Tiết:………… Ngày soạn:…………………
TỰ TÌNH ( Bài II ) - Hồ Xuân Hương
A. Mục tiêu bài học
Giúp Hs:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết
bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh
tế.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giảng.
2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ vào phủ chúa
Trịnh”.
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt
Dựa vào phần tiểu dẫn ở sgk, gv yêu cầu hs nêu
những vấn đề cơ bản vể cuộc đời, sự nghiệp sáng tác
của HXH.
Giảng. HXH nổi tiếng chủ yếu với những sáng tác
bằng chữ Nôm, người ta gọi bà là “bà chúa thơ
Nôm”.Mảng thơ tạo sắc màu riêng trong thơ bà chính
là mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tư, đó là cảnh ngộ
của một người phụ nữ có bản lĩnh, đầy sức sống, hết
mực tài hoa nhưng cuộc đời riêng tư lại là một chuổi
bất hạnh. Ngoài ra mảng thơ viết về thiên nhiên cũng
rất độc đáo và ấn tượng.
- Nghệ thuật thơ của bà rất độc đáo, cảnh thiên
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
a. Cuộc đời.
- HXH (?- ? ) là một trong những nữ
sĩ tài ba bậc nhất của văn học trung
đại VN đầu tk XIX. Quê ở làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Là người rất thông minh, không
được học nhiều, nhưng giao thiệp
rộng. Đường tình duyên lận đận,
ngang trái: hai lần lấy chồng đều hai
lần làm lẽ, rồi chồng chết, lại sống độc
thân.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ
Nôm lẫn chữ Hán.Theo giới nghiên
cứu, hiện có khoảng 40 bài thơ Nôm
tương truyền là của bà. Ngoài ra còn
có tập Lưu Hương kí gồm có 24 bài
thơ bằng chữ Hán và 26 bài thơ chữ
Nôm.
- Nổi bật trong những sáng tác của bà
là tiếng nói thương cảm đối với những
phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ
đẹp của họ.
2. Tác phẩm: bài thơ nằm trong chùm
nhiên được miêu tả rất sinh động. Những âm thanh,
màu sắc hình ảnh, hoạt động được bà đưa vào thơ
thường mộc mạc, trần tục, với bút pháp châm biếm,
trào phúng, ngôn ngữ phổ thông…
Pv. Trong hai câu đề, nhân vật trữ tình đang ở trong
hoàn cảnh như thế nào?có tâm sự gì? Em có nhận xét
gì về cách dùng từ của tác giả trong hai câu này?
Giảng. Thông thường, giữa không gian rợn ngợp con
người cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, ở đây HXH lại cảm
nhận sự cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô
thuỷ vô chung…, “đêm khuya…dồn”: cái nhịp gấp
gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự
thể hiện bước đi liên hồi của thời gian và sự rối bời
của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà
thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ
bàng…
- “Trơ” đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh.
thơ tự tình ( I, II, III )
a. Thể loại: TNBCĐL
b. Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết.
c. Chủ đề:
Bài thơ là nỗi thương mình trong cô
đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi
xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt
phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi
cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh
phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
II. Phân tích.
1. Hai câu đề.
- Mở đầu bài thơ là điểm thời
gian canh khuya, khi con người đối
diện thật nhất với mình cũng là lúc
XH nhận ra tình cảnh đáng thương của
mình.Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong
thời gian.
- - Tiếng trống canh được cảm nhận
trong cái tỉnh lặng, trong sự phấp
phỏng như sợ bước chuyển mau lẹ của
thời gian. Đối diện với thời gian ấy là
“cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ở
đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô
đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên.
“trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ
“hồng nhan” là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại
đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng
nhan” trơ với nước non không chỉ là dãi dầu mà còn
là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng
ngẫm lại càng đau.
- Nhịp điệu câu thơ: 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh vào
sự bẽ bàng.
Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hương,
bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Trong văn
cảnh câu thơ, chữ “trơ” không chỉ là bẽ bàng mà còn
là thách thức. Chữ trơ kết hợp với từ nước non để thể
hiện sự bền gan thách đố.
Pv. Hai câu thực thể hiện tâm sự gì của XH? Tâm sự
ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Giảng. Cụm từ “say lại tỉnh” → vòng luẩn quẩn, tình
duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng
tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Câu thơ là
ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất
giữa tăng và người. Trăng sắp tàn ( “bóng xế”) mà
vẫn “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân đã trôi qua mà
nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị
đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận
hẩm duyên ôi…
Pv. Thái độ của nhà thơ trong hai câu này như thế
2. Hai câu thực
Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy
là một con người cùng đối diện với
rượu và trăng, mượn trăng làm bạn,
mượn rượu vơi sầu. Nhưng rượu
không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn
“khuyết chưa tròn”. Đó là một nỗi
niềm chất chứa thấm lan vào cảnh vật.
Ngậm ngùi thân phận con người, tuổi
xuân qua mau mà duyên vẫn còn chưa
trọn vẹn.
3. Hai câu luận.
Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo
ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên
nhiên, cũng là tâm trạng của con
nào? Em có nhận xét gì về việc dùng từ của tác giả ở
đây?
Giảng. Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh
được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi
niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé,
hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm
yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã
rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên
để “đâm toạc chân mây”. biện pháp nghệ thuật đảo
ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của
thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn
uất của tâm trạng con người. Các đt mạnh: xiên, đâm
kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc → bướng bỉnh,
ngang ngạnh, phẫn uất, rêu xiên ngang mặt đất, đá
đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán,
không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng…
Pv. Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối? nhận
xét về cách dùng từ?
Giảng. “ngán” là chán ngán, ngán ngẩm, XH ngán
lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân lại,
tạo hoá chơi một vòng luẩn quẩn. từ “xuân” có 2
nghĩa: vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân
đi rồi mùa xuân trở lại với nhiên nhiên, với muôn
nghìn hoa lá cỏ cây, nhưng vời con người thì tuổi
xuân qua không bao giờ trở lại. Từ “lại” cũng có 2
nghĩa. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự
ra đi của tuổi xuân. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến,
nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh
người. Các động từ mạnh: xiên, đâm
kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc
thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh,
phẫn uất, một tâm trạng khác thường,
khác người.
4. Hai câu kết.
HXH đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le,
bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở
lại với thiên nhiên, nhưng với con
người thì mùa xuân qua không bao giở
trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng
nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thủ
pháp nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh
vào sự nhỏ bé dần làm cho nghịch
cảnh càng éo le hơn. Mảnh tình đã bé
lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí
con con nên càng xót xa tội nghiệp.
càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ - tí – con con.
Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn
tí con con, nên càng xót xa tội nghiệp…→ nỗi lòng
của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi với họ hạnh
phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Pv. Tổng hợp lại những nét chính về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ?
→ Nỗi lòng của người phụ nữ trong
xã hội xưa, với họ, hạnh phúc luôn là
chiếc chăn quá hẹp.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi
kịch và khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc của HXH. Trong buồn tủi,
người phụ nữ gắng vựơt lên trên số
phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi
kịch.
2. Nghệ thuật.
Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc
(trơ, xiên ngang, đâm toạc,…), hình
ảnh giàu sức gợi cảm ( trăng khuyết
chưa tròn, rêu xiên ngang,…) để diễn
tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của
tâm trạng.