Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vạn lý trường thành - di sản thế giới pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.99 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Văn hóa là nhứng sản phẩm bao gồm những giá trị vật chất và giá trị
tinh thần do con người sáng tạo nên, nó khơng phải do một cá nhận nào cụ
thể mà do cả một cộng đồng người tạo nên. Văn hóa cũng đánh giá một phần
nào quá trình phát triển của lịch sử lồi người. Trong cái văn hóa đó chúng
ta cũng biết tới một khái niệm đó là di sản văn hóa. Ấy là các tác phẩm kiến
trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất
khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các cơng trình sự kết hợp giữa
cơng trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của
chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật tồn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Không chỉ thế mà còn kể đến các tác phẩm do con người tạo nên hoặc
các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực
trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm
lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Khi nhắc đến lịch sử văn minh thế giới thì khơng thể khơng nhắc đến
lịch sử văn minh Trung Hoa. Đây là một trong những nền văn mình sớm
nhất của nhân loại và đã để lại cho loài người những thành tựu văn minh hết
sức vĩ đại và đồ sộ trên nhiều lĩnh vực và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Bắc Á và Đông Nam Á. Trung
Quốc cũng để lại cho nhân loại khá nhiều di sản thế giới.
Trong số đó phải kể đến một di sản - một cơng trình vĩ đại của người
dân Trung Hoa đó là Vạn Lý Trường Thành “cơng trình duy nhất mà khi
đứng trên Mặt Trăng có thể nhìn thấy được”. Vạn lý trường thành như một
minh chứng lịch sử cho quá trình phát triển của lịch sử Trung Hoa. Bởi Vạn
lý trường thành được xây dựng và gắn liền với các triều đại Trung Quốc, với


tầm vóc vĩ mơ thể hiện được sức mạnh cũng như ý chí của con người Trung
Quốc. Khơng chỉ thế, Vạn lý trường thành cịn là một cơng trình kiến trúc
mang nét đẹp riêng cho dân tộc Trung Quốc. Mặt khác, Vạn lý trường thành


còn là một di sản của nhân loại đã được UNESSCO công nhận là một trong
7 kỳ quan của thế giới.
Bên cạnh đó, ở Vạn lý trường thành có khá nhiều điều thú vị và khá
hấp dẫn, với tầm vóc quy mơ và kì vĩ như vậy, Vạn lý trường thành đã thu
hút chúng tôi đi tìm hiểu về cơng trình kiến trúc vĩ đại này. Tứ đó, chúng tơi
đã nghiên cứu với đề tài “ Vạn lý trường thành- di sản văn hóa thế giới”


NỘI DUNG
Chương I : Khái quát chung về Trung Quốc
I.1 Vị trí địa lí
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của đơng bán cầu, phía đơng nam của đại lục Á - Âu, phía đơng và giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình
Dương; có biên giới chung với Nga, Mơng Cổ (phía Bắc), với Kazakstan,
Kirghitan, Taghikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê
Pan, Bu Tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với
Triều Tiên (phía Đơng).
Hầu như 67% diện tích Trung Quốc là cao nguyên và núi cao; ở phía

tây, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng chiếm hơn 25% diện tích đất nước.
Tuy độ cao trung bình của cao nguyên này là 4000m, thế nhưng từ bề mặt có
các hồ nằm rải rác đó đây các dãy núi vươn cao tới hơn 6000m. Trong số 12
đỉnh núi cao nhất thế giới, Trung Quốc có đến tám đỉnh. Dọc theo ven rìa
phía bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là dãy núi Côn Luân. Ven


ría phía nam là dãy Himalaya (Hi Mã Lạp Sơn), tạo thành biên giới giữa
Trung Quốc và Nepal. Các đỉnh núi cao có tuyết phủ quanh năm. Băng giá
và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao kì thú.
Chỉ gần 25% lãnh thổ Trung Quốc nằm ở độ cao dưới 500m. Đồng
bằng Hoa Bắc, chủ yếu nằm thấp hơn dưới 100m, là khu vực đất thấp rộng

nhất ở Trung Quốc. Đồng bằng này được tạo thành bởi phù sa lắng đọng của
sơng Hồng Hà. Các đồng bằng thấp khác của Trung Quốc chỉ có ở dọc
trung lưu, hạ lưu sông Dương Tử và ở một vùng châu thổ có diện tích nhỏ
hơn nhiều là châu thổ sông Châu Giang.
Khu vực tây - bắc của Trung Quốc là miền đất của các vùng sa mạc,
chiếm trên 20% tổng số diện tích đất bằng phẳng của đất nước. Sa mạc cát
lớn nhất Trung Quốc là sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ven rìa
phía bắc sa mạc này. Một số thương gia đã bị lạc trong hành trình vì bão cát
và cái đói khát làm cho họ hoang mang.
Trung Quốc có nhiều sơng, nhưng cho đến nay Dương Tử và Hồng
Hà vẫn là những con sơng quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên
Thanh Tạng và có dịng chảy nhìn chung đổ về phía đơng.
Dương Tử là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380km.
Đoạn thượng nguồn trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông
phải len qua những hẻm núi sâu và hẹp nên có nhiều ghềnh đá. Sau khi chảy
qua các dãy núi nằm ở phía đơng của Đập Tam Hiệp nổi tiếng, con sông bắt
đầu xuôi về miền đồng bằng. Lịng sơng tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc
qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của sông Dương Tử
trải rộng từ Nam Kinh đến biển Hoa Đơng.
Hồng Hà là sơng dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464km. Ở
vùng thượng lưu, sông chảy qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh
thành một vòng cung khổng lồ ơm lấy cao ngun Hồng Thổ. Đoạn sông


này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng phù sa trên hành trình ra biển. Với
nguồn đất đó, Hồng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải
tới 1,6 tỷ tấn phù sa. Ở hạ lưu lịng sơng bị bồi cao nên có đoạn lịng sơng
cịn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến 10m. Địa hình tiêu biểu của
Đồng bằng Hoa Bắc là hệ thống đê điều dài 700 km chạy dọc hai bên bờ
sông Hồng Hà.Những con sơng chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì

nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nơng nghiệp sớm phát triển. Ngồi ra, Trung
Quốc cịn có hai hồ lớn là hồ Động Đình ở Hồ Nam và hồ Thái Hồ ở Giang
Tơ, cũng góp phần cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp. Các con song được
xem là biểu tượng của chí khí, bản lĩnh, lịng bao dung của dân tộc, thường
xuất hiện trong thơ văn, hội họa, truyện dân gian.
I.2 Lịch sử hình thành
Là một đất nước đã tồn tại lâu đời và từng có một thời q khứ huy
hồng rực rỡ, văn hóa Trung Quốc có rất nhiều nét độc đáo. Trung Quốc là
một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với lịch sử tồn tại ít
nhất trên 3.500 năm.
Thời kì cổ đại:
Trung Quốc đã trải qua xã hội nguyên thủy và bước vào thời kì cổ đại.
thời kì này ở Trung Quốc có ba vương triều nối tiếp nhau là nhà HạThương- Chu.
Nhà Hạ ( TK XXI đến XVI TCN)
Theo truyền thuyết, trong thời gian Hạ Vũ trị vì, Vũ đã phát minh ra
lối tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm
nô lệ. Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong
dòng họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên
ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày
nay) để đóng đơ. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh


phá lẫn nhau, luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã
hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu
xuất hiện. Từ khi lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền
thuyết, đời Hạ đã có 9 cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời
kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng.
Sau 4 thế kỉ, đến thời vua Kiệt, bạo chúa nổi tiếng đầu tiên triều hạ bị
diệt vong.
Nhà Thương ( TK XVI- XVII TCN)

Người thành lập nước Thương là Thang. Nhân khi vua Kiệt tàn bạo,
nhân dân oán ghét, Thang đã đem quân diệt Hạ.
Thời nhà Thương thì Người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng thau, chữ viết
đồng thời cũng đã ra đời. Đến thời vua Trụ cũng là một bạo chúa nổi tiếng
đã bị nhà Chu tiêu diệt.
Nhà Chu ( TK XI- III TCN)
Người thành lập ra triều nhà Chu là Văn Vương. Trong hơn 8 thế kỉ
tồn tại, triều Chu được chia làm hai thời kì đó là Tây Chu và Đơng Chu. Từ
khi thành lập đến 771 TCN, triều Chu đóng đơ ở Cảo Kinh ở phía Tây nên
gọi là Tây Chu. Đây là thời kì mà đất nước Trung Quốc ổn định tương đối.
từ năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ở phía Đơng, từ đó gọi là
Đơng Chu. Thời Đơng Chu tương đương với 2 thời kì Xuân Thu ( 722-481
TCN) và Chiến Quốc ( 403-221 TCN).
Thời kì trung đại:
Đây là thời kì thống trị của các vương triều phong kiến trên đất nước
Trung Quốc thống nhất.
Thời kì này bắt đầu từ năm 221 TCN tức là khi Tần Thủy Hoàng
thành lập Triều Tần cho đến năm 1840, lúc xảy ra cuộc chiến tranh Thuốc


phiện giữa Trung Quốc và Anh khiến cho Trung Quốc từ một đất nước
phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Trong thời gian hơn 2000 năm đó, Trung Quốc đã trải qua nhiều triều
đại như: Tần, Tây Hán, Tân, Đơng Hán, thời kì Tam Quốc: Ngụy- TầnHán…
Trong thời trung đại Hán, Đường, Tống, Minh là những vương Triều
lớn, đó cũng là những thời kì Trung Quốc rất cường thịnh và phát triển về
mọi mặt, Nguyên và Thanh cũng là hai triều đại lớn, nhưng triều Nguyên lại
do người Mông Cổ sáng lập, triều Thanh do tộc Mãn Châu lập nên. Trong xã
hội tồn tại mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp rất gay gắt, vì thế đã hạn
chế sự phát triển về văn hóa, triều nhà Thanh tuy tồn tại đến năm 1911,

nhưng ngay từ năm 1840 thì tính chất của xã hội Trung Quốc đã thay đổi
nên đã chuyển sang thời kì lịch sử cận đại.
Năm 1912 chế độ phong kiến Trung Quốc hồn tồn sụp đổ và Tơn
Trung Sơn thành lập Trung Hoa dân quốc. Ba thập kỉ tiếp theo là thời kì nội
chiến Trung Quốc và chiến tranh Trung – Nhật. Năm 1949, Đảng Cộng sản
Trung Quốc giành thắng lợi và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa.
Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đáo,
tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu
nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sơng Hồng
Hà. Việc quy định bắt buộc sử dụng một hệ thống chữ viết chung của Hoàng
Đế nhà Tần vào thế kỷ thứ 3 TCN và sự phát triển một ý thức hệ tư tưởng
quốc gia dựa trên Khổng giáo ở thế kỷ thứ 2 TCN, đã đánh dấu sự xác lập
nền văn minh Trung Quốc. Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là luôn
thay đổi giữa các giai đoạn đồng nhất và chia rẽ chính trị, thỉnh thoảng lại bị
các nhóm dân tộc bên ngồi chinh phục, một số nhóm thậm chí đã bị đồng


hóa vào bên trong dân tộc Trung Quốc. Những ảnh hưởng chính trị và văn
hóa từ nhiều phần của Châu Á, tràn tới cùng những đợt sóng di dân liên tục,
đã hịa trộn để tạo thành hình ảnh của Văn hóa Trung Quốc ngày nay.
Dưới thời quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều
đại. Người Trung Quốc cổ đại gọi các tộc lạc hậu ở phía nam là Man, ở phía
đơng là Di, ở phía tây là Nhung và ở phía bắc là Địch; cịn nước họ là quốc
gia văn minh ở giữa nên họ gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Tuy nhiên, từ
này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa phải là tên
nước. Đến năm 1912, chữ Trung Hoa mới trở thành quốc hiệu chính thức
nhưng thơng thường ta quen gọi là Trung Quốc.

Chương II : Vạn lý trường thành – Di sản văn hóa Thế Giới

II.1 Q trình xây dựng Vạn lý trường thành
II.1.1 Quá trình xây dựng
Trên thực tế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ Xuân Thu (770476 trước Công nguyên), Chiến Quốc (475 - 221 trước Cơng ngun),
nhưng khi đó nó chỉ là những bức tường thành riêng lẻ. Khi đó hơn 20 nước
là Sở, Tề, Yên, Nguỵ, Hàn, Triệu, Tần… đã xây dựng những bức tường
thành nhằm ngăn chặn sự tấn công của các quốc gia khác cũng như giặc
Hung Nô.
Chỉ đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước, những trường
thành kể trên mới chính thức được hợp nhất tạo nên Vạn Lý Trường Thành.
Sau khi nhà Tần xây dựng được bức tường dài 10.000 dặm (221 - 207 trước
Công nguyên), nhà Hán, nhà Nguỵ, nhà Tề, nhà Tuỳ, nhà Liêu, nhà Tần, nhà
Minh tiếp tục công cuộc duy tu, bảo dưỡng, kéo dài Vạn Lý Trường Thành.


Nhà Tần có cơng tạo dựng nên Vạn Lý Trường Thành, nhà Hán và
nhà Minh có cơng kéo dài Vạn Lý Trường Thành như ngày nay, còn những
triều đại khác chỉ đóng góp theo kiểu duy tu, bảo dưỡng.
Tới đời nhà Minh (1368 1644), Vạn Lý Trường Thành mới
thực sự được hồn chỉnh bởi ngồi
việc bảo quản 5.000km tường thành
có từ trước đó, người ta cịn cho
nâng cấp tới 18 lần và xây thêm
1.000km tường thành nữa. Khu vực
mà ngày nay thấy được là những
tường thành được xây dựng từ thời
nhà Minh để lại.
II.1.2 Không gian và thời gian xây dựng
Với mục đích và chủ thể trên thì Vạn Lý Trường Thành nắm ở phía
bắc lãnh thổ Trung Quốc, từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải. Ở phía
đơng nam Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, hay nói cách khác là bắt

đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, uốn khúc chập chùng chạy
sang phía đơng đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc).
Thời gian được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều
khoảng từ thế kỷ V TCN cho tới thế kỷ XVI. Có năm đoạn thành chính: 208
TCN (nhà Tần), thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán), thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ), 1138 –
1198 (Thời Nam Tống), 1368 – 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch
của nhà Minh). Đây là những thời gian đất nước Trung Quốc có các cuộc
giao tranh với các thế lực phương Bắc.
Vạn Lý Trường Thành là cơng trình xun suốt khoảng 20 thế kỷ liên
tục, chứng kiến gần như suốt những giai đoạn lịch sử quan trọng nhất của


Trung Hoa. Nhưng người ta vẫn nhấn mạnh vai trò của nhà Tần, hay cụ thể
hơn là Tần Thủy Hoàng đối với cơng trình này, có lẽ vì Tần Thủy Hồng là
Hồng đế đầu tiên, người đã có cơng thống nhất các vương quốc nhỏ thành
một nước Trung Quốc có vóc dáng gần như đất nước Trung Quốc hiện nay,
cũng đồng thời Vạn Lý Trường Thành lần đầu tiên được nối lại thành cơng
trình lớn. Bản thân ơng là nhân vật lịch sử lỗi lạc, lực lượng tham mưu cho
ông cũng tồn tâm tồn ý cho mục đích xây dựng nước lớn. Do vậy mà Nhà
Tần tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng đã để lại nhiều cơng trình,
nhiều câu chuyện chính sử cũng như dã sử nổi tiếng, trong đó có các câu
chuyện về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
Như vậy, với chủ thể đa sắc tộc có số lượng dân đơng nhất thế giới đã
từng là đại đế quốc chinh phạt nhiều nơi nay xây dựng nên cơng trình Vạn
Lý Trường Thành làm biên giới nhân tạo, đồng thời là hành lang bảo vệ đất
nước trên một không gian vĩ đại hơn 6.000 km (dài hơn bất kỳ các cơng
trình kiến trúc cổ kim, đơng tây, từ xưa đến nay) trong một khoảng thời gian
vô cùng dài hơn 20 thế kỷ, Vạn Lý Trường Thành xứng đáng là kỳ quan văn
hoá do con người tạo ra. Bức tường thành này đã trở thành Di sản thế giới
của UNESCO năm 1987. Người Trung Quốc có câu: “Bất đáo Trường

Thành phi hảo hán”.
II.1.3 Vật liệu xây dựng
Việc xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành vừa là một kỳ tích, vừa là
sự tiếp nối của các triều đại. Chính vì Vạn Lý Trường Thành được xây dựng
qua nhiều triều đại nên nguyên vật liệu để xây dựng cũng không nhất quán.
Tuy nhiên nguyên vật liệu chủ yếu vẫn là đất, sỏi, gạch, ngói và vơi.
Vật liệu xây dựng cũng tùy theo từng địa phương. Ở những nơi sẵn đá
thì dùng đá để đắp Trường Thành, cũng có những nơi vẫn dùng gạch nung.
Gần Bắc Kinh bức tường được làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ.


Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những
vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tường sau đó nén đất và gạch đá vào
giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một khối duy nhất.
Ở một số vùng các khối đó được gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính
của gạo và lịng trắng trứng cũng được dùng trong xây dựng. Rùng rợn hơn
nữa cịn có những lời đồn đại khi xây bức tường thành, cần phải huy động
một số lượng lớn nhân lực, phần đông số họ là những nông dân bần cùng.
Họ vừa xây thành vừa bị đánh đập thúc giục nên hầu hết đều bỏ mạng trong
khi “làm nhiệm vụ”. Xác của những người này bị ném hết vào cơng trình,
sau đó phủ đất lên.
II.1.4 Nguồn nhân lực xây dựng
Sử sách cũng như dân gian từng nói rằng, để tạo dựng nên Vạn Lý
Trường Thành, hành chục triệu người dân cùng binh lính đã phải lao động
cực nhọc trong một thời gian dài và đã có khơng ít người phải bỏ mạng.
Được biết, chỉ riêng việc kết nối các bức tường thành riêng lẻ để tạo nên
Vạn Lý Trường Thành, nhà Tần đã huy động 300.000 lính và hàng triệu
người dân đi lao dịch trong suốt 10 năm liền. Đến thời Bắc Tề, gần 2 triệu
công nhân được huy động để xây dựng 450km nhằm kéo dài thêm Vạn Lý
Trường Thành.

Dọc theo Vạn Lý Trường Thành người ta lập nhiều tháp canh để khi
bị địch tấn cơng họ sẽ dựng một cột khói nếu quân địch dưới 500 người, 2
cột khói nếu quân địch dưới 3.000 người… Nhưng theo quy định thời nhà
Minh thì dựng một cột khói và bắn một phát pháo thể hiện quân địch có
khoảng 100 người, dựng hai cột khói và bắn hai phát pháo thể hiện quân
địch có khoảng 500 người, dựng ba cột khói và bắn pha phát pháo thể hiện
quân địch có trên 1.000 người. Nhờ có Vạn Lý Trường Thành mà nhiều triều
đại đã đứng vững trước sự tấn công của ngoại xâm, cũng như nội loạn.


Vạn Lý Trường Thành được xây bằng đất nện với các tháp canh ở
khoảng cách đều nhau. Thời đó, triều đình bắt người dân phải đắp thành và
họ thường xuyên bị bọn cướp tấn công. Số người chết nhiều tới mức các
công trường được gọi là “Nghĩa địa dài nhất Trái đất” và có số liệu cho biết
khoảng 1 triệu người đã chết trong quá trình xây dựng.
II.2 Quần thể kiến trúc Vạn Lý Trường Thành
Nói tới Vạn Lý
Trường Thành không
thể bỏ qua những cửa ải
nổi tiếng tại đây. Đầu
tiên phải kể tới là Sơn
Hải quan bởi đây là khởi
điểm và là cửa ải đầu
tiên của Vạn Lý Trường
Thành. Tiếp đến là Gia
Dụ quan, khởi điểm phía
Tây của Vạn Lý Trường Thành và được xây dựng năm 1372. Nương Tử
quan (trước đó có tên gọi Vi Trạch quan) là một trong những cửa ải hiểm trở
nhất, dễ phịng thủ, khó tấn công của Vạn Lý Trường Thành. Nhạn Môn
quan là một trong những cửa ải có vóc dáng hồnh tráng nhất của Vạn Lý

Trường Thành bởi hai bên là những vách núi dựng đứng…
Điểm nhấn trên hàng ngàn dặm của Trường Thành chính là các cửa ải.
Đó là những nơi tập trung đơng qn canh gác vì là cửa ngõ để ra vào vùng
đất được bảo vệ. Có khá nhiều cửa ải nổi tiếng trong hàng ngàn năm lịch sử
của Trường Thành.


II.2.1 Sơn Hải Quan
Sơn Hải Quan là cửa ải
đầu tiên ở phía đơng, và vẫn cịn
trong tình trạng tốt. Nơi đây gắn
với sự kiện người Mãn Châu
vượt Trường Thành vào Trung
Quốc, đánh dấu sự sụp đổ của
nhà Minh cũng như vai trò quân
sự của Vạn Lý Trường Thành.
Tường thành tại pháo đài Sơn
Hải Quan cao 14m và dày 7m.
Người đầu tiên xây dựng Sơn Hải Quan là Từ Đạt, vị tướng nổi tiếng
của nhà Minh. Với con mắt sắc bén về quân sự, Từ Đạt đã xây dựng Sơn Hải
Quan để kiểm soát được núi, lại khống chế được biển. Cửa ải này có 4 cửa,
cửa phía Đơng có một bức hồnh phi với dịng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan".
Bức hoành phi dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng
1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết,
nhưng dưới bức hồnh phi khơng có lạc khoản tên ơng.
Truyền thuyết kể rằng khi viết bức hồnh phi này, Tiêu Hiển đã viết
một mạch là xong, sau khi viết xong và ngắm lại ơng có chút khơng hài lòng
đối với chứ "Nhất", và nhiều lần viết lại, những vẫn khơng hài lịng. Ơng
liền quẳng bút và vào qn rượu dưới chân núi vừa uống rượu vừa nghiền
ngẫm. Người hầu trong quán quen tay vạch một đường trên bàn, để lại vệt

nước. Tiêu Hiển trông thấy vệt nước liền vụt đứng dậy là nói liến thoắng
"tuyệt quá" "tuyệt quá". Thì ra vệt nước đó là chữ "Nhất" kỳ diệu. Tiêu Hiển
liền viết chữ "nhất" này lên bức hoành phi và trở thành bức hoành phi thiên


cổ. Bởi vậy Tiêu Hiển khơng ghi tên mình vào chỗ lạc khoản, khiến cho bức
hoành phi này là một trong số rất ít bức khơng có lạc khoản.
II.2.2 Gia Dụ Quan
Cịn được gọi là Hồ Bình Quan,
là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây
của Trường Thành, trên địa bàn thành
phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây
dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.
Gia Dụ Quan là cửa ải cực Tây,
kiểm soát con đường ra vào Tây Vực,
được quan quân nhà Minh xây dựng theo tuyến bắc nam. Phía bắc là Huyền
Bích trường thành dài 8,6 km chạy đến Hắc Sơn, phía nam là Minh Tường
trường thành dài 7,6 km, dẫn đến vực sâu do dịng sơng băng Thảo Lại Hà
làm thành một hào lũy tự nhiên. Tâm điểm là thành Gia Dụ Quan, vừa là cửa
ải vừa là đồn binh.
Nhưng Gia Dụ Quan thực là một thành lũy, gồm nhiều lớp thành vững
chắc kiên cố, uy nghiêm soi bóng lên sa mạc, nhất là lúc trời chiều, khi mặt
trời cũng “xuất quan” về hướng tây, quả xứng danh “Thiên hạ hùng quan”.
Trong thành có quan đạo lát gạch dành cho quan, có dân đạo nền đất là lối đi
riêng của dân chúng và thương bn; có mã đạo, đường dốc xếp đá cho ngựa
chạy lên mặt thành khi chiến đấu. Lại có điện thờ Quan Cơng với thanh long
đao và ngựa Xích thố, và một rạp hát mini.
Theo chiều đơng tây thì cửa Đơng có tên là Quang Hóa Mơn dẫn vào
trung tâm thành. Tường cao, âm thanh có thể dội đá thành tiếng vọng bay
lên mặt thành. Thành có địch lâu, tiễn lâu, đài quan sát… Phủ tướng quân

nằm gần mé tây, với tên của 18 tướng quân đã trấn nhậm nơi này. Cửa Tây
có tên Nhu Viễn Mơn, đóng mở theo lịch của mặt trời mỗi ngày. Con đường


xuất quan rộng chừng 3m, lát đá, những phiến đá rộng, oằn mình ghi lại vết
lõm của thời gian.
II.2.3 Nương Tử Quan
Hay gọi khác là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh
Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phịng khó cơng nên được
mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Hồi đầu nhà Đường, cơng chúa Bình
Dương, con gái thứ 3 của Lý Un từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại
đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa
được gọi là “nương tử quân”. Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành
Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đơng mơn thành trì Nương Tử Quan
cịn có 5 chữ “Trực thuộc Nương tử Quan”.
II.2.4 Ngọc Mơn Quan
Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đơn Hồng, tỉnh Cam Túc.
Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương
thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.
Ngọc Môn Quan là
trạm biên giới xa nhất về
phía Tây của Trung Hoa lúc
đó. Khu vực này khoảng
373km². Ngọc Môn Quan
được xây bằng đất hoàng
thổ, dài 24,7m, ngang 26,5m
và cao 10,7m.
Tục gọi thành Tiểu Phương Bàn, khoảng 90km về phía Tây Bắc của
thành phố Đơn Hồng, tỉnh Cam Túc là một trong những cái ải quan trong
nối liền con đường tơ lụa với địa phận Trung Quốc được thiết lập 2 lần vào



đời Hán và Đường, Ngọc Môn Quan là nơi văn nhân mặc khách ngâm vịnh
của Trung Quốc từ ngàn xưa.
Ngọc Mơn Quan bây giờ đã là phế tích, nằm chơ vơ trên đồi nắng,
làm bạn với gió và những bụi cỏ có tên “cỏ gai lạc đà” vì chỉ có lạc đà mới
có thể nhấm nháp được chúng mà thơi. Bên kia đồi là một hồ nước trắng bạc
một màu sương tuyết, xa xa là trập trùng núi.
II.2.5 Biển Đầu Quan
Cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất khơng bằng
phẳng, phía đơng cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu
Quan.
II.2.6 Nhạn Môn Quan
Nằm trên một thung lũng
ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có
khí thế hồnh tráng, hai bên là
vách núi dựng đứng, chỉ những
con nhạn, con én mới bay qua
được mà chỉ bay dọc theo thung
lũng qua phía trước cửa ải, bởi
vậy mọi người mới gọi là Nhạn
Môn Quan.
Cái tên Nhạn Môn Quan xuất phát từ địa thế hiểm yếu khiến ngay cả
bầy chim nhạn cũng phải bay men theo vách núi mới qua được ải. Nhạn
Mơn Quan ở phía Bắc chim nhạn bay kín trời, là nơi Chiêu Quân sang xứ
Hồ. Ngọc Mơn Quan ở phía Tây, nhưng khơng phải thị tay xuống đất là có
ngọc cầm chơi, mà chỉ vì tất cả ngọc nhập vào đất Trung Hoa đều đi qua
cổng này.



II.2.7 Cư Dung Quan
Ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.
II.2.8 Các tháp canh
Bức tường thành được bổ sung những điểm đóng qn bảo vệ, để
những người lính bảo vệ có thế rút lui nếu qn địch q đơng.
Mỗi tháp chỉ có một lối lên
duy nhất và các cửa vào cũng như
đường lên rất hẹp làm cho những kẻ
tấn công dễ bị rối loạn. Tháp canh
được xây dựng trên từng đoạn của
vạn lý trường thành. Các tháp canh
được bố trí sao cho nó nằm trong
khu vực quan sát của 2 tháp canh
bên cạnh… Tin tức được truyền bằng khói hiệu hoặc tiếng trống. Trên
đường về trung tâm có các điểm dừng nơi người truyền tin có thể đổi
ngựa…


Chương III :Vạn Lý Trường Thành – Những giá trị nổi bật
III.1 Giá trị về mặt quân sự, quốc phòng
Trường Thành được coi là
“một trong bảy kỳ quan lớn của
thế giới”, là công trình phòng
thủ quân sự cổ đại lớn nhất trên
thế giới. Trường thành hùng vĩ
chạy dài hơn 7000 Km trên bản
đồ Trung Quốc. Năm 1987,
Trường thành được đưa vào
“Danh mục di sản thế giới”.
Lịch sử xây dựng Trường thành

có thể ngược dòng thời gian đến
với thế kỷ thứ 9 trước công nguyên, hồi đó, để phòng thủ sự xâm phạm của
một số dân tộc miền Bắc, chính quyền khu vực Trung nguyên Trung Quốc
hồi bấy giờ cho nối những phong hỏa đài hoặc thành lũy canh phòng thành
những bức tường dài tại vùng biên giới, hình thành Trường thành. Đến thời
Xuân Thu Chiến Quốc, các nước Chư hầu xưng bá, xảy ra chiến tranh liên
miên, để phòng chống nhau, những nước lớn liền tới tấp lợi dụng những dải
núi ở gần biên giới để xây dựng Trường Thành. Đến năm 221 trước công
nguyên, sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng cho nối những
đoạn Trường thành do các nước chư hầu xây dựng trước đây lại với nhau,
hình thành một dải bình phong xuyên qua các đỉnh núi thuộc vùng biên giới
miền Bắc Trung Quốc, để chống lại sự tấn công của kỵ binh dân tộc chăn
nuôi trên thảo nguyên Mông cổ miền bắc, Trường thành hồi đó chỉ dài hơn
5000 Km. Đến thời nhà Hán sau thời nhà Tần lại cho nối Trường thành dài
thêm hơn 10 nghìn Km. Trong lịch sử hơn 2000 năm, các nhà thống trị các


thời kỳ khác nhau Trung Quốc đều cho xây dựng Trường Thành có độ ngắn
dài khác nhau, tổng cộng dài hơn 5 vạn Km, tương đương với khoảng 10 vạn
dặm, dài hơn cả chiều dài của một vòng quanh trái đất.
Trường Thành mà
chúng ta thường nhắc đến
ngày nay là chỉ đoạn
Trường Thành xây dựng
vào thời nhà Minh (1368 1644), nó bắt đầu từ Gia
Dụ Quan tỉnh Cam Túc ở
phía Tây Trung Quốc, cho
đến sông Áp lục tỉnh Liêu
Ninh ở phía đông, Trường
Thành xuyên qua 9 tỉnh,

thành phố và khu tự trị, tổng cộng dài 7300Km, tương đương với hơn 14
nghìn dặm, cho nên được gọi là Vạn Lý Trường Thành. Là công trình phòng
ngự quân sự, Trường Thành được xây dựa vào vách núi và xuyên qua sa
mạc, thảo nguyên, đầm lầy, địa hình của những khu vực Trường Thành đi
qua hết sức phức tạp, các thợ xây dựng đã căn cứ địa hình khác nhau tạo nên
kết cấu đặc biệt của mỗi đoạn Trường Thành, đã thể hiện đầy đủ tài trí thông
minh của tổ tiên người Trung Hoa.
Ngày nay Trường Thành khơng cịn được dùng làm căn cứ quân sự và
phòng thủ như thời phong kiến nữa. Nhưng những gì mà bức Trường Thành
đóng góp cho lĩnh vực qn sự, quốc phịng thời phong kiến là điều khơng
thể phủ nhận. Qua lịch sử ta có thể khẳng định đây là một pháo đài quân sự
dài và kiên cố, đã bảo vệ cho dân tộc Hán tránh khỏi sự xâm lấn của các
nước xung quanh. Trường Thành ngày nay được khai thác cho hoạt động du


lịch, tham quan. Trường Thành vẫn đứng sừng sững như một minh chứng về
một thời oai hùng trong lịch sử Trung Hoa
III.2 Giá trị về mặt kiến trúc.
Trường thành chạy dài quanh co trên sườn núi, bên dưới là vách núi
treo leo, núi và tường mượn vào thế dốc sườn núi, dựa dẫm vào nhau, trong
điều kiện quân sự thời cổ, nếu muốn men theo thế dốc hiểm trở như vậy để
leo lên, lại không có chỗ nào để ẩn dựa mà tấn công lên Trường thành, là
điều không thể được. Tường thành được xây bằng những viên gạch lớn và
phiến đá dài ốp bên ngoài,
bên trong nhồi đất và đá dăm,
tường cao khoảng 10 mét,
chiều rộng mặt bằng trên nóc
Trường thành có thể cho bốn
con ngựa xếp thành hàng ngũ
song song, tức rộng khoảng 4

đến 5 mét, đây là nơi cơ động
của binh sĩ khi tác chiến và là
nơi chuyên chở lương thực,
súng đạn... Bên trong Trường thành có hầm cầu thang đá, lên xuống rất tiện.
Cách một đoạn lại có thành đài và phong hỏa đài. Thành đài dùng để chứa
vũ khí, lương thực và là nơi nghỉ của các binh sĩ, khi tác chiến có thể làm
nơi yểm trợ; khi quân địch xâm lược, các binh sĩ sẽ đốt lửa trên phong hỏa
đài, làn khói bay lên cao có tác dụng truyền tin nhanh chóng ra cả nước.
Cho đến nay, vai trò cũng như chức năng phục vụ quân sự của Trường
Thành không còn tồn tại nữa, song nét đẹp trong kiến trúc độc đáo của
Trường Thành thường khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi. Vẻ đẹp của
Trường Thành hùng vĩ, cứng rắn, hoành tráng, phóng khoáng. Nhìn từ xa,


Trường Thành cao lớn dài dằng dặc suốt vạn dặm, đường nét rõ ràng của
Trường Thành men theo triền núi, uốn khúc theo thế núi trông như con trăn
khổng lồ đang quẫy mình, hoặc như con rồng có khí thế bàng bạc; nhìn gần,
cửa ải hùng vĩ của Trường Thành, thân tường uốn mình như chảy xuống,
thành đài, góc lầu, phong hỏa đài đều dựng đứng treo leo, phối hợp với địa
thế cao thấp khác nhau, những điểm và tuyến đó nối lại với nhau, Trường
Thành tựa như một bức tranh thần kỳ, đầy sức hấp dẫn nghệ thuật vĩ đại.
Có thể nói kiến trúc xây dựng Trường Thành của người Trung Hoa cổ
đại cịn là một điều bí ẩn gây nhiều tranh cãi hiện nay, người ta không thể
nào tưởng tượng được cách ngày nay hàng ngàn năm với phương tiện xây
dựng thô sơ mà người Trung Hoa cổ đại đã xây dựng lên một bức Trường
Thành hùng vĩ đến khó tin. Qua đó cho ta thấy kiến trúc xây dựng của người
Trung Hoa cổ đại đã đạt đến một trình độ cao.
III.3 Giá trị về mặt lịch sử.
Vạn Lý Trường Thành mang ý nghĩa lịch sử và giá trị về du lịch rất
lớn. Người Trung Quốc thường nói: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”,

do vậy mà các du khách trong và ngoài nước thường lấy việc leo lên đỉnh
Trường Thành làm niềm kiêu hãnh, ngay cả các quan chức cấp cao của các
nước khi sang thăm Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Các đoạn Trường
Thành Bát Đạt Lĩnh, Tư Mã Đài, Mộ Điền Dụ nổi tiếng trên địa bàn Bắc
Kinh được bảo tồn tương đối tốt, Sơn Hải Quan ở phía cực đông Trường
Thành, được coi là “Đệ nhất quan Trung Quốc” và Gia Dụ Quan ở tỉnh Cam
Túc phía tây tận cùng của Trường Thành đều là thắng cảnh du lịch hết sức
nổi tiếng, khách du lịch nườm nượp không ngớt.
Vạn Lý Trường Thành đã tập trung trí tuệ cũng như mồ hôi và nước
mắt của muôn vàn nhân dân lao động cổ đại Trung Quốc, nó đã sừng sững
suốt ngàn năm, oai phong lẫm liệt, có sức thu hút mạnh mẽ, đã trở thành


biểu tượng cho sự truyền tiếp dòng máu cũng như tinh thần dân tộc Trung
Hoa. Năm 1987, Vạn Lý Trường Thành được đưa vào “Danh mục di sản thế
giới”.
Vạn
Thành

được



Trường

Liên

Hợp

Quốc công nhận là di sản

thế giới năm 1987, đối với
người Trung Quốc, đây là
cơng trình minh chứng cho
sự phát triển trong suốt
2.400 năm lịch sử của đất
nước này. Thế nhưng hiện
nay Vạn Lý Trường Thành
đang phải đối mặt với nguy
cơ bị hủy hoại nghiêm
trọng cả từ phía tự nhiên
lẫn con người. Thậm chí Quỹ Bảo tồn bảo tàng thế giới đã liệt Vạn Lý
Trường Thành vào danh sách “những khu vực gặp nhiều nguy hiểm nhất”.
Bên cạnh đó cùng với thời gian, sự khắc nghiệt của khí hậu và sự
thiếu ý thức của con người, Vạn Lý Trường Thành đang dần bị hao mòn,
xuống cấp. Trung Quốc nhiều năm qua đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn
và phục hồi những phần bị xuống cấp của Vạn Lý Trường Thành cũng như
siết chặt quản lý phát triển thương mại xung quanh di sản này. Trung bình
mỗi năm có khoảng 10 triệu du khách tới tham quan, du lịch tại Vạn Lý
Trường Thành. Có một thực trạng là tại nhiều đoạn tường thành, khách du
lịch đã khắc gần như kín tên của họ trên những viên gạch ở đây. Hiện nhiều
đoạn tường thành đã bị ngắn lại.


Chính vậy mà muốn giữ được nguồn di sản quý giá này thì mọi người
cần phải nâng cao ý thức của mình hơn nữa, nêu cao tinh thần trách nhiệm
của cộng đồng mà ko phải là trách nhiệm của riêng cá nhân nữa.Chúng ta
hãy chung tay cùng nhau xây dựng lại một nguồn di sản văn hóa đang bị
chúng ta ngày càng lạm dụng để khai thác này. Để mỗi lần nhắc đến Trung
Hoa tươi đẹp người ta sẽ lại không quên đến câu của miệng “ Bất đáo
Trường Thành phi hảo hán”. Vạn Lý Trường Thành một cơng trình kiến trúc

vĩ đại, một niềm tự hào,một biểu tượng mạnh mẽ nhất của con người và đất
nước Trung Hoa thời xưa và nay.


KẾT LUẬN
Đất nước Trung Hoa với một nền văn hóa, văn minh đáng tự hào, bởi
nó là một trong những nơi hình thành nên nền văn minh sớm nhất của lồi
người. Khơng những thế văn minh Trung Quốc đã trải qua hơn 4000 năm
phát triển liên tục, với nhiều thành tựu hết sức có ý nghĩa đối với cả nhân
loại. Văn minh Trung Hoa còn để lại cho người dân Trung Quốc nói riêng
mà cả nhân loại thế giới nói chung một niềm tự hào bởi những di sản văn
hóa mang tầm vóc lớn. Đó là những cơng trình kiến trúc đồ sộ, thể hiện sự
khéo léo qua bàn tay của con người cũng như công sức lao động của chính
họ. Và Vạn lý trường thành cũng khơng thể nằm ngồi những cơng trình
kiến trúc ấy.
Nhưng khi trở lại với thực tế khi mà cả thế giới đang trong sự phát
triển kinh tế toàn cầu, và Trung Quốc là một đất nước có sự biến đổi to lớn
về xã hội nhưng chính ựu biến đổi đó đã giúp họ quảng bá thêm những hình
ảnh mới về các di sản của một nền văn minh rực rỡ. Chính nó mới là giá trị
thực của văn hóa. Vạn lý trường thành tuy có được bảo vệ và nâng cấp và
bảo vệ nhưng cũng không tránh khỏi sự xuống cấp do điều kiện thiên nhiên
cũng như do ý thức của con người. Các bề mặt của tường thành còn bị sơn
vẽ. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường tới các địa điểm
xây dựng. Các phần không bị đụng chạm đến hay được sửa chữa là gần
những điểm phát triển du lịch và thường bị những người bán hàng rong và
khách du lịch làm giảm giá trị. Do đó, việc bảo vệ các di sản văn hóa trở
thành một vấn đề hết sức đáng được quan tâm. Nhất là hiện tại tình trạng
xuống cấp hay bị hư hại của một số đoạn tường thành trong quần thể kiến
trúc ấy.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo
dục, 1998
2. Nguyễn Thu Phương, Các nền văn minh cổ trên thế giới và Việt Nam,
NXB Văn hóa Thơng tin
3. Đàm Gia Kiên, Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993
4. Đỗ Đình Hãng, Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, tập 2: Văn minh
Trung Quốc, NXB Quân dội nhân dân, Hà Nội, 1996
5. Phạm Hồng Việt, Một số vấn đề văn hóa thế giới cổ đại, NXB Thuận
Hóa, Huế, 1993.
6. Một số tài liệu Internet.


×