấp chính quyền phải xây dựng cơ chế cụ thể đảm bảo vai trò
lãnh đạo của các cơ sở đối với đội ngũ báo cáo viên các cấp, tạo điều kiện
cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Đổi mới hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông cho người dân.
13
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
Đổi mới là một điều cần thết để có thể tao hiệu quả tuyên truyền. Nếu
không có những sự đổi mới trong tuyên truyền thì sẽ có những nhàm chán
trong việc lụa chọn các hình thức truyên truyền sao cho nó phù hợp.
KẾT LUẬN
Tai nạn giao thông là hiểm họa của mọi nhà, mọi người việc phòng
tránh tai nạn giao thông là trách nhiệm của không riêng cá nhân nào mà tọa
xa hội cũng thực hiện. Việt Nam là một quốc gia có số lượng vụ tai nạn xảy
ra nhiều trên thế giớ. Tai nạn giao thông xảy ra là người tham gia giao
thông chưa thật sự nhân thức được hậu quả của tại nạn giao thông đưa đến.

Để hạn chế tai nạn giao thông Chính phủ đã có nhiều chương trình
tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông trên toàn quốc song hiệu quả
vẫn chưa được như mong đợi. Số lượng vụ tại nạn xảy ra trên cả nước vẫn
14
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
đang là một con số đáng báo động. Để giảm thiểu tai nạn giao thông cần sự
chung ta của mọi người cùng lên tiếng và ý thức của mọi người.
Tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh khác có số lượng vụ tai nạn giao
thông cao trên toàn tỉnh. Mặc dù đã có nhiều những phương án để giảm
thiểu tai nạn giao thông song thực trang giao thông vẫn không có giảm
xuống. Công tác tuyên truyền giao dục an toàn giao thông trong năm qua
đã được đẩy mạnh và có nhiều phương pháp mới để nâng cao hiệu quả
tuyên truyền an toàn giao thông.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giao dục là một nhiệm vụ trong tâm
bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở tỉnh Nghệ An. Cần sự
chung sức của mọi người, vì mục tiêu ổn định đời sống cho nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tỉnh Ủy Nghệ An, Ban Tuyên giao tỉnh Nghệ An, tổng kết
công tác tuyên truyền an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2011.
- Báo cáo thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm
2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- PGS,TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên) Nguyên lý công tác tư tưởng
tập II, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2008.
15
Nguyễn Hoàng Điểm – Quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
- Sở giao thông vân tải tỉnh Nghệ An, Chỉ thị về việc đảm bảo
trật tự an toàn giao thông các tháng cuối năm 2011 và triển khai thực
hiện kế hoạch hoạt động của tháng ATGT năm 2011
- BCH Hội nông dân tỉnh Nghệ An, báo cáo thực hiện chỉ thị 3101/CT-

BNN-VP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm đảm bảo
an toàn giao thông do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Hiệu quả tuyên truyền ATGT trong
học sinh năm 2011.
- Trang web, nghean24h.vn
- Trang web, congan.com.vn
- Trang web, baonghean.com
16

×