Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

TMQT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.6 KB, 33 trang )

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith)
Lợi thế tuyệt đối: 1 nước có lợi thế tuyệt đối
trong việc sản xuất 1 SP khi nó có thể SX sản
phẩm đó với chi phí thấp hơn hay với năng suất
cao hơn (các) nước khác.
1 nước nên chuyên môn hóa SX, xuất khẩu
những hàng hóa, dịch vụ mà nước đó có lợi thế
tuyệt đối và nhập khẩu những hàng hóa, dịch
vụ mà nước khác có lợi thế tuyệt đối.
Lý thuyết lợi thế so sánh (Ricardo)
Lợi thế so sánh: 1 nước có lợi thế so sánh
trong sản xuất 1 sản phẩm nếu SX sản phẩm
đó có chi phí cơ hội thấp hơn so với nước
khác.
Một nước nên tập trung vào sản xuất các SP
mà mình có lợi thế so sánh và trao đổi với các
nước khác.
Tất cả các nước đều có lợi khi tham gia vào
thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự mua bán/trao đổi hàng hóa,
dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, giữa nước
xuất khẩu (bán) và nước nhập khẩu (mua).
Về bản chất, TMQT là 1 quá trình liên kết người bán và
người mua từ các QG khác nhau sử dụng các ngôn ngữ
khác biệt, hệ thống pháp luật khác biệt, tập quán kinh
doanh khác biệt, và mạng lưới giao dịch, chuyển giao
hàng hóa, dịch vụ phức tạp. Mạng lưới này liên quan đến
chính sách thuế và thủ tục hải quan, hệ thống đo lường
tiêu chuẩn chất lượng, bảo hiểm vận chuyển, và các quy


định hành chính khác.
Tầm quan trọng của TMQT
Tăng khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ
Tăng tính cạnh tranh giữa các DN trong thị
trường nội địa, thúc đẩy cải tiến sản xuất.
Thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc
tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng
quản lí
Các công cụ của chính sách TM
Thuế quan: khoản thuế chính phủ đánh vào hàng
hóa nhập khẩu/xuất khẩu
Hạn ngạch (quota): những hạn chế về lượng đối với
hàng hóa nhập khẩu vào 1 QG trong 1 khoảng thời
gian nhất định.
Hạn chế XK tự nguyện: 1 biện pháp hạn chế do CP
đặt ra đối với số lượng hàng hóa có thể xuất ra khỏi
quốc ra trong thời kì nhất định.
Trợ cấp xuất khẩu: những khoản chính phủ cung cấp
để khuyến khích việc XK những mặt hàng cụ thể
Các công cụ của chính sách TM
Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện: 1
thỏa thuận tăng số lượng nhập khẩu 1 loại
hàng hóa cụ thể trong 1 khoảng thời gian
nhất định
Chính sách mua hàng của chính phủ: Quy
định một tỷ lệ hàng hóa nhất định mà chính
phủ mua sẵm phải từ các nhà SX trong nước
chứ không phải nhập khẩu.
Các nhân tố tác động đến TMQT

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so
sánh
Chính sách thương mại và công cụ của
CSTM của các nước
Quá trình phân công lao động quốc tế
Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật
Vai trò của các thể chế kinh tế quốc tế
Các xu hướng TMQT hiện nay
Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi
phối hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội.
Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên
quốc gia, đa quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và
hình thành các tổ chức, hiệp hội thương mại khu vực và toàn
cầu.
Xu hương liên kết thương mại song phương và đa phương, bình
đẳng và không ngừng phát triển
Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào
quản lý, mua bán qua mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ
mang tính phổ biến và ngày càng phát triển
Cạnh tranh trong TMQT ngày càng nhiều
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI)
Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản
đầu tư dài hạn, phản ánh lợi ích lâu
dài và được điều hành bởi 1 thực thể
đóng tại 1 nước (nhà đầu tư hoặc
công ty mẹ) và 1 công ty (công ty con
nước ngoài) hoạt động tại một nước
khác.

FDI = Đầu tư + trực tiếp + nước ngoài
Phân loại FDI theo hình thức góp vốn
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: các
bên tham gia kí kết hợp đồng tiến hành
đầu tư, kinh doanh tại nước nhận đầu
tư, trong đó qui định rõ trách nhiệm,
nghĩa vụ và phân chia kết quả kinh
doanh mà ko thành lập pháp nhân mới.
Ví dụ: Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas),
Chevron (Hoa Kỳ), MOECO (Nhật Bản) và PTTEP
(Thái Lan) ký Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC)
Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn
Phân loại theo hình thức góp vốn
Doanh nghiệp liên doanh: hình thành trên
cơ sở lập hợp đồng liên doanh do các doanh
nghiệp nước ngoại và nước chủ nhà cùng góp
vốn kinh doanh, lợi nhuận và rủi ro được chia
sẻ theo tỷ lệ góp vốn.
VN qui định tỷ lệ góp vốn tối thiểu: 30% vốn
pháp định. (Thái Lan : 75%) và hoạt động
theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn
Ví dụ: Big C (VN - Pháp), Honda Việt Nam
Phân loại theo hình thức góp vốn
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: doanh
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ vốn
của doanh nghiệp và trực tiếp quản lý.
Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn FDI hoạt động
theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ví du: Intel products VN (HK), Công ty Keangnam
(HQ), Samsung Electronics (Singapore)

Phân loại theo hình thức góp vốn
Một số hình thức khác:
-
BOT: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển
giao
-
BTO: XD – chuyển giao – kinh doanh
-
BT: Xây dựng – chuyển giao
Nguyên nhân dẫn đến FDI
Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa
kinh tế
Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
bằng đa dạng hóa phương thức đầu tư.
Khai thác lợi thế cạnh tranh nhằm tăng
cường lợi nhuận
FDI mang lại lợi ích cho cả bên đi đầu
tư và bên nhận đầu tư
Xu hướng vận động của FDI trên
thế giới (UNCTAD)
FDI trên toàn thế giới đã có sự tăng trưởng trở lại
sau sự khủng hoảng từ cuối 2008, tuy nhiên, tình
hình phục hồi có khả quan nhưng cần thận trọng.
2010, FDI toàn thế giới đạt hơn 1.200 tỉ USD và dự kiến có
sự tăng trưởng trở lại vào các năm tiếp theo (dự kiến đạt
1.300 - 1.400 tỉ USD năm 2011 và từ 1.600 - 2.000 tỉ USD
vào năm 2012)
cuộc khủng hoảng toàn cầu + những rủi ro của tình trạng
nợ công.
Xu hướng vận động của FDI

FDI đã chuyển sang tập trung chủ yếu vào
các nước đang phát triển, và nền kinh tế
chuyển đổi và các nước đang phát triển cũng
trở thành chủ thể đi đầu tư.
Danh sách 10 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất có
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập Saudi ;
10 quốc gia đầu tư lớn nhất cũng có tên Nga,
Trung Quốc
Xu hướng vận động của FDI
Xu thế đầu tư trực tiếp đang nhường chỗ cho hoạt
động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Và
xu thế M&A xuất hiện nhiều hơn ở các nước đang
phát triển chứ không dừng lại ở các nước phát triển
như trước.
Các nền kinh tế mới nổi đã có những doanh nghiệp lớn,
hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị kinh tế tăng gấp
nhiều lần.

Qui mô FDI vào các ngành SX tiếp tục giảm trong khi
dịch vụ ngày càng thu hút nhiểu FDI
Tác động của FDI: Nước đầu tư
Kéo dài chu kì sản phẩm: công nghệ,
máy móc
Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
Rủi ro trong quá trình đầu tư
Tác động của FDI: Nước nhận đầu tư
Tích cực:

Giải quyết tình trạng thiếu vốn


Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Tiếp nhận công nghệ tiên tiến và cải thiện
chất lượng nguồn nhân lực

Tạo công ăn việc làm

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra
nước ngoài
Tác động của FDI: nước nhận đầu tư
Tiêu cực:

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng
những kẽ hở về pháp luật để trục lợi

Doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với
cạnh tranh khốc liệt  thất nghiệp

Công nghệ chuyển giao chất lượng chưa cao

An ninh chính trị có thể bị đe dọa
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
1.Khái niệm
Viện trợ nước ngoài: ODA
(Official
Development Asistance)
ODA
là nguồn tài chính do các cơ quan
chính thức (các chính phủ, các tổ chức

phi chính phủ,các tổ chức liên chính phủ
hoặc liên quốc gia) cung cấp cho các
nước chậm và đang phát triển nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
phúc lợi ở các nước này.
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistant)
“Hỗ trợ”: các khoản đầu tư này thường là các khoản
cho vay với thời hạn dài không lãi suất hoặc lãi suất
thấp, đôi khi còn gọi là viện trợ.
“Phát triển”: mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu
tư này là nhằm phát triển kinh tế và nâng cao phúc
lợi ở nước được đầu tư.
“Chính thức”: thường là cho Nhà nước vay
Vốn đối ứng: phần vốn trong nước tham gia vào các
dự án ODA

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×