Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VIỆT NAM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.91 KB, 31 trang )

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VIỆT NAM:
A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH:
1.1 Du lịch là gì ?
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist
Organization) thì: Du lịch là đi đến một nơi khác xa nơi thường
trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi.
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành,
tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống
định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư.
1.2 Vai trò của du lịch
Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người, giúp con người nhanh chóng hồi phục sức
khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ hiểu biết, khả
năng học hỏi của mỗi người.
Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn, mặc, ở, đi lại, giao
tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp,… đều gia tăng và có sự biến đổi
cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó là cơ hội làm giàu cho một
lãnh thổ và một quốc gia. Ví dụ, bóng đá thế giới ở Mỹ (1994) tạo
ra các dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho quốc gia này tới 4 tỉ
USD lợi nhuận. Du lịch không những làm thay đổi cấu trúc chung
của các nhu cầu, nó còn làm thay đổi cấu trúc thời gian của các
nhu cầu. Nó tạo ra các mùa, vụ, sự tăng giảm khác nhau của nhu
cầu theo thời gian trong năm. Nắm bắt được cấu trúc thời gian mà
nhu cầu du lịch tạo ra cũng sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh du
lịch làm giàu.
Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất


hàng tại chỗ của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của
nhiều ngành sản xuất trong nước, nhất là đối với hàng hóa thủ công
mỹ nghệ: đan lát, thêu, mộc, gốm sứ, tranh, ảnh, khảm, xà cừ,…
Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi, các vườn quốc gia, công
viên du lịch,… đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường; là cơ
sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hóa, tôn tạo lại các di tích
lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi các khu phố cổ, phục chế
các di phẩm văn hóa,… đồng thời giúp giải quyết việc làm cho đa
số lao động phụ ở các thành phố, thị trấn.
Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát
triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế
1.3 Các loại hình du lịch chủ yếu ở Việt Nam
- Du lịch sinh thái: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, các vườn
quốc gia,…
- Du lịch khảo sát, mạo hiểm, thể thao: đỉnh Phan Xi Păng, dãy
Lang Biang (Đà Lạt), thác Bản Dốc (Cao Bằng), biển Nha Trang,

- Du lịch truyền thống dân tộc, lịch sử văn hóa, nghệ thuật: phố cổ
Hội An, cung đình Huế, các làng nghề truyền thống,…
- Du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí: Đà Lạt, Vũng
Tàu,…
- Du lịch kinh doanh
- Du lịch tổng hợp nhiều mục đích tùy theo nhóm khách.
1.4 Tác động của du lịch
1.4.1 Đối với kinh tế
Chưa có con số thống kê chính thức nhưng chắc chắn ngành công
nghiệp không khói này đã đem lại hàng triệu việc làm cho người
lao động. Với đà tăng trưởng xấp xỉ 20% trong những năm gần
đây, doanh thu của toàn ngành ước tính đạt khoảng 30 ngàn tỷ
đồng/năm. Một dẫn chứng cụ thể là lượng ngoại tệ thu được từ chi

tiêu của khách quốc tế năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2006 đạt
2,85 tỷ USD, năm 2007 đạt 3,33 tỷ USD. Qua đó du lịch Việt Nam
đã đóng góp 3,7% vào tổng sản phẩm xã hội. Du lịch phát triển kéo
theo sự phát triển của rất nhiều ngành, nghề: hàng không, giao
thông đường bộ, khách sạn, thủ công mỹ nghệ,…
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán
cân thu chi của khu vực và đất nước. Khi khu vực nào đó trở thành
một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về
mọi hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật
tư, hàng hóa có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức
đẹp và hấp dẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị
hiện đại, sử dụng công nhân có tay nghề cao. Du lịch quốc tế xuất
khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng mà không phải qua nhiều khâu
nên tiết kiệm được lao động, đồng thời kích thích sản xuất và tiêu
dùng.
Tuy nhiên du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ ràng nhất
là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều
khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là
của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.
1.4.2 Đối với môi trường
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần
tích cực vào sự ổn định và bền vững của môi trường. Du lịch phát
triển làm tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất nhờ sử dụng đất còn trống
hoặc đất sử dụng không hiệu quả; giảm sức ép do khai thác tài
nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế; đảm bảo chất
lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các
giải pháp kĩ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng; bảo tồn và
tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại các điểm du lịch. Ngoài ra
du lịch còn góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường –
một vấn đề mà thế giới đang hết sức quan tâm.

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những
tác động tiêu cực nhất định: tại nhiều khu vực do tốc độ phát triển
du lịch quá nhanh vượt ngoài khả năng và nhận thức nên đã tạo sức
ép lớn đến khả năng đáp ứng của môi trường và thiên nhiên, gây ô
nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài, góp phần làm tăng
nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước; phát triển du lịch còn làm
tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng vốn đã rất hạn chế; các
hệ sinh thái và môi trường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương,…
1.4.3 Đối với văn hóa
Du lịch phát triển là điều kiện tốt để bảo tồn, nâng cao giá trị và
khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể,
văn hóa thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống,…
Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống
văn hóa ở một số khu vực. Cụ thể: các giá trị văn hóa truyền thống
của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc
sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ,
do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn
nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống; để
thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt
nên các hoạt động văn hóa truyền thống bị lôi ra trình diễn một
cách thiếu tự nhiên, không chuyên nghiệp hoặc làm trò cười cho du
khách, cộng với việc các mặt hàng truyền thống được sản xuất cẩu
thả làm méo mó giá trị chân thực, làm sai lệch hình ảnh của một
nền văn hóa bản địa; các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường
được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị hủy hoại, lại phải chịu thêm
tác động của khách du lịch tới thăm; các hoạt động du lịch chuyên
đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động
tín ngưỡng ở địa phương.
1.4.4 Đối với xã hội
Đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và

tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó,
du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng
lao động của con người. Khi đi du lịch, mọi người có điều kiện tiếp
xúc, gần gũi nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết và vốn sống.
Những chuyến tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn
hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào
dân tộc. Du lịch còn đóng góp rất lớn cho các họat động xã hội.
Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu, tiếp xúc giữa các cá
thể, cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất.
Quá trình giao tiếp này cũng là môi trường để các ảnh hưởng tiêu
cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng như: nạn nghiện
hút, mại dâm, trộm cướp,… Do có cách nhìn nhận về đạo đức khác
nhau, một số du khách không thấy những hành động, cử chỉ, cách
ăn mặc,… của mình là không phù hợp với phong tục truyền thống
của cư dân nơi đến du lịch, điều này sẽ tác động xấu đến nhận thức
của giới trẻ.
1.4.5 Đối với an ninh, chính trị
Trước hết phải khẳng định du lịch là chiếc cầu nối hòa bình giữa
các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tốc
xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hóa của đất nước
bạn.
Tất nhiên không phải không có những ảnh hưởng tiêu cực của du
lịch về mặt an ninh trật tự và an toàn xã hội. Du lịch là con đường
mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền,
kích động. Đội lốt du khách, có những kẻ đã thâm nhập sâu vào
nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở.
1.5 Thực trạng du lịch Việt Nam:
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của ngành du
lịch mà của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia để
phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống xã hội của từng địa

phương, từng ngành và của từng người dân sống trong xã hội
Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong
những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày
càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được
hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du
lịch.
Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách
quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế
năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006. Thu nhập từ du
lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du
lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển và đa dạng các
loại hình. Đến nay, cả nước có 8.556 cơ sở lưu trú du lịch với tổng
số 170.551 buồng, tăng 25 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng
trưởng bình quân là 12,6%/năm (trong khi đó trên phạm vi toàn thế
giới tốc độ tăng cơ sở lưu trú du lịch bình quân 3% )
Cùng với sự phát triển về số lượng, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Việt đã có những chuyển biến mạnh về chất lượng. Đến nay, cả
nước đã có tổng số 4.283 cơ sở lưu trú du lịch được xếp từ hạng
đạt tiêu chuẩn kinh doanh LTDL đến hạng 5 sao, cụ thể: 25 khách
sạn 5 sao với 7.167 buồng, 69 khách sạn 4 sao với 8.800 buồng,
144 khách sạn 3 sao với 10.307 buồng, 590 khách sạn 2 sao với
24.041 buồng, 632 khách sạn 1 sao với 16.976 buồng và 2.830
khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 42.697 buồng
Toàn ngành du lịch hiện có 230.000 lao động trực tiếp trong đó lao
động làm việc trong trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch là 120.000
Khó khăn:
Do chưa chú trọng đúng mức đến tính đa dạng về loại hình du lịch

nên đến nay, du lịch biển ở nước ta vẫn thiếu những sản phẩm du
lịch và dịch vụ cao cấp, độc đáo, có chất lượng và uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước. Việt chưa có khu du lịch biển tổng
hợp đạt trình độ quốc tế. Hải đảo là một yếu tố phát triển du lịch
biển, thu hút du khách nhưng đến nay, chưa có mô hình đầu tư
khai thác hiệu quả và bền vững. Không gian trên đảo hoàn toàn
khác với đất liền nhưng nhiều khi các địa phương lại bê nguyên mô
hình quản lý và phát triển kinh tế - xã hội trên đất liền ra áp dụng
cho các hải đảo. Các giá trị văn hóa biển truyền thống như: lễ hội
nghề cá, chọi trâu; các di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng ven biển
như: đền thờ, miếu mạo mang sắc thái biển (đền thờ Ông cá Voi,
Ngư nữ), các kiểu văn hóa làng chài, các thành tựu kinh tế qua các
hội chợ triển lãm ở các thành phố ven biển… rất hấp dẫn du khách
nhưng chưa được chú ý khai thác đúng mức.

Hiện nay, sản phẩm du lịch biển của chúng ta chưa đặc sắc, chưa
có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng của các địa phương, đất
nước
Do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa tốt nên ở khu du lịch nào
cũng bắt gặp hình ảnh những người bán hàng rong đeo bám, chèo
kéo khách mua hàng, rác thải thì bữa bãi khắp nơi. Nhiều địa
phương phát triển du lịch biển thiếu quy hoạch chi tiết và quá
“nóng” nên nhiều khi xảy ra tình trạng: cảng cá nằm trong bãi biển,
tàu thuyền qua lại và neo đậu ngay tại khu vực bãi tắm gây ô
nhiễm bãi biển, đường ống dẫn nước thải của các khu dân cư, lưu
trú du lịch đổ thẳng ra bãi biển không qua xử lý…
Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới:
Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua,
ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng

GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong
nền kinh tế quốc dân.

Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội,
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững
an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành
Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở
ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển
đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước,
phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu
hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và
tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri
thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là
thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
(ITDR) cho thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế,
bất cập thời gian qua cần xác định bước đột phá căn bản cho giai
đoạn tới là: thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội
và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất
lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là
động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân cấp mạnh về
quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm.

Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập
kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có
thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực
và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội

hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản đối
với các lĩnh vực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung
xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất
lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo,
đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế
mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng,
phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm;
liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục
đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch
có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài
ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với
thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường
khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường
khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây
Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga,
Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số
thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng
tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà
nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có
tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc,
Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.


Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên
nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục
tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du
lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch
quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc
tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ
động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao
động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ
sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực
bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc
đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu
cầu công việc.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức
phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài
nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý,
khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng
điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch.
Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc
điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du
lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng,
yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để
phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch
vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm
đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội

vùng và liên vùng.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch,
tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây
dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung
đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát
triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du
lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển
du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên
giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương
trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du
lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây
dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du
lịch.

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải
pháp triệt để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế,
chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác
giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở,
khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng
đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát
chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn
lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng
cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt
là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Về tổ chức
quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý
ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công

ty du lịch có tiềm lực mạnh
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục
đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch
có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài
ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với
thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường
khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường
khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây
Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga,
Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số
thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng
tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà
nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có
tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc,
Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên
nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục
tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du
lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch
quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc
tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ
động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao

động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ
sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực
bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc
đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu
cầu công việc.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức
phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài
nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý,
khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng
điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch.
Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc
điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du
lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng,
yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để
phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch
vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm
đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội
vùng và liên vùng.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch,
tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây
dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung
đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát
triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du
lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển
du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên

giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương
trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du
lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây
dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du
lịch.

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải
pháp triệt để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế,
chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác
giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở,
khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng
đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát
chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn
lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng
cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt
là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Về tổ chức
quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý
ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công
ty du lịch có tiềm lực mạnh.
CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM:
I.Vùng du lịch Bắc Bộ (Vùng I)
Gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc đến hết Hà Tĩnh. Vùng I có 5 tiểu
vùng, đó là:
1. Tiểu vùng du lịch trung tâm (Du Lịch nhân văn).
2. Tiểu vùng du lịch Miền núi Đông Bắc (Núi thấp, Văn Hóa
các dân tộc miền núi, Di tích Lịch Sử Cách Mạng)
3. Tiểu vùng du lịch Miền núi Tây Bắc (Trecking Tour, Văn
Hóa các Dân tộc Miền Núi, Di tích Lịch Sử Cách Mạng)

4. Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Tham quan biển)
5. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ (Nghệ An–Hà Tĩnh)-Di Tích
Lịch Sử Cách Mạng, Nghỉ dưỡng.
II. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (Vùng II)
Gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến hết Quảng Ngãi. Vùng II có 2
tiểu vùng, đó là:
1. Tiểu vùng du lịch Phía Bắc (Quảng Bình, Quảng Trị)-Du lịch
biển, hang động, Di tích lịch sử cánh mạng.
2. Tiểu vùng du lịch Phía Nam (Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam –
Quảng Ngãi) - Hành trình di sản Miền Trung
III.Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Vùng III)
Gồm các tỉnh từ Bình Định trở vào. Vùng III có 2 á vùng, trong 2 á
vùng đó có 4 tiểu vùng, đó là:
 Á vùng du lịch Nam Trung Bộ
Gồm các tỉnh từ Bình Định đến hết Bình Thuận. Á vùng Nam
Trung Bộ có 2 tiểu vùng, đó là:
1. Tiểu vùng du lịch duyên hải (Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)- Du Lịch thể thao biển, Văn
hóa Chăm.
2. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên (Bao gồm các tỉnh Tây
Nguyên)-Du Lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội.
 Á vùng du lịch Nam Bộ
Gồm các tỉnh từ Đồng Nai trở vào. Á vùng Nam Trung Bộ có 2
tiểu vùng, đó là:
• Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ - Trung tâm Thành phố Hồ
Chí Minh.
• Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ - Miệt vườn, sông nước.
Tiềm năng du lịch của mỗi vùng:
A VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ:
Vùng du lịch Bắc Bộ có tiềm năng rất phong phú và đa dạng và có

sức hấp dẫn rất đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với
các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số lượng
lớn khách du lịch.
Cảnh quan thiên nhiên
Đẹp, hung vỹ của núi rừng như thị trấn Sapa ở độ cao 1500m.
Các thác nước Bản Giốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng)
Cảnh tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như các Vườn
Quốc Gia Cúc Phương (Ninh Bình), đảo Cát Bà (Hải Phòng) với
hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, thỏa mãn trí tò mò
của du khách và lòng say mê nghiên cứu khoa học
Có những hang động bí hiểm lạ mắt (Hương Sơn – Hà Tây)
Có các bãi biển đẹp và nổi tiếng Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn
(Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) có sức thu
hút đặc biệt, nhất là Vịnh Hạ Long'
Khí hậu
Ấm áp, phù hợp với nhiều loại hình du lịch
Mùa hè nóng bức nhất từ tháng 5 đến tháng 9, đi du lịch nghỉ mát
biển
Nhiều sản vật địa phương và núi rừng
Nguồn nước khoáng theo các mạch suối tự nhiên nhằm giải khát và
chữa bệnh: Kim Bôi (Hòa Bình), Quảng Hanh (Quảng Ninh) đạt
tiêu chuẩn cao
Về mặt kinh tế - xã hội
Vùng truyền thống về sản xuất nông nghiệp: xây dựng nền kinh tế
mới có cơ cấu hợp lý và nhiều thành phần nhằm đạt được hiệu quả
cao để không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống của thiên
nhiên
Những nông sản nhiệt đới quý giá, đạt tiêu chuẩn cao: Gạo tám
thơm, Nếp cái, Đào Sapa, mận Bắc Hà, bưởi Đoan Hùng, cam Bố

Hạ, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, thuốc là Hòa An, chè Thái
Nguyên.
Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước
gồm các mặt hàng truyền thống như mây, tre, đan, sơn mài, gốm
sứ, thêu, chạm khắc, các sản phẩm từ cói….thỏa mãn nhu cầu của
du khách và xuất khẩu.
Cư dân chuộng hòa bình, cần cù lao động, thông minh sang tạo và
giàu lòng mến khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch
Về mặt văn hóa – lịch sử
Cố đô Hoa Lư- phong cảnh đền vua Đinh
Vùng này chứa đựng toàn bộ bề dày lịch sử Việt Nam. Những di
tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa
Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử
Những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu
tầm qua các triều đại lịch sử của nước ta. Có giá trị: khoa học, giáo
dục truyền thống, Giáo dục kiến thức.
Những lễ hội truyền thống như Hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), Hội
Lim (Hà Bắc), Hội Dóng (Hà Nội), Hội Chùa Hương….
Là quê hương của những làn điệu chèo, khúc ca quan họ, câu hát
văn, câu hò ví dặm, của nghệ thuật tuồng, rối nước, âm nhạc….
Kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như Chùa Tây Phương (Hà
Tây), Chùa Keo (Thái Bình), Tháp Cổ Lễ (Nam Hà), Chùa Một
Cột (Hà Nội)
Những bảo tàng lớn và có giá trị nhất Việt Nam tạo điều kiện cho
du khách tham quan tìm hiểu, nghiên cứu. Những Di tích Lịch Sử
Văn Hóa thường gắn liền và rất hài hòa với cảnh quan thiên nhiên
nên càng tăng giá trị của các điểm du lịch như Hạ Long, Hương
Sơn, Hoa Lư, Lạng Sơn…
Cơ sơ hạ tầng phục vụ du lịch
So với các vùng khác trên cả nước, Vùng du lịch Bắc Bộ đã có cơ

sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối phát triển.
Hệ thống đường giao thông tương đối tốt với các trục đường chính
từ thủ đô Hà Nội tỏa đi khắp nơi trong vùng. Từ Hà Nội đi các tỉnh
miền núi phía Bắc có các QL 1,2,3; lên Tây Bắc có Quốc lộ 6; ra
biển có Quốc Lộ 5, vào các tỉnh phía Nam có Quốc Lộ 1. Các trục
đường sắt chính cũng hầu như chạy song song với các trục đường
bộ, bảo đảm khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn.
Tất cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia đều có thể đi lại bằng
các phương tiện giao thông khác nhau.
Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiện liên vận
đường sắt, đường thủy, đường hàng không, bảo đảm cho khách du
lịch có thể đi một đường về bằng một đường khác.
Vùng du lịch Bắc Bộ có thuận lợi lớn có nhiều cửa khẩu quan
trọng để đưa đón khách du lịch nước ngoài. Sân bay quốc tế Nội
Bài (Hà Nội) đã được xây dựng hiện đại, quy mô, có thể vận
chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm.
Cảng Hải Phòng là cảng lớn thứ hai trong cả nước, sau cảng Sài
Gòn, dư sức tiếp nhận và tiễn đưa hàng chục ngàn khách du lịch
vận chuyển bằng đường biển.
Cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Ninh nằm trên các tuyến đường
liên vận quốc tế cả về đường sắt lẫn đường bộ nối liền giữa Viêt
Nam và Trung Quốc.
Tuy vậy việc đi lại đối với các điểm du lịch xa như: Trà Cổ, Ba Bể,
Sapa,Điện Biên hiện nay còn khá vất vả về đường sá, ách tác về
cầu, phà. Việc đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống đường sá nhằm
tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian đi lại trên đường cho
khách du lịch là đặc biệt quan trọng và rất thiết thực để phát triển
du lịch ở vùng này.
Điện
Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất nước ta cả về

nhiệt điện (Phả Lại) cũng như thủy điện (Hòa Bình). Những năm
gần đây sản lượng điện được tăng lên không ngừng và chất lượng
điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới
điện rộng khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vu cho các
ngành và các địa phương trong vùng, trong đó có hoạt động du lịch
Nước
Vùng này có điều kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước
phục vụ du lịch, trên cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả
nước mưa, nước trên mặt và mạch nước ngầm.
Thông tin liên lạc
Xây dựng các trạm viễn thông và lắp đặt các phương tiện thông tin
hiện đại do các nước giúp đỡ. Trên cơ bản đã đảm bảo được thông
tin liên lạc trong nước và quốc tế thuận tiện nhanh chóng và kịp
thời, đáp ứng ngày một tốt hơn mọi yêu cầu của hoạt động du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trên cơ sở kế thừa các vật chất – kỹ thuật trước đây để phục vụ du
lịch, bên cạnh đó vùng còn tiếp tục cải tạo, xây dựng từng bước
hoàn thiện các cơ sở mới để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách du lịch.
Về phục vụ ăn uống: ở đây cũng có những điều kiện rất thuận lợi.
Với nguồn lương thực – thực phẩm dồi dào và đa dạng, đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp đã sáng tạo ra các món ngon như: bún ốc,
bún chả, rượu Làng Vân, cốm Làng Vòng, bánh đậu xanh Hải
Dương…được khách du lịch rất yêu thích
Về vui chơi, giải trí, vùng này cũng có nhiều trò chơi dân gian và
nhiều nơi vui chơi thu hút du khách như: trò thả chim, chọi gà,
xem rối nước…
B.VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ:
• . Tiềm năng du lịch
Nét đặc sắc, đa dạng của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên, một mảnh đất chịu nhiều thử thách qua các biến cố của lịch
sử dân tộc, đã tạo cho VDLBTB một tiềm năng du lịch phong phú,
có giá trị thu hút khách du lịch cao và là điều kiện để phát triển đủ
các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, điều dưỡng, tắm
biển, thể thao nghiên cứu khoa học
• Tiềm năng du lịch tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình của VDLBTB tương đối đa dạng bao gồm cả khu vực núi
đồi, đồng bằng, biển và đảo. Trong đó 4/5 diện tích tự nhiên lãnh
thổ là đồi núi và các cồn cát, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn,
hướng chung thấp dần từ Tây sang Đông.
* Địa hình miền núi
Gắn với cấu trúc sơn văn Trường Sơn Bắc, đại bộ phận là núi thấp
kéo dài từ Tây Nghệ An tạo thành một dải hẹp chạy dọc biên giới
Việt Lào với các đỉnh cao trên 1000m như động Ngài (1.774m),
núi Mạng (1.708m) và một số đỉnh cao trên 2000m. Nhìn chung
địa hình tương đối dốc (thường trên 250), có hệ thống đèo dạng
yên ngựa và có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành
Sơn với
Đèo Ngang (Quảng Bình), dãy núi Thày với đèo Lý Hoà, dãy Bạch
Mã với đèo Hải Vân.
Vùng núi đá vôi Kẻ Bàng - Khe Ngang, độ cao trung bình ở Kẻ
Bàng là 900m, Khe Ngang là 600m, tuy không cao nhưng cheo leo
hiểm trở. Tại đây có một hệ thống hang động đẹp nhất Việt Nam -
động Phong Nha.
Địa hình núi sót Ngũ Hành Sơn ngay trong lòng đồng bằng Quảng
Nam - Đà Nẵng với những ngọn núi cấu tạo bằng đá hoa cương
mang tên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Trong số đó, hòn Thuỷ có
nhiều hang động, có vị trí thuận tiện nhìn ra biển tới Cù Lao Chàm,
đã trở thành một trong những thắng cảnh đẹp nhất của vùng.

Địa hình miền núi ở VDLBTB tuy hiểm trở nhưng cũng có ý nghĩa
lớn đối với việc phát triển du lịch, đặc biệt là việc tổ chức du lịch
thể thao mùa đông, du lịch thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm, du
lịch sinh thái.
* Hệ thống đồng bằng ven biển.
VDLBTB bao gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp kéo dài theo bờ biển,
có đặc điểm độc đáo mà không nơi nào có được đó là hệ thống các
đồng cát, đụn cát và trảng cát ven biển, điển hình là ở Quảng Bình.
Nhìn chung đồng bằng hẹp, kẹp giữa một bên là đồi, bán bình
nguyên, một bên là đầm phá và cồn cát như phá Tam Giang, đầm
Cầu Hai. Có thể nói, đây là vùng du lịch có hệ sinh thái đầm phá
điển hình không chỉ có giá trị khai thác phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội mà còn có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch.
* Địa hình bờ biển
Với đường bờ biển dài hơn 400km, được cấu tạo bằng cát vàng
hoặc cát trắng, những mỏm núi nhô ra biển được nối với nhau bởi
các dải cồn cát, đường bờ biển tương đối bằng phẳng, có độ dốc
trung bình từ 2 - 30. Bờ biển có nhiều điều kiện để xây dựng các
cảng như cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Dung Quất Các bãi biển
đẹp, thoải, bãi cát trắng mịn thuận lợi cho việc nghỉ ngơi và tắm
biển như Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Huế), vịnh Nam Ô,
Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
* Địa hình đảo
Khu vực biển ven bờ VDLBTB có nhiều đảo có giá trị cho hoạt
động du lịch biển như Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Lý Sơn ngoài ra
còn hàng chục hòn đảo khác có ý nghĩa về mặt quốc phòng, kinh tế
cũng như đối với du lịch như quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
* Địa hình Karst
Hiện nay, qua khảo sát ở nước ta đã phát hiện được hàng trăm
hang động với tổng chiều dài 135 km. Các hang động lớn chủ yếu

tập trung ở VLBTB, nhất là trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng
Bình) với tổng chiều dài các hang động lên tới 73km. Theo tài liệu
khảo sát một số hang động dài nhất nước ta (năm 1997) của
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐHQGHN) do ngành
Địa Lí thực hiện có 20 hang, riêng Quảng Bình là 12 hang.
Trong các hang động trên, động Phong Nha có giá trị du lịch nhất.
Tại Hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân
Sơn tổ chức tại Quảng Bình (07/1997) đã tổng kết Phong Nha có 7
cái nhất so với các hang động ở nước ta: "hang nước dài nhất; cửa
hang cao và rộng nhất; bãi cát và đá rộng nhất; hồ ngầm đẹp nhất;
thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất (13.469 km)
và hang khô rộng và đẹp nhất". Đây cũng là một trong những hang
động đẹp nhất thế giới, được mệnh danh là "Phong Nha đệ nhất
động". Năm 2003, động Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO
công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới.
b. Khí hậu
VDLBTB có khí hậu khá độc đáo, về mùa đông còn chịu ảnh
hưởng ở mức độ nhất định của gió mùa đông bắc. Sự phức tạp của
địa hình càng làm cho khí hậu ở vùng du lịch này trở nên đa dạng,
phức tạp và có sự khác biệt dù khoảng cách không xa. Dãy núi
Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân chạy lan ra biển là ranh giới tự nhiên
tạo nên sự phân hoá khí hậu rõ nét nhất và dễ nhận thấy nhất giữa
hai tiểu vùng: tiểu vùng du lịch phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) và
tiểu vùng du lịch phía Nam (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi). Không
khí lạnh thường tràn về đến đèo Hải Vân mới hoàn toàn biến tính.
Do vậy tiểu vùng du lịch phía Bắc về mùa đông vẫn chịu ảnh
hưởng không khí lạnh, còn tiểu vùng phía Nam hầu như không có
mùa đông. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt về hoạt động du lịch
giữa hai tiểu vùng.

×