Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài 13 THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.14 KB, 4 trang )

Bài 13
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
1. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc

Nam ?
Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Bắc  Nam chủ yếu do sự thay
đổi của khí hậu từ Bắc vào Nam (mà khí hậu nước ta có sự thay đổi từ Bắc vào
Nam là do lãnh thổ nước ta trải dài theo Bắc  Nam, trên nhiều vĩ độ) và do một
phần ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
2. Hãy trình bày những biểu hiện cho thấy khí hậu nước ta có sự phân
hoá theo Bắc

Nam.
 Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam bao giờ cũng lớn hơn miền
Bắc (nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23,5
0
, của TP. Hồ Chí Minh là
27,1
0
).
 Biên độ nhiệt độ của miền Bắc lớn hơn miền Nam rất nhiều (biên độ
nhiệt độ của Hà Nội là 12,5
0
, của TP. Hồ Chí Minh là 3,1
0
).
 Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận chí
tuyến, có một mùa đông lạnh ; miền Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
3. Sự phân bố nhiệt độ ở nước ta từ Bắc vào Nam như thế nào ? Giải
thích sự phân bố đó.


 Nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ trong năm đều tăng dần từ Bắc vào
Nam. Các tỉnh phía Nam, nhiệt độ trung bình luôn luôn cao hơn các tỉnh phía
Bắc và biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của miền Bắc cao
hơn miền Nam rất nhiều.
 Sở dĩ có sự khác nhau đó là do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ,
miền Nam nằm gần Xích đạo, góc nhập xạ lớn vì thế mà nhiệt độ trung bình
trong năm cao, còn miền Bắc nằm gần chí tuyến và mùa đông lại chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong năm thấp.
4. Hãy trình bày những đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía
Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa
đông lạnh.
 Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm từ 20
0
C. Do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, với 2  3 tháng nhiệt độ
dưới < 18
0
C, thể hiện rõ ở trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
 Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân
mùa nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên : mùa đông bầu trời nhiều
mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều loài cây bị rụng lá ; mùa hạ trời nắng nóng,
mưa nhiều, cây cối xanh tốt. Trong rừng, thành phần loài thực vật, động vật
nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới như dẻ, re và
các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu cùng các loài thú có lông dày như gấu,
chồn,… Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
5. Hãy trình bày những đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía
Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào).
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

 Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình
năm trên 25
0
C và không có tháng nào dưới 20
0
C. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự
phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14
0
B trở vào.
 Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng xích đạo gió mùa với thành
phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương
Nam (nguồn gốc Mã Lai  Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ 
Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào
mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi lại hình thành rừng thưa nhiệt
đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng
nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng,… Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá
sấu,…
6. Sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo Bắc

Nam có ý nghĩa gì ?
 Sự phân hoá theo Bắc  Nam đã làm cho thiên nhiên và cảnh quan nước
ta đa dạng hơn, nước ta không chỉ có các loài sinh vật nhiệt đới mà còn có cả
sinh vật cận nhiệt và ôn đới.
 Sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc  Nam đã tạo cho hai miền Bắc  Nam
nước ta có những thế mạnh riêng biệt, tăng thêm sự phong phú cho tập đoàn cây
trồng và vật nuôi, tăng sự đa dạng cho các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản,… nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân trong nước và xuất
khẩu.



×