Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Chien luoc SP moi - DTDD Motorola docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 67 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thị trường ĐTDĐ hiện nay là thị trường công nghệ rất “hot” ở nước ta, đang
hoạt động mạnh và ngày càng phát triển. Người tiêu dùng đã dần theo sát các công nghệ
mới, trào lưu mới, sử dụng điện thoại ngày càng nhiều hơn để tiện cho việc liên lạc và
giúp ích cho việc của họ. Chính vì thế mà các “đại gia” ĐTDĐ xuất hiện trên thị trường
Việt Nam tăng lên và gây được thương hiệu và có thị phần tương đối ổn định. Các nhãn
hiện cạnh tranh khá mạnh, họ không ngừng tung ra các sản phẩm mới phù hợp với các
đối tượng khách hàng khác nhau. Trong đó, “Đại gia Motorola” là hãng ĐTDĐ có tầm cỡ
trên thế giới.Chính vì những lý do được nêu trên, nhóm đã quyết định chọn Motorola để
phân tích và đề xuất một chiến lược giới thiệu cho một sản phẩm mới của Motorola.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Tìm hiểu thị trường ngành ĐTDĐ tại Việt Nam hiện nay.
- Tìm hiểu sơ lược về hãng Motorola.
- Tìm hiểu các dòng sp ĐTDĐ và chiến lược sản phẩm của hãng Motorola.
- Tìm hiểu các hoạt động bổ trợ cho chiến lược sản phẩm.
- Xây dựng chiến lược giới thiệu sản phẩm Motorola Z tại thị trường
Tp.HCM.
3. Đối tượng, phạm vi đề tài:
Nghiên cứu sản phẩm ĐTDĐ Motorola tại thị trường Việt Nam (VN).
4. Nội dung đề tài:
4.1. Tìm hiểu thị trường ngành ĐTDĐ tại VN hiện nay
4.1.1. Tình hình cung ứng ĐTDĐ trên thị trường.
4.1.2. Nhu cầu của người tiêu dùng.
4.1.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường.
4.1.4. Các mức giá cả.
4.2. Tìm hiểu sơ lược về hãng Motorola.
4.2.1. Lịch sử hình thành.
4.2.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại VN.
4.2.3. Một số sự kiện nổi bật do Motorola tổ chức.
4.3. Tìm hiểu chiến lược sản phẩm của hãng Motorola.


4.3.1. Giới thiệu các dòng sản phẩm.
4.3.2. Phân tích Chiến lược sản phẩm.
4.3.3. Các hoạt động bổ trợ.
4.3.3.1. Chiến lược giá.
4.3.3.2. Chiến lược phân phối.
4.3.3.3. Chiến lược chiêu thị.
4.4. Xây dựng chiến lược giới thiệu sản phẩm Motorola Z.
4.4.1. Giới thiệu sản phẩm và những đặc điểm nổi bật của sản phẩm so với các
sản phẩm cùng loại.
4.4.2. Phân tích phân khúc thị trường mà sản phẩm hướng tới.
4.4.3. Chiến lược giới thiệu sản phẩm ra thị trường Tp.HCM.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 1
4.4.3.1. Khơi gợi tò mò.
4.4.3.2. Tổ chức event.
4.4.3.3. Quảng bá rầm rộ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử thống kê.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
6. Bố cục:
Chương 1: Thị trường ngành ĐTDĐ tại VN hiện nay.
Chương 2: Chiến lược sản phẩm của hãng ĐTDĐ Motorola.
Chương 3: Xây dựng chiến lược giới thiệu sản phẩm Motorola Z tại Tp.HCM
Nội dung chi tiết của bài viết sẽ được trình bày ở phần nội dung sau đây.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGÀNH ĐTDĐ
TẠI VIỆT NAM.
Chưa bao giờ người Việt Nam mua nhiều ĐTDĐ như thời gian qua. Những yếu
tố chính kích thích thị trường ĐTDĐ phát triển nhanh là sự ra đời của các nhà cung cấp

dịch vụ mạng như S-Fone, đặc biệt là Viettel, với các chiến lược chiếm lĩnh thị trường
hấp dẫn và có lợi cho người tiêu dùng. Cuộc cạnh tranh về giá cước trên thị trường đã
thực sự trở nên quyết liệt, liên tục các đợt hạ giá cước (bao gồm cước thuê bao và cước
cuộc gọi), các gói cước hấp dẫn được tung ra thị trường, kèm theo các chương trình
khuyến mãi hấp dẫn như tặng máy, tặng sim, tặng tài khoản,… Chính vì vậy, người tiêu
dùng hiện nay được sử dụng một mức cước điện thoại rẻ hơn nhiều so với trước đây. Bên
cạnh đó, sự cạnh tranh không kém quyết liệt giữa các nhãn hiệu khiến giá cả ĐTDĐ ngày
càng rẻ với mẫu mã đa dạng và nhiều tiện ích phong phú. Do đó, việc ngày càng có nhiều
người tiêu dùng Việt Nam mua và sử dụng ĐTDĐ là điều dễ hiểu, và theo thống kê thì
đến đầu năm 2005, Việt Nam đã đạt mật độ 12,56 máy ĐTDĐ/100 dân.
Cùng với mức tăng trưởng quá nóng của thị trường ĐTDĐ thế giới, năm 2004,
Việt Nam được nhận định là một thị trường tiềm năng với 5% thuê bao ĐTDĐ phát triển
mới. Sự xuất hiện của một số nhãn hiệu mới, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, sẽ tạo
nên một thị trường nhiều biến động.Vậy thì thình hình cung ứng những sản phẩm này
trên thị trường Việt Nam hiện nay ra sao?
1.1. Tình hình cung ứng ĐTDĐ trên thị trường.
Chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh ngày càng gay
gắt, các nhà sản xuất ĐTDĐ không ngừng nghiên cứu và tung ra thị trường những chủng
loại sản phẩm phong phú về tính năng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc,…để phù hợp với
mọi đối tượng khách hàng và phù hợp với thời đại mà công nghệ thông tin không ngừng
phát triển. Nếu như trước đây, chiếc ĐTDĐ được ví như “cục gạch” thì nay đã gọn nhẹ
tới mức “siêu mỏng, siêu nhỏ” nhưng các tính năng của máy thì lại tăng, đã thực sự thoả
mãn nhu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất. Các nhà phân tích cho biết: “Những
chiếc ĐTDĐ đa năng được ưa chuộng sẽ trở nên phổ biến khi chúng có nhiều tính năng
hơn và giá rẻ hơn”. Những chiếc điện thoại “thông minh” sẽ có các tính năng gửi e-mail,
thông điệp đa phương tiện, camera, video, chơi nhạc và thêm nhiều tính năng nữa bên
trong bộ phận cải tiến. Chúng sẽ ngày càng linh hoạt giống như một chiếc máy tính, có
khả năng truy cập trang web, gửi tin nhắn dạng văn bản, chơi game, xem lịch,…với kiểu
dáng nhỏ gọn và dễ sử dụng. Theo hãng nghiên cứu thị trường công nghệ cao In-
Stat/MDR, lượng điện thoại “thông minh” như vậy được tung ra thị trường sẽ tăng gần

50% trong 5 năm tới.
Sự khác biệt cơ bản giữa một chiếc điện thoại thông minh và một chiếc điện
thoại bình thường là điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành, cho phép người sử
dụng cài đặt các chương trình mà họ mong muốn. Những sản phẩm chính trên thị trường
điện thoại thông minh hiện nay là dòng sản phẩm thuộc series 60 của Nokia và những
điện thoại khác dùng hệ điều hành Windows Mobile, tương ứng với các nhà sản xuất
Nokia và HTC (High Tech Computer – một công ty của Đài Loan), tất nhiên cũng có
những nhà sản xuất khác nhưng những công ty này không chiếm thị phần đáng kể trên thị
trường. Cả Nokia và HTC sẽ trang bị cho những sản phẩm trong tương lai của mình tính
năng Wi-Fi, khả năng định vị toàn cầu. Ngoài ra, màn hình cảm ứng sẽ là một yếu tố bắt
buộc phải có của những sản phẩm này. Với những tính năng trên, những chiếc điện thoại
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 3
thông minh sẽ không khác mấy so với những chiếc máy tính xách tay, có chăng chỉ là sự
khác biệt về kích thước.
Trong năm nay, xu hướng “hái ra tiền” của các nhà sản xuất ĐTDĐ có thể là tạo
ra các sản phẩm có các tính năng như:
1. TV trên đường đi
Bạn có thể xem được các chương trình truyền hình thu lại không chỉ mọi
lúc, mà còn ở bất cứ nơi nào bạn muốn. Các nội dung lưu trữ bên trong đầu thu
video kỹ thuật số sẽ được kết nối với laptop của người dùng.
2. Sóng nhạc bên tai
Các hãng di động không chỉ cạnh tranh với nhau, mà còn phải tranh đấu với
một đại, đại kình địch là iPod. Chiêu bài chung là mở rộng dung lượng bộ nhớ
(Samsung đã giới thiệu ĐTDĐ có ổ cứng nhiều GB), nâng cao chất lượng âm thanh từ
midi lên stereo. Con dế mới nhất 6125 của Nokia ngoài việc cho phép truy cập email, nội
dung Web, hỗ trợ MP3, MP4, Windows Media và định dạng eAAC còn được tích hợp cả
đài FM.
3. Google tiếng không dây
Mục tiêu của Google rất rõ ràng: "Tổ chức và sắp xếp thông tin toàn cầu".
Càng ngày, người ta càng nhận thấy "thông tin" ở đây không phải được truy cập từ

những chiếc máy tính để bàn nữa, mà là từ các thiết bị không dây.
Mới đây, Google đã bắt tay cùng Motorola, cho phép các mẫu điện thoại của hãng này
truy cập vừa nhanh, vừa dễ vào các dịch vụ của Google, chẳng hạn như duyệt email trong
Gmail, đọc tin tức thời sự, thông tin thời tiết, chỉ số cổ phiếu và thậm chí cả một số kênh
RSS nữa.
4. Tìm bạn
Cho phép người dùng định vị được vị trí hiện tại của bạn bè, cũng như nhận
biết có ai đang ở khu vực xung quanh hay không. Rất tuyệt cho những buổi tụ tập -
hay thậm chí là công cụ "do thám" lý tưởng cho những người có máu Hoạn Thư.
5. Hẹn hò không dây
Sau mạng Internet, điện thoại di động đang nổi lên như một ứng cử viên
sáng giá cho chuyện "trâu và cọc đi tìm nhau" thời hiện đại. Tuy nhiên, còn ưu việt
hơn cả một dịch vụ hò hẹn, công nghệ này còn giúp những người tình cờ giáp mặt qua
đường tìm kiếm một cơ hội làm ăn và hợp tác.
6. Dịch vụ tải nhạc hợp pháp
Rất nhiều mẫu điện thoại di động hiện nay có thể chơi nhạc download lưu
trong máy tính. Các mạng di động đang khai trương dịch vụ tải nhạc của riêng mình.
Tại Việt Nam, những cái tên như Dalink, Alofun, cũng đang gây được sự chú ý qua các
dịch vụ tải hình ảnh và nhạc có bản quyền đầu tiên.
7. Điện thoại Wi-Fi
Nhiều hãng đã liên tục tung ra những mẫu điện thoại Skype WiFi đầu tiên, cho
phép bạn sử dụng dịch vụ của Skype tại bất cứ điểm kết nối Wi-Fi nào, dù là ở nhà, công
sở, quán cafe hay tụ điểm công cộng.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 4
Một lựa chọn khác, tuy có phí, nhưng sẽ giúp kết nối tới mọi điện thoại cố định
hay di động trên toàn cầu, là các dịch vụ thoại Internet quốc tế, chẳng hạn như
VoiceVNN.
8. Dò đường
Chưa bao giờ tính năng định vị toàn cầu GPS lại trở nên phổ biến và dễ sử dụng
như hiện nay. Garmin, hãng đi đầu về sản phẩm GPS dân dụng năm ngoái đã khai trương

Garmin Mobile, gửi các tin nhắn chỉ đường cụ thể trực tiếp tới điện thoại di động
Và cũng bởi tác động của công nghệ thông tin mà phương thức sử dụng thương
mại điện tử đã được các nhà kinh doanh khai thác triệt để, bên cạnh hình thức phân phối
truyền thống tại các cửa hàng, các đại lý phân phối chính hãng. Các website về ĐTDĐ
trên mạng Internet là những “chợ” ĐTDĐ trực tuyến chuyên cung cấp thông tin, hình ảnh
sản phẩm, mô tả chi tiết kỹ thuật, cho phép người xem so sánh tính năng, giá cả của nhiều
nhãn hiệu, và phục vụ miễn phí cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, thông qua các website,
người tiêu dùng có thể ngồi ở nhà trao đổi, mua bán hàng chính hãng, kể cả hàng “second
hand”. Lý do để khách hàng tín nhiệm và truy cập thường xuyên vào những website này
là tiết kiệm thời gian, được thông tin đầy đủ về mọi loại sản phẩm, mọi nhãn hiệu, các
website lại được trình bày khá đẹp mắt, rõ ràng, chi tiết và một số có phần nhận xét sản
phẩm của chính khách hàng, những model bán chạy nhất, sắp có, mới có hay thông tin
giảm giá, khuyến mãi,…được cập nhập liên tục. Hơn nữa, khách hàng được tư vấn về
những chức năng và được giao hàng tận nơi kèm theo hướng dẫn sử dụng miễn phí. Có
thể kể đến một số website chuyên mua bán ĐTDĐ được nhiều người truy cập như
www.thegioididong.com, www.muabandtdd.com, www.axmobile.com,…
Tuy nhiên, việc lượng ĐTDĐ tiêu thụ ngày càng tăng mạnh tại Việt Nam đã
kích thích những động thái không tốt từ thị trường trong việc cung cấp nguồn ĐTDĐ. Thị
trường ĐTDĐ ngoài luồng đã có dấu hiệu bùng phát mạnh hơn, với những phương thức
tinh vi hơn. Dạo quanh thị trường ĐTDĐ ở Hà Nội, không cần phải úp mở như trước,
khách hàng dễ dàng đề nghị chủ của hàng tìm cho một chiếc ĐTDĐ nhập lậu theo ý
muốn. Giá của nó rẻ hơn hàng có dán tem đảm bảo từ 500 ngàn đến hơn 1 triệu và mẫu
mã cũng chẳng kém cạnh gì so với hàng “xịn”. Như vậy, các chủ cửa hàng đã đánh đúng
vào tâm lý khách hàng là ham rẻ. Mặt hàng ĐTDĐ nhập lậu cũng đã có sự phân chia
“đẳng cấp”: bên cạnh những chiếc ĐTDĐ nhập lậu loại xịn về chất lượng, còn một loại
hàng nữa là “hàng lướt”, là mặt hàng đã qua sử dụng được tân trang lại. Hiện nay, những
loại điện thoại hay có hàng lướt nhất là Nokia và Samsung bởi sự thông dụng của nó với
người dùng. Nhiều khách hàng khi đi mua ĐTDĐ cho rằng một trong những cách thức có
thể áp dụng để phát hiện đâu là hàng nhập lậu xịn và đâu là hàng lướt tân trang bằng cách
kiểm tra IMEI. Nhưng giờ IMEI cũng có thể bị làm giả, thậm chí mã vạch cũng bị làm

giả.
Chính vì lẽ đó, để loại ra khỏi thị trường hàng ĐTDĐ ngoài luồng, nhằm đảm
bảo tính an toàn và quyền lợi cho người sử dụng, từ ngày 1/1/2005, Bộ Bưu chính – Viễn
thông đã quy định: tất cả ĐTDĐ lưu hành trên thị trường đều phải dán tem hợp chuẩn,
mục đích là để thể hiện việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Việc ĐTDĐ
được dán tem hợp chuẩn sẽ ngăn chặn hàng ngoài luồng, là những sản phẩm nhập lậu,
những sản phẩm giả kém chất lượng. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu sau ngày Bộ ban
hành quy định này, việc dán tem vẫn chưa tạo ra tác động rõ ràng, các trung tâm phân
phối vẫn chưa xuất hiện các máy được dán tem hợp chuẩn, mà vẫn chỉ là dán tem của
chính hãng, thậm chí một số nhà phân phối còn chưa biết tới việc Bộ có quy định dán tem
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 5
hợp chuẩn cho ĐTDĐ. Như vậy, mặc dù thị trường đã có quan tâm đến quyền lợi của
người tiêu dùng, song việc tiến hành vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
Thế giới đang hướng tới một viễn cảnh mà trong đó ĐTDĐ có thể tương tác với
những thiết bị kỹ thuật số gia dụng khác, giúp hoạt động của con người thuận tiện và
thoải mái, nhưng song hành với nó còn là nỗi lo ngại cuộc sống trở nên bất an hơn nếu
những kẻ chuyên viết mã nguy hiểm chen chân vào. Nguy cơ virus trên ĐTDĐ đã tăng
đáng kể trong những năm qua khi ĐTDĐ thông minh được cài nhiều phần mềm hơn, cho
phép khách hàng lướt web và sử dụng chúng như những thiết bị kỹ thuật số cá nhân. Điều
này hiện trở thành thử thách đáng lo ngại đối với các nhà sản xuất ĐTDĐ công nghệ cao.
Tình hình sản xuất sản phẩm ĐTDĐ hiện nay là thế, vậy thì nhu cầu của người
tiêu dùng đối với loại sản phẩm này sẽ như thế nào?
1.2. Nhu cầu của người tiêu dùng:
Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia Pte, trong sáu tháng
đầu năm 2005, tổng số ĐTDĐ được người Việt Nam tiêu thụ đã đạt khoảng 1,6 triệu
chiếc, bằng cả năm 2004, trong đó hàng xách tay chiếm khoảng 25-30%. GFK dự đoán
nửa cuối năm 2005, thị trường ĐTDĐ Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa, có thể
đạt khoảng 2,7-3 triệu chiếc. Với con số thống kê lượng thuê bao di động của Việt Nam,
ngay cả những người làm trong lĩnh vực viễn thông cũng phải ngạc nhiên. Lượng thuê
bao tăng nhanh, vượt thuê bao cố định và được các chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục tăng

mạnh. Những con số trên đây chưa phải là số liệu cuối cùng. Vậy thì ai dùng và tại sao lại
dùng nhiều đến vậy?
Ngày nay, việc sử dụng ĐTDĐ không còn là đặc thù của các doanh nhân thành
đạt nữa. Mọi thế hệ, đặc biệt là giới trẻ, ngày càng có xu hướng sử dụng ĐTDĐ để thoả
mãn nhu cầu liên lạc thông tin. Và cũng bởi sự hấp dẫn về tính tiện lợi, cùng những tính
năng công nghệ vượt trội, đơn cử như khả năng kết nối của ĐTDĐ, có thể giúp người sử
dụng thực hiện các giao dịch của mình ở bất kỳ nơi đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
nhờ đó người sử dụng có thể thực hiện các chức phận kinh tế, xã hội và gia đình của
mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, ĐTDĐ còn giúp người sử dụng
tiếp cận thông tin nhanh chóng để có thể bắt kịp với một thời đại bùng nổ thông tin như
hiện nay. Ngoài ra, rất nhiều dịch vụ của đời sống hiện đại đang được cung cấp ngày
càng nhiều hơn thông qua chiếc ĐTDĐ, từ nhắn tin, gửi ảnh, gửi nhạc, đến gửi thiệp,
tham gia dự đoán có thưởng,v.v…
Tất cả mọi người trong xã hội đều có thể là một khách hàng của nhà sản xuất
thiết bị di động hoặc nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm viễn thông chừng nào còn nhu cầu
liên lạc. Ngay cả một đứa trẻ, một phụ nữ nội trợ, hay một cụ già cũng đều có thể trở
thành “thượng đế” bất cứ lúc nào. Trong một cuộc thăm dò ý kiến trên trang
, có tới hơn 56% những người được hỏi cho biết trong gia đình
họ có ít nhất 3 thế hệ sử dụng ĐTDĐ. Như vậy, dễ dàng thấy rằng ĐTDĐ trong thời đại
hiện tại là một phương tiện cực kỳ phổ biến. Đối với những người trẻ, ĐTDĐ thể hiện sự
tự do, độc lập và hiện đại. ĐTDĐ có thể thay cho sổ địa chỉ, nhật ký, đồng hồ báo thức,
đồng hồ đeo tay,… Hiện nay ĐTDĐ còn có những tiện ích hấp dẫn khác như chụp hình,
quay phim, kết nối mạng,…là những tính năng đặc biệt thu hút những người hiện đại, ưa
công nghệ.
Những người khác nhau thì có thói quen sử dụng ĐTDĐ khác nhau. Có người
ưa gọi điện thoại buổi đêm, người thích nhắn tin, người thì thường chỉ dùng chế độ
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 6
rung… Khảo sát cho thấy: những người trẻ tuổi thích nhắn tin, còn người lớn tuổi thì
thích gọi. Tin nhắn được sử dụng tối đa trong phương thức giao tiếp của những người trẻ
tuổi, nó tiện dụng, tiết kiệm và có thể sử dụng ở bất kỳ đâu, với bất kỳ ai, và vào bất cứ

lúc nào. Họ có thể liên lạc, trao đổi thông tin, kể cả tâm sự, bày tỏ những điều khó nói,
hay những điều không tiện nói ra nơi đông người. Trong khi đó, những người có tuổi lại
sử dụng ĐTDĐ chủ yếu để gọi, bởi với người thành đạt, thời gian với họ là rất quý và chi
phí cho các cuộc gọi là không đáng kể. Còn với những người cao tuổi hơn, họ thường
khó kiên nhẫn khi phải đọc từng dòng tin nhắn, rồi lại phải tẩn mẫn bấm từng ký tự để
hồi âm. Một điểm khác nữa là người trẻ tuổi thích khai phá, người có tuổi lại thích tiện
dụng. Những người trẻ rất thích tìm tòi các phần mềm tiện ích có trên ĐTDĐ. Các cửa
hàng ĐTDĐ cho biết, đối tượng đến nạp game mới, cài nhạc chuông, tiện ích mới của họ
chủ yếu là người trẻ tuổi. Họ còn liên tục thay đổi cho điện thoại để nó thật hiện đại, và
để chứng tỏ “cái tôi” vốn có của họ. Trong khi đó, người cao tuổi lại quen thuộc hơn với
các dịch vụ nội dung được khai thác trên nền SMS. Ngoài ra, đối tượng sử dụng các dịch
vụ như tra cứu kết quả xổ số cũng có rất nhiều người đứng tuổi.
Với những ưu thế như trên, ĐTDĐ có sức quyến rũ rất lớn đối với tất cả mọi
người. Tuy nhiên, thế hệ trẻ có ưu thế hơn về khả năng tiếp cận, đồng thời họ dễ bị hấp
dẫn hơn và nhu cầu về liên lạc thông tin của họ cao hơn, vì thế đang trở thành một thế hệ
mà ngày nay được gọi là “thế hệ mobile”; thế hệ những người cao tuổi thì thông thường
cứ nhìn thấy các phím bấm là thấy ngại, nên trở thành một “thế hệ ít mobile” hơn nhiều.
Những người nhiều tuổi vẫn mua và sử dụng ĐTDĐ, song với họ thì ĐTDĐ chủ yếu
dùng để nghe và nói, nghĩa là với đối tượng này, hệ chuẩn vẫn chưa được thay đổi.
Cũng theo khảo sát của GFK, trong sáu tháng đầu năm 2005, có tới 94% người
tiêu dùng quyết định lựa chọn ĐTDĐ màn hình màu, chỉ có 6% người tiêu dùng mua
màn hình đen trắng. ĐTDĐ có tích hợp camera cũng chiếm tới 70%. Năm 2005 cũng là
năm xuất hiện loại ĐTDĐ có 2 camera, nhưng do vừa mới có mặt trên thị trường nên loại
nầy mới chỉ giữ thị phần khoảng 1%. Chức năng kết nối không dây (bluetooth) ngày càng
được người tiêu dùng quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Có 36% máy bán ra có chức
năng này, so với 14% của cùng kỳ năm 2004. Như vậy, người tiêu dùng ngày càng có xu
hướng sử dụng ĐTDĐ hiện đại hơn và có nhiều tiện ích hơn. Về kiểu dáng, dạng thỏi
(block) vẫn được ưa chuộng hơn cả với 65% thị phần, dạng vỏ sò (shell) đứng thứ hai với
27% và dạng nắp trượt (slide) đứng thứ ba với 6% thị phần.
Chính vì sự cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp dịch vụ mạng mà tiêu điểm

là sự ra đời của Viettel với chính sách giá cước luôn thấp hơn các đối thủ 15-20%, cùng
với việc tung ra thị trường ngày càng nhiều những sản phẩm ĐTDĐ giá thấp của các nhà
sản xuất, đã kéo nhiều người tiêu dùng đến gần hơn với loại sản phẩm này. Các chuyên
gia ước tính những mẫu sản phẩm giá dưới 50USD có thể đạt tốc độ phát triển 100%
trong 5 năm tới và biến ĐTDĐ trở thành những thiết bị phổ thông và bình dân.
Cùng với sự tăng mạnh về khả năng tiêu thụ của thị trường ĐTDĐ là sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các hãng sản xuất nhằm chiếm giữ thị phần.
1.3. Tình hình cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
Nhờ không ngừng cải tiến mẫu mã và hạ giá bán, cùng với việc nhu cầu sử dụng
ĐTDĐ tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, hai đại gia thế giới trong ngành
công nghiệp này là Nokia và Motorola đã có một “vụ bội thu” đáng kể. Với việc tiếp tục
được ưa chuộng và chiếm tới 1/3 thị phần toàn cầu, Nokia đã đạt doanh thu lớn và lợi
nhuận kết xù trong quý III năm 2005. Trong số 199 triệu chiếc ĐTDĐ đang được sử dụng
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 7
trên thế giới thì Nokia đã chiếm tới 66,6 triệu chiếc. Họ dự báo sẽ đạt con số 78 triệu
chiếc đến hết năm nay và giữ vững tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các đối thủ khác
trong ngành cơng nghiệp ăn nên làm ra này. Cùng lúc đó, Motorola, đối thủ đang đe doạ
vị trí số 1 trên thế giới của Nokia, cũng thơng báo doanh thu và lợi nhuận khơng hề kém
cạnh đối thủ với lợi nhuận tăng tới hơn 3 lần. Có được điều đó là nhờ mẫu ĐTDĐ mới là
Razr và một số mẫu máy khác khá phổ biến đang thu hút sự chú ý cao của giới trẻ trong
thời gian gần đây, nhờ những cải tiến tích cực về kiểu dáng và tính năng trẻ trung.
Nếu hai nhãn hiệu dẫn đầu thị trường thế giới là Nokia và Motorola, thì hai
nhãn hiệu dẫn đầu thị trường Việt Nam là Nokia và Samsung. Nokia bắt đầu đặt văn
phòng tại Việt Nam từ năm 1997 khi cơng nghệ thơng tin bùng nổ tại các nước châu Á,
trong đó có Việt Nam. Thế mạnh của Nokia là ở chỗ thấu hiểu sâu sắc thị hiếu người tiêu
dùng bằng cách khơng ngừng cải tiến kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có tính năng
vượt trội. Đây cũng chính là hãng ĐTDĐ đầu tiên có chức năng gửi tin nhắn có dấu
(Nokia 8310), đến thế hệ ĐTDĐ có thể nghe radio ngay trong máy mà khơng cần kết nối
một thiết bị nào khác, hay có thể nghe và thu nhạc (Nokia 5110),…Giờ đây Nokia đối với
mọi người, đặc biệt là giới trẻ là đồng nghĩa với sự sành điệu.

Gần đây, thị phần của Nokia trên thị trường đang gặp phải một đối thủ nặng ký
là Samsung. Hãng Samsung đã tung ra hàng loạt sản phẩm mới với kiểu dáng trẻ trung
hiện đại, âm thanh nổi, màn hình màu đặc sắc, các phần mềm hỗ trợ phong phú như
N100, N200, N620, T100 đang được giới trẻ ưa thích.
Bên cạnh hai nhãn hiệu hiện đang dẫn đầu trên thị trường ĐTDĐ Việt Nam là
Nokia và Samsung với tổng thị phần gần 70%, các nhãn hiệu như Motorola, Sony-
Ericsson, Siemens, LG,… cũng chiếm lĩnh một thị phần khơng nhỏ. Sau đây là một vài
số liệu cho thấy thị phần hiện nay của các nhãn hiệu ĐTDĐ trên thị trường từ tháng
1/2005 – 5/2005:
Hãng Nokia Samsung Motorola Sony Ericsson Khác LG Siemens
Thị phần 46% 18% 12% 10% 7% 6% 1%
Các biểu đồ sau đây sẽ giúp việc hình dung các số liệu này được dễ dàng hơn:
Thò phần một số nhãn hiệu cạnh tranh
0%
10%
20%
30%
40%
50%
Nokia Samsung Motorola Sony
Ericsson
Khác LG Siemens
Nhãn hiệu
Thò phần
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 8
Biểu đồ 1: Thị phần một số nhãn hiệu cạnh tranh
Thò phần một số nhãn hiệu cạnh tranh
10%
7%
6%

12%
18%
46%
1%
Nokia
Samsung
Motorola
Sony Ericsson
Khác
LG
Siemens
Qua biểu đồ trên, có thể thấy “miếng bánh thị phần” của Nokia là rất lớn với gần
phân nửa tổng thị phần các nhãn hiệu ĐTDĐ, tiếp đến là Samsung chiếm gần 1/5 “chiếc
bánh”.
Để có được một phần trong “chiếc bánh thị phần” trên, các nhãn hiệu đã phải
“chiến đấu” khơng mệt mỏi với các đối thủ, để đưa nhãn hiệu của mình được nhiều người
biết đến, để làm cho sản phẩm của mình trở thành “hot” nhất trên thị trường. Dựa trên số
liệu điều tra từ các cơng ty, cửa hàng bán lẻ ĐTDĐ, vừa qua tuần báo e-CHÍP Mobile đã
chọn ra 10 sản phẩm “hot” nhất trên thị trường trong tháng 9/2005, trong đó bao gồm
những sản phẩm đang được ưa chuộng và sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn. Xin được đề
cập 10 sản phẩm đó là:
1. Nokia 8800: Sản phẩm này thu hút người tiêu dùng bởi thiết kế nắp trượt sang
trọng, được tích hợp màn hình 256.000 màu, độ phân giải 208x208 pixel, camera
SVGA.
2. Sony Ericsson W800i: Được mệnh danh là “nữ hồng nhạc số” vì có tích hợp máy
nghe nhạc Walkman, camera, đèn trợ sáng, cửa sổ đóng mở tự động.
3. O
2
XDA II mini: Đạt tốc độ 416MHz, màn hình lớn, kích thước nhỏ gọn.
4. Samsung E530: Thu hút phái yếu bởi màu sắc đa dạng, thiết kế nắp gấp, được tích

hợp các tính năng đang được ưa chuộng như nghe nhạc, chụp hình, Bluetooth,…
5. Nokia 6030: Khơng thuộc dòng cao cấp và chỉ tích hợp những tính năng cơ bản,
nhưng sản phẩm có kiểu dáng đẹp với mức giá hợp lý (2 triệu đồng).
6. Moto E398 Hijacked by MTV: Được tích hợp sẵn các mẫu hoạt hình ngộ nghĩnh
và nhạc hiệu quen thuộc của MTV.
7. Nokia 6680: Hỗ trợ đồng thời mạng 2G và 3G nên được tích hợp 2 camera, cùng
những tính năng hiện đại như chơi MP3/AAC/MPEG4, đọc các file MP3, duyệt
web,…
8. Motorola V3 (đen): Được thiết kế nắp gấp, siêu mỏng, tính năng hồn tồn tương
tự như V3 màu bạc.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 9
Biểu đồ 2: Thị phần một số nhãn hiệu cạnh tranh
9. Samsung E640: Kiểu dáng thanh lịch, tính năng mạnh, đặc biệt thu hút phái yếu
bởi phiên bản mới có màu cam.
10. Nokia 6230i: Được tích hợp camera 1.3 Megapixel, hỗ trợ quay video lên tới 1
giờ, hỗ trợ khả năng kết nối Bluetooth, hồng ngoại, chơi nhạc MP3,…, đặc biệt là
mức giá cạnh tranh (4.999.000đ)
Qua kết quả điều tra trên, ta có thể thấy rằng cuộc cạnh tranh hiện nay giữa các
nhãn hiệu ĐTDĐ đang lên tới cao độ. Các nhà sản xuất đang ra sức cho ra đời hàng loạt
các sản phẩm điện thoại được tích hợp nhiều tính năng với mẫu mã đẹp, đa dạng và mức
giá hợp lý, nhằm kích thích tiêu dùng, tạo thế mạnh cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Các
nhãn hiệu như Sony Ericsson, Motorola, Siemens,… tỏ ra không hề kém cạnh 2 đại gia
Nokia và Samsung khi tung ra các dòng sản phẩm hiện rất thu hút người tiêu dùng, đặc
biệt là giới trẻ.
Hiện nay, Nokia và Motorola đang quyết tâm giành giật những khách hàng “sử
dụng ĐTDĐ lần đầu tiên” và ra sức xây dựng niềm tin lâu dài. Hiện cũng chỉ có 2 công
ty này đủ khả năng sản xuất những chiếc điện thoại “cực rẻ” với tính năng, chất lượng và
mang trên mình thương hiệu mà mọi người ao ước. Ngay cả các nhà sản xuất thiết bị giá
rẻ ở Trung Quốc cũng đang bị thua lỗ do sản lượng và chất lượng không theo kịp Nokia
và Motorola, hơn nữa, họ lại không tạo dựng được hình ảnh trong tâm trí người tiêu

dùng.
Mặc dù chiếm thị phần khá lớn tại thị trường điện thoại di động Việt Nam, song
Nokia cũng không bỏ qua cơ hội của mình. Với bộ sưu tập "Cảm hứng mãi thăng hoa",
nhà cung cấp khá quen thuộc với người tiêu dùng trong nước này đang hy vọng có được
bước đột phá mạnh mẽ trong việc thiết kế và tạo dáng cho những sản phẩm cao cấp của
mình. Nhiều người cho biết họ thực sự bị hấp dẫn với kiểu dáng và màu sắc của dòng sản
phẩm này.
Sau một thời gian chìm lắng, tập đoàn Motorola đã chọn năm 2004 là thời điểm
để bứt phá, quyết giành lại thị phần bằng các sản phẩm mới với những công nghệ được
quảng bá là ưu việt nhất của hãng.Và người tiêu dùng đã thật sự ấn tượng với việc hãng
tung ra cùng lúc 10 model mới nhất. Để không bỏ qua bất kỳ đối tượng khách hàng nào,
Motorola chủ động tạo ra 4 dòng sản phẩm gồm: MotoChic, MotoLife, MotoTech,
MotoMedia phục vụ từ bình dân ít tiền đến những người ham công nghệ và có mức thu
nhập cao. Trong đó V3 là sản phẩm mang tính đột phá với kiểu dáng khác biệt (siêu
mỏng với chiều dày gần 14 mm) và công nghệ hiện đại. Motorola đã thực sự chứng tỏ
quyết tâm giành lấy vị trí thứ 2 của Samsung tại Việt Nam.
Không một nhà sản xuất nào lại có thể thờ ơ trước việc các đối thủ của mình
đang bắt đầu những chiến dịch chiếm lĩnh trường, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này.
Từ trước đến nay, thế mạnh của Samsung là kiểu dáng và hãng điện thoại Hàn Quốc vẫn
tiếp tục theo đuổi những thiết kế mang tính thời trang của mình. Trong khi đó, Sony
Ericsson, một trong những hãng điện thoại di động có mặt đầu tiên tại VN, cũng khá linh
hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu cũng như tâm lý người tiêu dùng. Kể từ khi có thương
hiệu mới, hãng này đã tạo bước đột phá lớn về thiết kế kiểu dáng để bắt kịp sự phát triển
của thị trường vốn đa dạng và ưa thích sự thay đổi.
Sự cạnh tranh của các hãng điện thoại đã đem đến cho người ti êu d ùng nhiều
cách cảm nhận khác nhau. Trong đó có cả những phân vân khi phải đứng trước quá nhiều
sự lựa chọn hấp dẫn. Nếu như Samsung và Siemens tự hào với các thiết kế vỏ trượt thì
Sony Ericsson lại tạo điểm khác biệt bằng bàn phím xoay. Nếu Motorola cho rằng kiểu
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 10
dáng siêu mỏng là sành điệu thì Nokia lại khẳng định phong cách thanh lịch, màu sắc ấn

tượng mới thực sự sang trọng.
Các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín tại Việt Nam đều có chung nhận
định: bảng xếp hạng mà trong nhiều năm qua không đổi ở vị trí thứ 2 có thể trong năm
2006 sẽ khác. Theo một kết quả nghiên cứu, năm 2005, Motorola đứng thứ 3 tại VN và
thua đối thủ đứng trên là Samsung 6% thị phần. Nhìn vào những gì Motorola làm được
trong năm 2005 và các model của hãng sẽ được giới thiệu vào năm 2006, người tiêu dùng
cũng cảm nhận được sự hồi phục mạnh mẽ của "đại gia" này. Có vẻ như Motorola đang
đi đúng hướng khi họ chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm là thời trang và giá rẻ vào thị
trường VN. Đây cũng chính là xu hướng tiêu dùng ĐTDĐ của năm 2006. Trong khi đó,
theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, trong suốt năm qua Samsung đã không có những
sản phẩm có tính chất đột phá kiểu như V3 của Motorola. Cũng nói thêm là cả Samsung
và Motorola đều có chung 1 kênh phân phối chính thức là công ty FPT Mobile.
Việc Siemens bỏ sản xuất ĐTDĐ và Panasonic ngưng tham gia thị trường
ĐTDĐ GSM trong năm 2005 ảnh hưởng ít nhiều đến VN. Hai tên tuổi trên đã gắn bó với
thị trường ĐTDĐ khá lâu nên cũng đã để lại nhiều nuối tiếc với người dùng, nhất là
Siemens. Chưa thấy BenQ (công ty mua lại bộ phận ĐTDĐ của Siemens) công bố bất cứ
thông tin gì liên quan đến việc tiếp quản Siemens Mobile tại VN, nhưng chắc rằng nhãn
hiệu ĐTDĐ Siemens (và cả Panasonic nữa) cũng sẽ "yếu" đi trong năm 2006 như trường
hợp Ericsson và Sony cách đây vài năm. Sau này Sony Ericsson đã phải mất khá nhiều
thời gian để lấy lại "phong độ”.
Như vậy, có thể thấy các nhãn hiệu đang ra sức giành giật thị phần, tung ra mọi
nguồn lực, sức mạnh, sử dụng nhiền chiêu thức khác nhau, để cạnh tranh nhau một cách
khốc liệt không chỉ về tính năng, kiểu dáng, mẫu mã,…mà còn về giá cả, để sản phẩm
ĐTDĐ hiện nay đạt mức hoàn hảo nhất mà giá cả lại cực kỳ phù hợp.
Các nhãn hiệu sẽ liên tục tung ra các sản phẩm mới nhiều tính năng hơn với
nhiều mức giá khác nhau. Được lợi từ cuộc chạy đua này chính là khách hàng, chính nhờ
sự cạnh tranh đó mà người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những chiếc ĐTDĐ hiện đại, kiểu
dáng phong phú, nhiều chức năng tiện ích với giá rẻ. Tất nhiên khách hàng sẽ lựa chọn
cho mình nhà cung cấp nào có chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, thái độ phục vụ và đặc biệt
là có các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

Năm 2005 là năm có khá nhiều biến động đối với thị trường ĐTDĐ. Với sự
xuất hiện của các nhãn hiệu mới cùng những đầu tư đáng kể như Panasonic, V-fone,
Lenovo, Innostream…, làm cho thị phần giữa các nhãn hiệu sẽ có nhiều thay đổi. Theo
GFK, hiện có hơn 20 hãng ĐTDĐ đang nhắm đến thị trường Việt Nam, tạo nên sức ép
cạnh tranh gắt gao. Song GFK đánh giá Nokia và Samsung vẫn sẽ giữa vững được thị
phần của mình, sự thay đổi sẽ chỉ xảy ra với các nhãn hiệu còn lại.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhãn hiệu trong thời gian tới vẫn sẽ được thể
hiện ở giá bán, mẫu mã, chức năng, tiện ích,… Các nhãn hiệu sẽ tiếp tục tung ra các sản
phẩm mới ở nhiều mức giá khác nhau.
1.4. Các mức giá cả trên thị trường:
Việc ĐTDĐ ngày càng thông dụng hơn, việc cạnh tranh gay gắt về giá rẻ giữa
các dịch vụ viễn thông, cùng với việc cạnh tranh không kém ác liệt giữa các nhãn hiệu
ĐTDĐ, đã kéo giá của các sản phẩm ĐTDĐ ngày càng giảm xuống, nhưng chất lượng
sản phẩm vẫn không những không thay đổi mà còn có thêm nhiều tính năng hơn.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 11
Thời đại công nghiệp hoá-hiện đại hoá, bùng nổ thông tin, đã kéo mọi người
dân tới cuộc sống hiện đại, nhu cầu về ĐTDĐ là tất yếu. Nền kinh tế thị trường buộc
những người kinh doanh phải cạnh tranh khốc liệt, việc liên tục giảm giá cước, không
ngừng cho ra đời các dịch vụ giá bình dân như Mobi4U, MobiPlay, VinaText,…của các
nhà cung cấp mạng, cùng sự ra đời của Viettel với giá cước rẻ, đã kích thích nhu cầu sử
dụng ĐTDĐ của người tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp, kéo theo hệ quả là sự cạnh tranh
gay gắt về giá cả giữa các nhãn hiệu ĐTDĐ. Các sản phẩm ĐTDĐ ngày càng được tích
hợp nhiều chức năng hơn với giá ngày càng rẻ hơn, đó chính là nguyên nhân khiến những
model điện thoại giá phải chăng bán chạy. Các cửa hàng ĐTDĐ cho biết: các máy rẻ tiền
là bán được nhất, điển hình như Nokia 1100 (920.000đ), 2300 (1.220.000đ), 2600
(1.420.000đ)… Motorola thì có C117 (820.000đ) và C157 (1.150.000đ); Sony Ericsson
là T290 (1.250.000đ),… Cũng như đã đề cập ở trên, Nokia và Motorola đang ra sức mở
rộng thị phần qua việc tung ra các sản phẩm ĐTDĐ với giá cực rẻ (dưới 50USD), đã
đánh bật ngay cả các nhà sản xuất Trung Quốc. Nokia và Motorola tiết lộ họ đang sản
xuất mặt hàng ĐTDĐ sẽ được bán với giá 25USD. Như vậy, dự đoán trong thời gian tới,

ĐTDĐ giá sẽ rẻ ở mức thấp nhất.
Ngày nay, người tiêu dùng chỉ cần có trong tay khoảng 1,5 triệu là đã có thể sở
hữu 1 chiếc điện thoại màn hình màu với khá nhiều tiện ích, còn với khoảng 600.000đ là
có thể mua được 1 chiếc điện thoại hàng chính hãng. Đối với người có thu nhập thấp, chỉ
cần 300.000đ là sắm được 1 máy sử dụng được, thậm chí chỉ với 100.000đ là cũng có thể
mua được 1 máy Siemens C35 hay Motorola StarTac cũ nhưng vẫn còn dùng tốt.
Ơ khoảng giá từ 2 triệu trở lên, thị trường vẫn sôi động. Trong khoảng giá này,
nhãn hiệu Samsung có khá nhiều mẫu mã bán khá chạy, đặc biệt là dòng sản phẩm X như
X430 (2triệu), X480 (2.260.000đ), X640 (2.830.000đ)… Đặc biệt trong tháng 9 là sự trở
lại đầy ngoạn mục của Motorola E398 với sự hỗ trợ của MTV, sản phẩm này ra đời đúng
vào lúc điện thoại nghe nhạc số đang trở thành trào lưu, đồng thời giá lại không quá đắt
(3.360.000đ) nên được giới trẻ ưa chuộng.
Ơ tầm giá cao, sản phẩm ĐTDĐ vẫn được khách hàng tiêu thụ mạnh bởi các
tính năng vượt trội của nó. Người tiêu dùng quan tâm nhiều tới Nokia 8800, mặc dù giá
khá cao (14 triệu), số lượng máy không nhiều, nhưng vẫn bán chạy. Sony Ericsson P910i
chỉ trong 1 tháng hạ giá từ 12,9 triệu xuống còn 9,9 triệu, doanh số đã tăng 4 lần so với
lúc còn giữa giá cũ. Còn “Nữ hoàng nhạc số” W800i cho đến nay không bán được nhiều
lắm do giá vẫn còn hơi cao (9,8 triệu) so với hàng ngoài (khoảng 7 triệu), nên khách hàng
vẫn ngần ngại khi lựa chọn hàng chính hãng, mặc dù biết hàng ngoài nhiều rủi ro hơn.
Qua một số thống kê ở trên, có thể thấy được giá cả các sản phẩm ĐTDĐ rất
dao động và đang có khuynh hướng giảm dần.
Thị trường ĐTDĐ Việt Nam năm 2005 vẫn sẽ đi theo chiều hướng giảm giá
thành, tuy vậy, loại có chức năng hiện đại với mức giá cao vẫn được tiêu thụ tốt. Các sản
phẩm mới sẽ ngày càng đa dạng hơn về hình dáng, màu sắc, chức năng… Dù vậy,
ĐTDĐ giá thấp vẫn luôn được nhiều ngưới tiêu dùng lựa chọn.
Kết chương:
Trên đây là một số ý kiến nhận định về tình hình thị trường ngành ĐTDĐ, với
các vấn đề về tình hình cung úng sản phẩm, nhu cầu khách hàng, tình hình cạnh tranh
giữa các nhãn hiệu, và các mức giá cả đang được bán trên thị trường. Trong chương 2
dưới đây, nhóm sẽ trình bày về chiến lược sản phẩm mà hãng Motorola đã vận dụng.

Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 12
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA HÃNG ĐTDĐ
MOTOROLA.
Trước tiên, cần hiểu sơ lược về lịch sử hình thành cũng như tình hình hoạt động
và kết quả kinh doanh của hãng ĐTDĐ Motorola Việt Nam trong những năm qua.
2.1. Tìm hiểu sơ lược về hãng ĐTDĐ Motorola.
Công ty mẹ - Hãng Mototorola - đã có lịch sử hình thành như thế nào?
2.1.1. Lịch sử hình thành.
Công ty Motorola được ông Paul V.Galvin thành lập năm 1928 dưới cái tên
Galvin Manufacturing Corporation ở Chicago, Mỹ. Sản phẩm đầu tiên của công ty là
thiết bị thay thế pin, giúp người sử dụng máy radio dùng pin có thể sử dụng nguồn điện
nhà.
Những năm 1930, công ty đã rất thành công trong việc kinh doanh máy radio lắp
trên ôtô có tên “Motorola” - một từ ám chỉ âm thanh đang chuyển động. Và cái tên này
đã được chuyển thành tên của công ty từ năm 1947.
Motorola hiện là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về viễn thông, cơ
sở hạ tầng không dây, các thiết bị băng thông rộng cùng các giải pháp điều khiển điện tử
cho ngành công nghiệp xe hơi. Tính riêng thị trường thiết bị cầm tay dành cho người
dùng cuối, hãng đang dẫn đầu tại các thị trường Bắc Mỹ, Trung Quốc và Mỹ LaTinh.
Thực vậy theo số liệu từ Motorola, doanh số của tập đoàn này năm 2001 đạt 30 tỉ USD
trên toàn cầu, trong đó bộ phận thông tin cá nhân (PCS) – bộ phận sản xuất máy điện
thoại di động – chiếm khoảng 33% doanh thu của Motorola. Cũng trong năm này
Motorola đã đầu tư 4.318 triệu USD cho việc nghiên cứu và phát triển, tương đương với
12 triệu USD mỗi ngày.
Đây là tình hình chung của công ty, còn riêng ở Việt Nam, Motorola đã hoạt
động và gặt hái được những gì?
2.1.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh Việt Nam:
Motorola nhận định rằng thị trường điện thoại di động ở Việt Nam là một thị
trường rất thú vị, ngày càng hấp dẫn, được chia theo từng phân khúc rất rõ ràng. Người
tiêu dùng ngày nay đã theo sát các trào lưu mới, các công nghệ thông tin mới. Tuy vậy

nhưng vẫn còn có nhiều người dân có thu nhập thấp, chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ
với công nghệ điện thoại di động. Điều này cũng cho thấy rằng thị trường ở Việt Nam
còn đang chứa đựng rất nhiều tiềm năng. Trong thập kỉ 90, Motorola là một trong những
nhà cung cấp sản phẩm điện thoại di động chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đến khoảng năm 2000, Motorola từ từ tụt hạng và vắng mặt trên thị
trường Việt Nam, đó là do chiến lược di chuyển mọi nguồn đầu tư như tài chính, nhân sự,
tái cấu trúc, phân bổ sản phẩm sang các thị trường nhất định, cụ thể là Trung Quốc, Bắc
Mỹ , đồng thời cũng giữ mức độ ổn định tại các thị trường Đông Nam Á. Riêng tại VN
có phần nào đó không tập trung. Đến nửa cuối năm 2004, do chính sách đã cởi mở hơn,
mức thuế đối với hàng ĐTDĐ nhập khẩu cũng đã giảm, tình trạng độc quyền trên thị
trường viễn thông đang dần được xoá bỏ, cộng với việc nhận thức được tiềm năng rất lớn
của thị trường này nên từ quý IV/2004, Motorola đã quyết định quay trở lại.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 13
Trong thời gian “bỏ ngỏ” đó, thị trường VN đã xuất hiện thêm nhiều “đại gia”
ĐTDĐ, họ đã gây dựng thương hiệu và có thị phần tương đối ổn định. Hiện nay các đối
thủ cạnh tranh khá mạnh vì họ đã nắm giữ thị trường trong thời gian khá lâu. Do đó, khi
trở lại, Motorola đã đặt ra một chiến lược dài hạn, cực kỳ hiệu quả và thông minh. Đầu
tiên là lấy lại lòng tin của nhãn hiệu Motorola đối với người tiêu dùng và tiếp đến là xây
dựng lại hệ thông phân phối. Hiện tại hãng đã sáp nhập được hai nhà phân phối uy tín là
FPT và NTC, đây là công việc rất quan trọng. Tiếp theo hãng sẽ bắt đầu phát triển kênh
phân phối bán lẻ phiá dưới để hỗ trợ cho hoạt động trên. Kế đến, hãng sẽ đưa ra dãy sản
phẩm phù hợp với mọi đối tượng khách hàng tại thị trường Việt Nam. Cuối cùng là
khâu chăm sóc khách hàng.
Và để đánh dấu sự trở lại thị trường Việt Nam một cách ngoạn mục, hãng đã
tung ra sản phẩm ĐTDĐ E680 và sản phẩm ĐTDĐ hệ CDMA C131.
Với chiến lược nêu trên, Motorola đã không ngừng tung ra nhiều sản phẩm với
những mức giá khác nhau, từ những chiếc điện thoại với giá thấp, đến những chiếc điện
thoại cao cấp nhằm phục vụ tầng lớp thượng lưu với những công nghệ thiết kế sản phẩm
thật tiên tiến và độc đáo. Motorola từ trước đến nay nổi tiếng là hãng chú trọng tới kỹ
thuật nhiều. Và năm nay hãng đã chuyển hướng: chú trọng tới thiết kế sáng tạo, tập trung

vào thiết kế các dòng sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, gây cho họ sự
thích thú và cả ngạc nhiên. Song song đó Motorola cũng vẫn duy trì thế mạnh về kỹ
thuật.
Theo thông tin từ công ty Motorola Việt Nam, gần cuối năm 2005 vừa qua bộ
sưu tập sản phẩm Bluetooth đã được trưng bày ra mắt người tiêu dùng tại các phòng
trưng bày của Motorola. Bluetooth là công nghệ kết nối không dây giữa các thiết bị điện
tử, hoạt động theo nguyên lý đường truyền ngắn cho phép người sử dụng nghe và truyền
dữ liệu mà không cần dây cáp và các đầu nối giữa các thiết bị với nhau. Tại thị trường
Việt Nam, “chuẩn “ của điện thoại di động trong hai năm vừa qua là chụp hình và màn
hình màu thì năm 2006 sẽ là năm của điện thoại bluetooth. Bluetooth là công nghệ dành
cho tất cả mọi người. Với giới trẻ, tai nghe Bluetooth là biểu tượng cho “chất “ công nghệ
cao. Với doanh nhân, bluetooth hỗ trợ cho công việc. Với người lái xe, bluetooth giúp họ
tập trung lái xe, tránh bị phân tán tư tưởng và tầm nhìn trong lái xe. Với những ưu điểm
kể trên bluetooth chắc chắn sẽ nhận được sự thu hút của sự quan tâm rộng rãi đối với
người tiêu dùng ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của GfK Việt Nam, trong năm 2005 Motorola đã đứng vị
trí thứ 3 vượt một bậc so với năm 2004. Thật vậy Motorola đã kết thúc một năm kinh
doanh thật ấn tượng với doanh số đạt 86.6% so với năm 2004 nhắm vào những đối tượng
có thu nhập thấp, thị trường nông thôn. Xét về tỷ lệ tăng trưởng thì năm ngoái Motorola
đã đạt mức tăng cao nhất so với năm 2004 tính về số lượng. Hãng đã thành công được
như vậy chính là nhờ vào sự lựa chọn nhà phân phối hoạt động hiệu quả. Chính sách của
hãng này là nhắm tới phân khúc thị trường dưới 1 triệu mà các nhãn hiệu khác đã bỏ qua.
Theo như GfK nhận định thì chất lượng sản phẩm của Motorola nói chung là tốt và cũng
là thương hiệu có tiếng từ trước đến nay. Trong tương lai Motorola sẽ vươn lên cạnh
tranh để ngang tầm với các hãng điện thoại di động dẫn đầu trên thị trường VN.
Có được thành tựu trên là nhờ vào rất nhiều đóng góp, nỗ lực của toàn công ty,
trong đó không thể không kể đến các sự kiện rất ấn tượng mà Motorola đã thực hiện
thông qua bộ phận Marketing của công ty.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 14
2.1.3. Một số sự kiện nổi bật do Motorola tổ chức tại Việt Nam.

Những sự kiện mà Motorola Việt Nam thực hiện là không ít (nhóm sẽ đề cập
trong phần Chiến lược chiêu thị), nhưng dưới đây nhóm chỉ trình bày 2 sự kiện nổi bật
nhất và gần nhất được Motorola thực hiện trong năm 2005.
 “ Màu của đêm”- Chương trình thời trang ấn tượng:
Motorola đang chinh phục thị trường điện thoại di động Việt Nam bằng sự trở lại
ngoạn mục của những dòng sản phẩm công nghệ cao mà điển hình là V3 Noto Noir đen
tuyền kiểu dáng sang trọng, siêu mỏng. Cuộc ra mắt của phiên bản đặc biệt V3 Moto Noir
siêu mỏng đêm 25/05/2005 tại khách sạn Caravelle, TP.HCM và được tổ chức tại Hà Nội
đêm 27/5/2005 là chương trình gây ấn tượng mạnh. Được đánh giá là một đêm trình diễn
nghệ thuật ấn tượng và gần gũi, mang lại một cảm nhận đẹp cho người xem…
Với “Màu của đêm”, Motorola không muốn làm theo cách
thông thường, mà muốn tạo hình ảnh mới gắn liền với đặc trưng
mỏng và đen của V3 Moto Noir - một ứng viên xuất xắc của giải
thiết kế điện thoại quốc tế. Toàn bộ đêm diễn phải mang được tinh
thần ấy, thể hiện được sức vươn tới đỉnh cao của thiết kế, công nghệ
và thời trang. Chính vì thế chương trình đã quy tụ những nhà thiết kế
tiêu biểu, những ngôi sao âm nhạc và điện ảnh, những người mẫu
nổi tiếng… để trình diễn các tác phẩm được công chúng đánh giá
cao về mặt nghệ thuật. Ngoài ra, còn phải tạo một không gian gần
gũi, mang tính tương tác cao giữa ca sĩ, người mẫu với người xem.
Yêu cầu quan trọng đặt ra là sự hoà hợp nhuần nhuyễn giữa tính đơn
giản và sự sang trọng, nên ánh sáng, âm thanh và màu sắc phải được chọn lọc kĩ, để tạo
nên cái hồn cho đêm diễn.
Được coi là một điều kì diệu, chiếc điện thoại hoàn mỹ
này đã gợi cảm hứng cho những người thiết kế chương trình để
tạo nên một kịch bản mà ở đó, nghệ thuật được tôn trọng đến mức
tối đa. Toàn bộ không gian sang trọng phía ngoài khán phòng là
một phòng trưng bày tranh độc đáo, mà ở đó mỗi chiếc điện thoại
Motorola được đặt trên một bức tranh hài hoà khéo léo với màu
sắc, ánh sáng để mang lại một cảm nhận mới mẻ cho người xem.

Ánh sáng và màu sắc được chọn là ngôn ngữ chính, dẫn dắt khán
thính giả vào một sàn diễn là một đường thẳng đơn giản, cắt ngang một màu đen huyền
ảo của toàn bộ khán phòng. Chỉ có ánh nến lung linh và tiếng violon thanh thoát, mở ra
một không gian vô tận.
Lấy cảm hứng từ chiếc điện thoại di động V3 Moto Noir màu đen (của Motorola)
các nhà thiết kế thời trang Kiều Việt Liên, Trương Thanh Long, Việt Hùng và Văn Thành
Công đã thiết kế những bộ trang phục bằng màu đen quyến rũ. Các nhà thiết kế đã làm
chủ được màu đen và biến màu này thành những bộ trang phục ấn tượng. Chương trình
này là chương trình đặc biệt của Motorola dành cho người tiêu dùng để họ hiểu thêm về
giá trị của chiếc điện thoại màu đen V3 Moto Noir.
Những thiết kế của Văn Thành Công trở nên lãng mạn và thanh lịch hơn, với
màu sắc đen tuyền quý phái. Trương Thanh Long lại hiện đại và gợi cảm hơn với những
đường cắt táo bạo. Việt hùng với những điểm xuyết bằng bạc trên màu đen đã khiến cho
những trang phục của anh như tự toả sáng. Còn Kiều Việt Liên lại thật dịu dàng và kiêu
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 15
sa với những đường nét thanh tú… Sự hoà quyện của các bộ sưu tập càng được tôn lên
bởi tiếng hát của Hồ Quỳnh Hương, Quang Dũng, Mỹ Linh bỗng thật mới mẻ trong bộ
đầm đen gợi cảm.
Cuộc trò chuyện như kéo dài mãi cùng với âm nhạc, thời trang. Sự có mặt của
Chi Bảo - chàng Lục vân tiên hào hoa đầy nghĩa khí và cũng là MC mới tinh của Kim tự
tháp (1 gameshow của HTV) – đã làm cho không khí của buổi giao lưu thêm phần sôi
động. Đều là chủ sở hữu đầu tiên của V3 Moto Noir, Quang Dũng, Mỹ Linh, Chi Bảo, Hồ
Quỳnh Hương có vẻ rất ấn tượng với chiếc điện thoại mới này “Màu của đêm” kết thúc
bằng màn múa hiện đại và cuộc trình diễn V3 Moto Noir quyến rũ… khán giả dường như
vẫn muốn nán lại trong khán phòng để thưởng thức hương vị ngọt ngào của những bài
hát mà mình yêu thích.
 Ngày hội âm nhạc “Moto E398 Hijacked by MTV”
Các khách hàng yêu thích vẻ khỏe khoắn và năng động của điện thoại di động
Motorola đã thực sự hứng khởi với ngày hội âm nhạc cực kỳ sôi động và khác biệt do
Motorola Việt Nam tổ chức với sự hỗ trợ của FPT Mobile vào ngày 14/8/05 tại Triển lãm

Giảng Võ, Hà Nội và ngày 20/8/05 tại sân Lan Anh, TP. Hồ Chí Minh. “Ngày hội Âm
nhạc” mở cửa tự do dành cho các bạn trẻ. Đến với ngày hội âm nhạc Motorola, quý
khách hàng sẽ được tham gia vào không khí MTV sôi động chỉ với Motorola E398
Hijacked.
Ngày hội âm nhạc “Moto E398 Hijacked by MTV” được thiết kế như một sân
chơi âm nhạc dành cho thanh thiếu niên với nhiều hoạt động vui chơi ấn tượng ở các khu
vực: Hip hop, Sáng tạo, khu tải nhạc và hình ảnh, Bức tường tranh… Những hoạt động
liên tục diễn ra trong ngày (9h-22h) còn là một cơ hội để các bạn trẻ có thể “mắt thấy tai
nghe” về những tính năng độc đáo của E398 Hijacked by MTV. Đặc biệt, các bạn trẻ còn
có cơ hội hòa mình vào các giai điệu trẻ trung và sôi động trong chương trình âm nhạc từ
20h – 22h với các DJ và ca sỹ trẻ, nhóm nhạc nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh
Vân, Việt Quang, Tiến Đạt, Nhóm MTV, Nhóm Trio666, Nhóm Mắt Ngọc, nhóm Thiên
Thần, vũ đoàn Hoàng Thông, nhóm nhảy Big Toe
Ngoài ra, khán giả sẽ được khám phá một kiệt tác âm thanh mới E398 Hijacked
by MTV với các trò chơi hấp dẫn, đồng thời có cơ hội trở thành chủ nhân may mắn của
một trong năm chiếc điện thoại E398 Hijacked by MTV do Motorola Việt Nam trao tặng.
Đặc biệt đến tham dự ngày hội âm nhạc, nếu bạn đang muốn sở hữu cho mình một chiếc
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 16
Các bạn trẻ giao lưu với ca sĩ
Ngô Thanh Vân.
điện thoại Motorola thì gian hàng của FPT Mobile sẽ làm bạn thực sự hài lòng với các
model mới, hiện đại và chất lượng phục vụ tốt nhất.
Sau khi tìm hiểu về hãng Motorola Việt Nam và cách thức tổ chức, thực hiện
một số event đáng chú ý, nhóm tiến hành phân tích chiến lược Marketing – Mix của
hãng.
2.2. Tìm hiểu chiến lược sản phẩm của hãng Motorola.
Trước tiên, ta tìm hiểu sơ lược về các sản phẩm hiện tại mang nhãn hiệu
Motorola.
2.2.1. Giới thiệu các dòng sản phẩm.
Hãng Motorola chia các sản phẩm của mình thành 4 dòng như sau:

 MOTOLIFE:
 Một số sản phẩm tiêu biểu:
 C390: Đơn giản, dễ sử dụng.
▪ Sành điệu với tai nghe Bluetooth.
▪ Rộn ràng với nhạc chuông MP3.
▪ Xem phim thỏa thích với MPEG4 PlayBack.
▪ Màn hình rộng sắc nét 65.000 màu.
▪ Thỏa sức sáng tạo với tính năng tự tạo nhạc chuông Motomixer.
▪ Vui nhộn với tính năng gán ảnh cho người gọi.
 C139: Nổi bật lên với màn hình TFT trong suốt 65.000 màu. Sản phẩm mới của
Motorola, C139 được thiết kế khá nhỏ gọn, cơ bản và đơn giản, mang đầy đủ các tính
năng của điện thọai di động. Đối tượng khách hàng của sản phẩm này mà Motorola nhắm
tới là những người bình dân, thích cuộc sống giản dị
 C157: Tích hợp những tính năng cơ bản của một thiết bị cầm tay: nghe, gọi, nhắn tin.
Dáng thanh khoẻ khoắn, nhỏ gọn vừa tay, phím bấm thiết kế tạo hình làn sóng, menu
chọn thân thiện, dễ sử dụng, C157 cho người dùng cảm giác hài lòng và tin cậy.
 C261: Đủ những tính năng của một chiệc điện thoại cao cấp như màn hình TFT,
65.536 màu, độ phân giải 128 x 160 pixels, máy ảnh VGA, chuông 32 âm sắc, tin nhắn
SMS, EMS, MMS. Điện thoại C261 hỗ trợ GPRS có thể truy cập vào các trang WAP bất
kỳ lúc nào.
 C257: Khá ấn tượng với màn hình TFT, 65.536 màu, độ phân giải 128 x 160 pixels.
Chuông 32 âm sắc, tin nhắn SMS, EMS, MMS giúp khai thác hết những tinh năng cao
nhất của tin nhắn hiện nay. Điện thoại C257 hỗ trợ GPRS giúp có thể truy cập vào các
trang WAP bất kỳ lúc nào.
 C168: Với những tính năng như màn hình màu, MMS, tuổi thọ pin cao, đặc biệt tính
năng nghe FM với tai nghe kèm theo, Motorola C168 xứng đáng là chiếc điện thoại đáp
ứng một cách hoàn hảo những nhu cầu liên lạc thiết yếu.
 C113: Có thể nghe - nhận cuộc gọi, gửi tin nhắn, những lúc rảnh rỗi có thể chơi game.
C113 nhỏ gọn mang nhiều tiện ích: báo thức, đồng hồ bấm giây, máy tính và chuyển
đổi tiền tệ.

Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 17
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 18
C390
C168C257C261
C139
C157
C380
C650
C201
C200
C230C300
C115
C113
C330
C117
 C650: Điện thoại thời trang Motorola C650 với tính năng tiên tiến phù hợp với những
người yêu thích giải trí và năng động. C650 với đầy đủ nhạc chuông MP3, camera VGA
4X zoom tích hợp bên trong, màn hình 65.536 màu, xem phim MPEG4, có thể tải game
Java và tin nhắn MMS. Tải nhạc chuông, hình nền, hình động, trò chơi hoặc ứng dụng,
kết hợp nhạc chuông với phần mềm MotoMixer, cá nhân hoá cuộc gọi đến với hình ảnh
(gọi ID) và màn hình ánh sáng thay đổi để phân biệt những nhịp điệu chuông, sự kiện và
trò chơi.
 C117: Tiếp nối sản phẩm trước là C115, Motorola cho ra mắt sản phẩm mới C117 với
các tính năng tương tự như hai sản phẩm trước đó. Cũng với màn hình LCD đơn sắc,
Motorola C117 tương đối dễ sử dụng với các chức năng gọi điện, nhắn tin, chuyển đổi
tiền tệ,
 MOTOCHIC:
 Tính năng chính của dòng:
 Vỏ máy làm từ chất liệu hợp kim nhôm chế tạo máy bay nên trọng lượng của máy
khá nhỏ.

 Các phím điện thoại rộng vừa đủ và cách đủ xa. Các chữ số được khắc nên không
sợ sẽ bị nhòe khi dùng móng tay để bấm. Đèn bàn phím sáng, tiện lợi cho việc xem
trong bóng tối.
 Mạng: 900/ 1800/ 1900 Mhz, GPRS Class 10
 Chuông đa âm, MP3
 Nghe nhạc MP3.
 Xem phim MPEG4
 Máy ảnh VGA.
 Quay phim.
 Điện thoại có cổng Bluetooth và kết nối USB.
 Đây là điện thoại 4 băng tần GSM/GPRS, hỗ trợ SMS, MMS và email
POP3/IMAP4/SMTP.
 Một số sản phẩm tiêu biểu
 Motorola L6: "Bữa tiệc" cho người năng động
Siêu mỏng, không dây, trang nhã, Motorola L6 mang đến những trải nghiệm
phong phú chưa từng có. Với L6, người sử dụng sẽ không bao giờ ngừng kết nối với thế
giới.
Motorola L6 được thiết kế với mục tiêu biến việc giao tiếp điện thoại trở nên tiện
lợi một cách tối đa. Có thể chat hoàn toàn rảnh tay thông qua Bluetooth, nhanh chóng kết
nối với một đồng nghiệp hoặc workgroup mà chỉ cần một lần ấn phím nhờ tính năng
"Nhấn nút để trò chuyện" (Push-to-Talk). Cũng có thể gửi tin nhắn video vô tư nhờ sử
dụng dịch vụ MMS. Ngoài ra, máy còn được trang bị loa tích hợp và có khả năng chia sẻ
thông tin không dây với mọi thiết bị tương thích Bluetooth khác.
Motorola L6 hòa trộn rất nhiều tính năng multimedia khác nhau, mang đến cho
khả năng sáng tạo hình ảnh vô tận. Một camera số VGA tích hợp kèm zoom 4x, có tính
năng tự động đặt giờ, quay và xem video clip, cũng như thiết lập album ảnh multimedia
cá nhân. Dung lượng bộ nhớ thênh thang cho phép lưu trữ thỏa thích hình ảnh, video
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 19
clips. Đó là chưa kể còn có thể chia sẻ chúng với máy tính, laptop, PDA hay các điện
thoại di động khác thông qua MMS và Bluetooth nữa.

 V3 Đen Tuyền:
Khám phá một màu đen huyền bí, đẹp đến ngạc nhiên. Kiểu dáng thiết kế sang
trọng, vỏ ngoài siêu mỏng, ẩn chứa bên trong một công nghệ vô cùng hiện đại.
Hơn cả điều kỳ diệu, một tập hợp công nghệ đang làm thay đổi thế giới ẩn chứa
bên trong chiếc điện thoại chỉ mỏng có 13,9mm, với bàn phím laser phát quang siêu
mỏng ứng dụng công nghệ khắc axít. Người sử dụng có thể xem phim với hình ảnh cực
kỳ sắc nét, màn hình hiển thị rộng 2,2 inch với âm thanh nổi và hình ảnh đẹp đến ngạc
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 20
Razr V3i
Razr V3
V1150
SLVR L6 SLVR L7PEBL U6
Razr V3x
V980
V500
nhiên. Hoạt động được với 4 băng tần hiện có của hệ ĐTDĐ GSM tích hợp công nghệ
Bluetooth, đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn mọi lúc mọi nơi.
Làm cho việc kết nối trở nên rất đơn giản, chỉ cần một cái click chuột là có thể
đồng bộ với máy tính, gởi MMS nhanh, chỉnh sửa hình ảnh, soạn thảo nhạc chuông MP3
cho chiếc ĐTDĐ V3 Black tất cả được thực hiện với cable truyền dữ liệu USB.
 SLVR L7:
Với chiều dày chưa đến 12 mm, SLVR L7 sẽ là điện thoại mỏng nhất khi nó xuất
hiện trên thị trường. Motorola SLVR L7 còn có tên gọi khác là Motorola SLVR V8. Máy
được tích hợp camera, máy chơi nhạc, chiếu video và được hỗ trợ công nghệ WAP 2.0.
Kích thước 113 x 49 x 11,5 mm và nặng 96 g, L7 là một trong những điện thoại
mỏng nhất và nhẹ nhất thuộc dòng SLVR của Motorola, mỏng hơn cả RAZR V3, phiên
bản nổi tiếng đã có mặt trên thị trường. Siêu mỏng nhưng vẫn có đầy đủ các tính năng
cao cấp, L7 hoạt động trên 4 băng tần GSM 850 / GSM 900 / GSM 1800 / GSM 1900
MHz và được hỗ trợ GPRS. Về kết nối, L7 có hỗ trợ công nghệ không dây Bluetooth.
Một tính năng đáng chú ý khác là chế độ đàm thoại Push-To-Talk, cho phép liên lạc

giống như máy bộ đàm.
Với lớp vỏ màu đen và bàn phím kim loại, điện thoại thân máy thẳng L7 trông
mỏng hơn người anh nắp gập vỏ sò V3 nhiều. Màn hình màu TFT LCD 176 x 220 pixels,
hiển thị được tới 262.000 màu. Bàn phím trông khá cách điệu với những đường ngang
hình sóng. Phím điều chỉnh hướng 4 chiều và các phím chức năng khá lớn nhưng các
phím số hơi nhỏ. Rất may là các phím số được bố trí lệch nhau nên hạn chế được nguy cơ
bấm nhầm.
Mặc dù mỏng, song L7 vẫn được trang bị 1 camera VGA (zoom số 4x) có thể
chụp ảnh ở độ phân giải 640 x 480 pixels và quay video kèm âm thanh với thời lượng chỉ
phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ. Dung lượng bộ nhớ trong chỉ có 11 MB, không cho
phép lưu được nhiều dữ liệu hình ảnh, nhưng bù lại người sử dụng có thể mở rộng khả
năng lưu trữ bằng thẻ nhớ TransFlash. Ngoài ra, máy còn được tích hợp máy chơi nhạc
MP3 và chiếu video MPEG4.
L7 được hỗ trợ WAP 2.0 để trình duyệt Internet không dây. Như vậy, ngoài tin
nhắn SMS, EMS, MMS, người sử dụng còn có thể gửi nhận e-mail và tin nhắn tức thời.
Cũng có thể streaming các bộ phim video từ trên các dịch vụ mạng của nhà cung cấp mọi
nơi, mọi lúc. Máy cũng được hỗ trợ Java MIDP 2.0, cho phép bạn tải thêm hình ảnh,
nhạc chuông, trò chơi từ mạng. L7 có nhạc chuông đa âm và MP3 và được tích hợp loa
đa âm 22 KHz.
 MOTOMEDIA:
 Tính năng chính của dòng:
 Mạng: 900/ 1800/ 1900 Mhz, GPRS Class 10
 Phím điều khiển 8 chiều
 Nghe đài FM (radio)
 Chức năng PDA thông minh
 Speakerphone
 Nghe nhạc MP3.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 21
 Xem phim MPEG4
 Máy ảnh VGA.

 Quay phim.
 Điện thoại có cổng Bluetooth và kết nối USB.
 Chuông đa âm, MGP3
 Sản phẩm tiêu biểu:
 E398 MTV:
Là phiên bản mới của Motorola E398, điện thoại E398 MTV là sự tích hợp
những công nghệ di động mới và ấn tượng nhất. Với E398 MTV hoàn toàn có thể thưởng
thức những bản nhạc MP3 yêu thích. Thẻ nhớ TransFlash dung lượng lớn cho phép lưu
vào điện thoại và mang theo bên mình tất cả những bộ sưu tập âm nhạc yêu thích, những
video clip hấp dẫn và những hình ảnh nhiều màu sắc. E398 MTV được thiết kế với phần
mền cho phép download nhạc thẳng từ máy tính về điện thoại. Đặc biệt có thể xem những
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 22
V360
E398 MTV
E680i
Rokr E1 E815 E725
Rokr E2
E680
nghệ sĩ yêu thích của mình trình diễn với chức năng xem phim MPEG4 cùng âm thanh
stereo của E398 MTV.
Camera tích hợp zoom 4x với đèn flash cho phép lưu lại những khoảng khắc
đáng nhớ. Sự kết hợp của hình ảnh, chữ viết, âm thanh và hoạt hình tạo ra tin nhắn đa
phương tiện MMS. Hơn nữa hoàn toàn có thể nhìn thấy được ai là người đang gọi đến
với tính năng hiển thị ảnh người gọi của E398 MTV.
 MOTOTECH:
 Tính năng chính của dòng:
Tính năng của một chiếc máy hỗ trợ cá nhân (PDA)
 Chụp hình kỹ thuật số
 Quay phim.
 Nghe nhạc MP3 và MPEG4

 Chuông đa âm, MP3
 Cổng hồng ngoại và cổng Bluetooth
 Màn hình cảm ứng 240x320 pixel, 65.556 màu
 Điện thoại có cổng Bluetooth và kết nối USB.
 Kết nối Internet.
 Phần mềm trình duyệt văn bản có thể mở các ứng dụng văn phòng như Word,
Excel, PowerPoint, PDF và thậm chí các file nén.
 Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện để gửi video, ảnh động, nhạc tới bạn bè và gia đình
 Một số sản phẩm tiêu biểu
 Motorola MPx220:
MPx220 hoạt động trên hệ GSM 4 dải băng tần 850/900/1800/1900 MHz. Sản
phẩm có trọng lượng 100 x 48 x 24,3 mm và trọng lượng là 110 g. Màn hình chính của
máy là loại TFT 65.536 màu, độ phân giải 176 x 220 pixels màu trong khi màn hình
ngoài CSTN 4096 màu và độ phân giải 96 x 64 pixels. MPx220 được tích hợp 1 camera
1.3 MP, đèn flash. Có thể chụp ảnh ở độ phân giải tối đa 1280 x 960 pixels và phóng to
bằng zoom kỹ thuật số 4x.
Sản phẩm có bộ nhớ trong 64 MB, có thể ghi 1000 số điện thoại khác nhau vào
44 vị trí. Nếu cần lưu trữ nhiều ảnh và các đoạn video thì có thể mở rộng khả năng lưu
trữ bằng thẻ nhớ miniSD với dung lượng cực lớn, 512 MB.
Model này được trang bị nhạc chuông 40 âm sắc và máy chơi chơi nhạc MP3,
MPEG4 với rất nhiều tính năng. Có thể gửi nhận tin nhắn SMS, MMS và email. Máy có
kết nối Bluetooth, USB nhưng không hỗ trợ cổng hồng ngoại IrDA.Vì dùng hệ điều hành
Microsoft SmartPhone 2003 nên MPx220 hỗ trợ MS Pocket Outlook, Pocket IE và truy
cập Internet WAP 2.0. Máy có thời gian đàm thoại tối đa 7 giờ và thời gian chờ tối đa
260 giờ.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 23
 Motorola A668:
Là một trong những điện tích hợp camera nhỏ nhất hiện nay, A668 mang đến
cho bạn khả năng lướt web, chụp ảnh, quay video, gửi tin nhắn MMS, biên tập ảnh trong
một thân máy đẹp và cứng cáp.

Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 24
Motorola Q
A1000
A780
A728
A1200
MPX 220
A668
MPX
A920
A1010
Với 2 phiên bản màu bạc và đen, đây là một trong những điện thoại nhỏ nhất
trên thị trường hiện nay (kích thước 92x45x24 mm). Phần nắp trên có màn hình 65.536
màu, độ phân giải 96 x 64 pixels, camera và đèn flash. Các nút điều chỉnh âm lượng và
loa phóng thanh nằm ở 2 bên sườn máy còn loa nằm ở phía sau phần thân máy trên. Chỉ
nặng 90g, song A668 mang đến cho người sử dụng chắc chắn và cứng cáp khi cầm trong
tay. Khi mở nắp ra, sẽ nhìn thấy màn hình cảm ứng TFT LCD 128 x 160 pixels, hiển thị
262.000 màu rất sống động. Màn hình có độ sáng cao, hiển thị hình ảnh khá rõ và nét. Hệ
thống menu gồm nhiều biểu tượng đại diện cho các chức năng, và chúng nhảy lên khi
được chọn. Các phím bấm được bố trí hợp lý, có độ nhạy cao. Nhìn chung, giao diện
người sử dụng tương đối dễ hiểu.
Tuy nhỏ nhắn song A668 khá giàu tính năng hơn so với nhiều điện thoại cùng
kích cỡ. Đầu tiên phải kể đến là công nghệ nhận dạng chữ viết tay mang tính đột phá của
Motorola. Khi chọn chức năng này, người sử dụng có thể có thể viết các chữ tượng hình
lên màn hình thông qua bàn phím giống như người ta vẫn thường làm đối với các PDA
cao cấp. A668 có thể nhận dạng được 2 loại chữ tượng hình là chữ Hán và Thái. Hỗ trợ
cho khả năng nhận dạng chữ viết tượng hình là phần mềm nhận dạng chữ tượng hình
dành cho điện thoại di động được Motorola phát triển có độ chính xác rất cao, cho phép
nhận dạng cả những từ Hán cổ phức tạp. Tuy nhiên, do phần mềm cần nhiều thời gian để
nhận dạng từng ký tự được nhập từ bàn phím, nên tốc độ nhập liệu bằng tiếng Anh chậm

hơn so với khi sử dụng tính năng đoán chữ thông minh T9.
Bộ phận đáng chú ý nhất ở A668 là camera 1.3 MP, cho phép chụp ảnh ở độ
phân giải tối đa 1280 x 960 pixels. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước những tính năng chụp
ảnh mà điện thoại bé nhỏ này có được. Ngoài đèn flash, máy có chế độ chụp liên tiếp,
chụp đêm, chụp hẹn giờ, cân bằng ánh sáng trắng và các chế độ màu. Thậm chí, sau khi
chụp xong có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng cho ảnh nhờ phần mềm biên tập ảnh trên
máy. A668 cũng có chế độ quay video MPEG4 ở độ phân giải VGA (640 x 480 pixels)
kèm âm thanh.
Về âm thanh, A668 được tích hợp 2 loa MIDI 64 âm sắc, mang đến âm thanh to
và rõ. Tuy nhiên, máy không hỗ trợ nhạc chuông MP3 và cũng không có khả năng chơi
nhạc MP3.Được hỗ trợ GPRS và WAP 2.0, A668 cho phép truy cập Internet không dây
để xem tin tức, gửi nhận emai, tin nhắn MMS và tin nhắn tức thời. Máy cũng được hỗ trợ
Java MIDP 2.0 nên có thể tải từ trên mạng hình nền, trò chơi, nhạc chuông.
Trong số các ứng dụng của máy, đáng chú ý nhất là đồng hồ bấm giờ, chương
trình sáng tác nhạc chuông và phần mềm chuyển đổi tiền tệ. Các tính năng nổi bật còn lại
là tạo ghi nhớ giọng nói và thực hiện cuộc gọi có hình.
 Motorola Q:
Motorola mới đây đã cho ra mắt sản phẩm điện thoại tích hợp bàn phím Qwerty
mỏng và nhẹ nhất thế giới. Máy được trang bị đầy đủ các tính năng thoại, kết nối không
dây, giải trí multimedia. Chất lượng âm thanh cũng là điểm nổi bật của phiên bản này.
Được thiết kế dựa trên kiểu dáng của dòng điện thoại RAZR và SLVR siêu mỏng
của Motorola Q là sự kết hợp giữa sức mạnh của công nghệ chế tạo điện thoại di động
tiên tiến nhất với hệ điều hành Windows Mobile 5.0 và các tính năng multimedia. Được
trang bị bàn phím Qwerty, song máy vẫn mỏng hơn các phiên bản có bàn phím này tới
50% (chỉ dày có 11,5 mm). Màn hình của Motorola Q trông khá đặc biệt, được thiết kế
theo chiều hình chữ nhật nằm ngang thay vì hình chữ nhật đứng như ta vẫn thường thấy.
Hellomoto – Nhóm Ciao Trang 25

×