Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

huu tuan quan-tri-hoc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.73 KB, 33 trang )


MÔN: QUẢN TRỊ HỌC
GV Hướng Dẫn: TRẦN THỊ VÂN
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 9
DANH SÁCH NHÓM THẢO LUẬN:
DANH SÁCH NHÓM THẢO LUẬN:


Lương Thị Thuý
Lương Thị Thuý


Vũ Thị Thuý
Vũ Thị Thuý


Trần Thị Tuyết
Trần Thị Tuyết


Phạm Thị Thu
Phạm Thị Thu


Nguyễn Hữu Tuân
Nguyễn Hữu Tuân


Trần Thu Hằng
Trần Thu Hằng
Trả lời


-
Quản trị là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị lên đối
tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức đã đề ra trong điều kiện
biến động của môi trường và sự thay đổi của các nguồn lực. Thông thường chủ thể là
một hoặc nhiều người,còn đối tượng có thể là máy móc thiết bị, tiền vốn, vật tư, con
người.
-
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có giao dịch ổn định, được
thành lập hoặc đăng kí kinh doanh theo quy định cuả pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp đều cần có sự quản trị vì: Hoạt động quản trị giúp hoạch định, tổ
chức quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong đơn vị của mình 1 cách có hệ
thống nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ

Bản chất của quản trị:

Quản trị là 1 khoa học: Khoa học quản trị cho chúng ta những hiểu biết về các
quy luật, nguyên tắc, phương pháp kĩ thuật quản trị để trên cơ sở đó biết cách giải
quyết các vấn đề quản trị trong các hoàn cảnh cụ thể, biết cách phân tích 1 cách
khoa học những thời cơ và khó khăn, trở ngịa trong việc đạt tới mục tiêu.

Quản trị là 1 nghệ thuật: Nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các
phương pháp, tiềm năng, cơ hội và các kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động
thực tiễn nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cho tổ chức doanh nghiệp. Đó là việc
xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh để chế ngự nó, đảm bảo cho doanh
nghiệp tồn tại ổn định và không ngừng phát triển có hiệu quả cao

Quản trị là 1 nghề: Đây là 1 chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công

chuyên môn hóa lao động xã hội, hoạt động quản trị do 1 số người được đào tạo,
có kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp thực hiện.
Câu 2: Vì sao thực chất của quản trị là quản trị con người? Trong
quản trị kinh doanh, quản trị tác động vào các nhân tố nào?
Trả lời

Thực chất của quản trị là quản trị con người vì:
- Quản trị là một loạt các hoạt động bao gồm: hoạch định và ra quyết định, tổ
chức, lãnh đạo, kiểm soát đối với các đối tượng là nguồn lực của một tổ chức ( con
người, tài chính, vật chất, thông tin). Trong đó để tổ chức đạt được mục tiêu và có thể
phát triển trong lâu dài thì nguồn lực quyết định chính là con người.
- Thông qua quản trị dể sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của
tổ chức giúp cho tổ chức tồn tại và ngày càng phát triển, đáp ứng được mong muốn và
nguyện vọng của tập thể người lao động. Quản trị kinh doanh là quá trình tác động liên
tục có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động.

Như vậy, quản trị kinh doanh thực chất là quản trị con
người, thông qua con người sẽ tác động đến các nguồn lực khác.

Trong quản trị kinh doanh, quản trị tác động vào các nhân tố:
+ tài sản
+thời gian lao động
+các mối quan hệ của con người trong lao động
Trả lời

Các yếu tố của môi trường quản trị đó là:
- Yếu tố môi trường vĩ mô: Yếu tố này có tác dụng trên bình diện rộng và lâu dài. Việc
nghiên cứu những yếu tố này giúp doanh nghiệp biết được cơ hội thuận lợi có thể tận
dụng và những thách thức khó khăn phải vượt qua. Nhóm này bao gồm:
+ Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Nắm bắt được những thế mạnh và thế yếu của doanh

nghiệp, tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế quốc gia, chu kì kinh doanh.
+ Các yếu tố văn hóa – xã hội: Nhằm tạo sự đoàn kết, tránh gây ra những bất đồng
giữa các nhân viên trong doanh nghiệp với những quyền tự do văn hóa tín ngưỡng
khác nhau, đạo đức làm việc mới, sự thay đổi thái độ của con người đối với công việc.
+ Các yếu tố về nhân khẩu, dân số: Xác định rõ số lượng người tiêu dùng từ đó đưa ra
các kế hoạch cụ thể.

+ Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị - pháp luật: Nhằm đưa vào những chuẩn mực
của pháp luật, tránh gây ra phạm pháp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kĩ thuật: Giúp doanh nghiệp tiến kịp thời
đại thị trường, từ đó nâng cao sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu thị trường
người tiêu dùng, nâng cao lợi nhuận.
+ Các yếu tố quốc tế
+ Các yếu tố thiên nhiên: Tránh sự rủi ro do thiên nhiên gây ra.
-
Các yếu tố vi mô ngành: Nhóm này tác động trên bình diện gần gũi và trực tiếp đến
hoạt động quản trị của nó. Bao gồm:
+ Nhóm các đối thủ cạnh tranh
+ Nhóm các nhà cung ứng
+ Nhóm khách hàng
+ Nhóm sản phẩm thay thế
-
Các yếu tố vi mô bên trong tổ chức: Đây là các yếu tố môi trường vi mô nằm trong tổ
chức, chúng có ảnh hưởng trục tiếp, thường xuyên và rất quan trọng tới các hoạt động
quản trị của tổ chức đó. Những yếu tố này sẽ giúp cho tổ chức xác định rõ ưu, nhược
điểm của mình. Nhóm này bao gồm:
+ Các yếu tố thuộc về tài chính
+ Các yếu tố thuộc về nhân sự
+ Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất

+ Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức

Ý nghĩa của việc phân tích các yếu tố của môi trường quản trị:
-
Làm giảm sự ảnh hưởng của môi trường tới sự hoạt động của tổ chức để điều chỉnh
hoạt động kinh doanh cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường.
-
Tận dụng sự tác động của những nhân tố tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
đến tổ chức như nhận biết được các cơ hội sản xuất kinh doanh để xây dựng các chiến
lược maketing đúng đắn và nhận biết được những nguy cơ để giảm rủi ro trong sản
xuất kinh doanh.
-
Để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường
Tình huống 1: khôi phục và phát triển ngành sản xuất xe đạp.
câu hỏi 1- theo anh (chị) , chính phủ nên có những chính sách gì để bảo hộ và phát
triển ngành sản xuất xa đạp trong nước?
2- anh(chị ) có ý kiến gì về:
+việc nhập khẩu dây chuyền thiết bị của Đài Loan?
+sự sắp xếp lại, phân công chuyên môn hóa , hợp tác hóa như đã nêu
ở trên?
+nếu chưa nhất trí hoàn toàn với những quan điểm trên, anh(chị) cho
biết phương án của mình?


1- Theo em chính phủ nên có những chính sách để bảo hộ
và phát triển ngành sản xuất xe đạp trong nước như sau:

Dùng thuế để bảo hộ sản xuất xe đạp trong nước, giảm
thuế các phụ tùng sản xuát trong nước nhằm thu hút đầu tư
sản xuất.


Có các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đối với ngành sản
xuất xe đạp và phụ tùng xe đạp trong nước.

Thực hiện chính sách trợ giá đối với sản phẩm xe đạp.

Có chính sách tăng tính cạnh tranh cho xe đạp trong nước,
xe đạp trong nước phải rẻ hơn xe đạp nhập khẩu mà chất
lượng thì không thua kém.
Đồng thời tạo điều kiện nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới.
2- a,Việc nhập dây chuyền thiết bị của Đài Loan là để nâng cao công nghệ sản xuất xe
đạp của Việt Nam để có thể bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên cần phải có
sự chọn lọc, sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng trong nước, đồng thời nghiên cứu mẫu mã, chất lượng ngày càng
tốt hơn.
b, Sự sắp xếp lại, phân công chuyên môn hóa, hợp tác hóa như đã trình bày sẽ tận
dụng được tối đa thế mạnh của từng doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của toàn ngành,
tăng tính đồng nhất về mặt công nghệ của sản phẩm, tạo điều kiện đưa năng suất và
chất lượng lên cao, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả các đối
tượng.
c, Phương án của em:chính sách bảo hộ là cần thiết để khôi phục và phát triển ngành
sản xuất xe đạp, song cần đúng hướng và có hiệu quả để vẫn tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và giữa ngành sản xuất xe đạp và
các ngành khác
Không chỉ cải tiến mẫu mã chất lượng, chuyên môn hóa,… trong ngành sản xuất xe đạp
mà còn cần còn phải có những chương trình vận động người dân chuyển sang đi xe
đạp cũng để bảo vệ môi trường.
Tình huống 2: đ đi với doanh nghiệp nhỏ “thợ rèn cũng là triệu phú”
Câu hỏi:1- điều gì có thể xảy ra nếu năm 1979 ông Quy quyết định làm ăn lớn bằng
cách mở xưởng sản xuất các phụ tùng xe đạp?

2-tại sao ý định bỏ nghề, bỏ làng ra Hà Nội mua nhà mặt phố mở cửa hàng
buôn bán của ông đã không thành?
3-phân tích sư thành công của ông Quy?
tr l iả ờ
1 - nếu ông Quy mở xưởng từ năm 1979 thì ông sẽ thành công hơn nữa bởi lẽ ông
sinh ra tại làng Đa Hội có nghề rèn nổi tiếng khắp cả nước hơn 400 năm. Mà ông lại tự
sản xuất được các phụ tùng xe đạp như: vành bánh xe thồ, nồi, trục, khóa,…như vậy
ông sản xuất đúng nghề trong làng mà lại chiếm được thị trường rộng rãi khắp nơi đều
biết. Cho nên lúc này ông mở xưởng sản xuất thì vấn đề tiêu thụ trên thị trường là rất
dễ dàng. Vốn thực tại lúc bấy giờ là chưa nhiều, với gia tài của ông có thể mở xưởng
một cách thuận lợi. Mặt khác năm 1979 thì cầu cao hơn cung, vì ở thời gian đó chưa
có aidams làm ăn lớn. Nên nếu ông mà quyết định từ năm 1979 thì càng thành công
sớm.
2 - ý định bỏ nghề, bỏ làng ra Hà Nội mua nhà mặt phố mở cửa hàng buôn bán
của ông Quy không thành công vì:

không chiếm lĩnh được thị trường, người tiêu dùng không biết tới.

Nhu cầu hiện tại ở thị trường Hà Nội ông không thể biết được họ đang cần tiêu thụ về
loại mặt hàng nào.

Chưa có uy tín về chất lượng.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh.
3- phân tích sự thành công của ông Quy:
Ông Quy thành công cũng nhờ sự lao động chân chính, đầu óc sáng tạo, linh hoạt của
ông. Ông đã có nền tảng là một thợ rèn trong một làng nghề nổi tiếng. Mà khi ông từ Hà
Nội trở về thì đúng lúc đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đây cũng là
một cơ hội để ông có thể chớp lấy, để có thể mở một xưởng sản xuất mặt hàng sắt
phục vụ xây dựng. Lúc bấy giờ nhu cầu tiêu dùng lại càng tăng vì ông đã nhìn thấy “từ

nông thôn đến thành thị đều mua thép” cho nên ông đã là nhà cung ứng theo đúng nhu
cầu của người tiêu dùng. Vốn bỏ ra đầu tư của ông bằng vốn sẵn có là 10 cây vàng,
bằng sức lao động của mình là đến các bãi sắt vụn nhặt nhạnh những chi tiết của
hàng trăm cỗ máy đem về lắp ráp. cuối cùng ông cũng đã chế tạo thành công chiếc máy
cán sắt. Đó cũng là nỗ lực và nhiệt tình với công việc, ông đã dùng lí trí của mình để
thực hiện. mặt khác trong thị trường đó có rất ít đối thủ cạnh tranh, ngoài ra sắt của
ông đảm bảo chất lượng. nhiều khách của ông đã công nhận "sắt của ông chỉ cần chấm
đỏ là trở thành sắt Liên Xô".
tóm lại, ông thành công được cũng do ông có chí hướng "rèn nghề không bằng rèn
chí hướng", có đầu óc sáng tạo vầ tâm huyết với công việc. hay nói cách khác để có
được thành công ngoài việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường còn phải kết hợp với
lĩnh vực chuyên môn của bản thân.
Câu hỏi nhận định :
1- học vấn càng cao , quản trị càng giỏi?
trả lời
theo em nhận dịnh này là sai vì: học vấn không phải là yếu tố quyết định chính của
một nhà quản trị giỏi .kiến thức học vấn là điều kiện cần cho người quản trị nhưng chưa
đủ.mà một nhà quản trị giỏi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+các mưu kế trong kinh doanh
+sự quyết đoán
+các bí mật trong kinh doanh
+ngoài ra quản trị còn là một nghệ thuật đòi hỏi người quản trị cần phải linh hoạt ,
có kinh nghiệm và phải hiểu thuộc tính , tâm lí của từng người quản lí, có năng lực và
phải biết ứng dụng kiến thức vào công việc mới đạt được hiệu quả.
.
2-nghệ thuật quản trị là sự khéo léo lừa gạt được người khác trong quá trình giao tiếp
để thu được nhiều lãi.
trả lời
Theo em nhận định này là đúng.
nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp , các tiềm

năng các cơ hội và các kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn
nhằm đạt được những mục tiêu đề ra cho tổ chức, doanh nghiệp. Đó là việc xem xét
các động tĩnh của công việc kinh doanh để chế ngự nó, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn
tại và không ngừng phát triển có hiệu quả cao. Nói cách khác là nghệ thuật quản trị
kinh doanh là tổng hợp những bí quyết, thủ đoạn, chiến thuật trong kinh doanh nhằm
dẫn dụ người khác cunggf thực hiện một công việc đểv đạt được mục đích và đạt
được nhiều lợi. Ngoài lãi ra còn có khả năng đạt được nhiều lãi trong kinh doanh, các
bí quyết giúp đật được các mong muốn với hiệu quả caao nhất mà với các công ty đó
là lãi.
Lợi dụng về tâm lí hay diều kiện môi trường , ngoại cảnh tốt để đưa ra những chiến
lược giúp tăng lãi cho công ty.
3- quản trị kinh doanh suy cho cùng là quản trị con người.
Trả lời
Theo em đây là nhận định đúng vì:
Thực chất quản trị vó bản chất là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong một tổ
chức nào đó để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người
một cách khôn khéo và hiệu quả nhất. Quản tri là quản trị con người , quản tri con
người tốt thì các yếu tố khác cũng sẽ tốt và ngược lại.
nên ta có thể thấy quản trị kinh doanh suy cho cùng là quản trị con người.
5- một điều luật thay đổi có thể là cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng cũng có thể là
đe dọa cho hoạt động kjnh doanh của doanh nghiệp khác .
Trả lời
Theo em nhận định trên là đúng
Đây là nhân tố chính trị và pháp luật.
các nhân tố này ảnh hưởng rất khác nhau với từng doanh nghiệp : có thể tạo ra lợi thế
cho doanh nghiệp này , nhưng cũng có thể gây ra trở ngại, thậm chí rủi ro cho doanh
nghiệp khác.
Chương II : chức năng hoạch định
CÂU 3- TẠI SAO NHỮNG MỤC TIÊU PHÁT BiỂU CÓ THỂ KHÔNG PHẢI LÀ MỤC
TIÊU THỰC

TRẢ LỜI

mục tiêu phát biểu là những mục tiêu được doanh nghiệp chính thức tuyên bố
thường là bài phát biểu trước công chúng ,để công chúng tin đó là mục tiêu kinhh
doanh của doanh nghiệp

mục tiêu thực là những mục tiêu mà doanh nghiệp thực sự theo đuổi và thực hiện ,
nó được xác định bởi việc làm thực sự của thành viên của doanh nghiệp.

mục tiêu phát biểu chỉ nói chung chung , có tính tương đối ổn định theo thời gian
hoặc mục tiêu phát biểu khi có kế hoạch cụ thể và nguồn lực đầy đủ , phương pháp khả
thi thực hiện có hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp thì lúc này mục tiêu phát biểu
mới trở thành mục tiêu thực.
Câu 6- tại sao phải thiết lập thứ tự ưu tiên đối với các mục tiêu khi tiến hành hoạch
định?
Trả lời
trước hết chúng ta cần phải hiểu mục tiêu của hoạch định là gì?

mục tiêu là xuất phát điểm, phương hướng là nền tảng của việc lập kế hoạch đồng
thời là điểm kết thúc của việc thực hiện kế họach .

mục tiêu chúng ta phải hoạch định luôn rõ ràng , khả thi, mang tính kế thừa, có thể
kiểm soát , phù hợp với các quyết định đã được xác định , phù hợp với đòi hỏi của các
quyết những quy luật khách quan, giải quyết những vấn đề then chốt, quan trọng và
phù hợp với hoàn cảnh cũng như khả năng của mỗi tổ chức, mỗi đơn vị.

giữa mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cần có một
sự phù hợp nhất định.

do đó chúng ta phải thiết lập thứ tự ưu tiên đối với các mục tiêu hoạch định vì:


bất kì một tổ chức , đơn vị nào cũng có rất nhiều mục tiêu họach định và
không phải bao giờ cũng có thể hoàn thành hết các mục tiêu đó do tùy thuộc vào
nguồn lực của công ty: vốn và nhân lực,…

nếu không có sự thiết lập thứ tự ưu tiên các mục tiêu thì khi tiến hành hoạch định hệ
thống công việc sẽ bị rối loạn, không ổn định.

.chúng ta sẽ không có được lối đi đúng đắn nhất, không biết rõ điều mình cần làm nhất
cũng như con đường nào là phải đi và tốt nhất.

ông cha ta thường nói “ sảy một li đi một dặm” trên thực tế ngày nay điều đó là
không phải bàn cãi, chỉ cần một sai sót nhỏ trong thiết lập thứ tự mục tiêu cũng sẽ dẫn
đến những hậu quả không thể biết trước .

Xác định được thứ tự ưu tiên các mục tiêu hoạch định chính xác sẽ đạt được một nền
móng vững chắc cho những bước đi cần thiết quan trọng.
Câu hỏi nhận định
Câu 1 – vì môi trường thường xuyên thay đổi nên việc lập kế hoạch là không cần thiết.
Trả lời
Theo em nhận định trên là sai.
Kế hoạch là một trong những vấn đề không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.
một doanh nghiêp có kế hoạch sẽ hoạt động có hiệu quả cao, có kế hoạch thì các nhà
quản trị sẽ chủ động đối phó được với các tình huống bất định và sự thay đổi của các
yếu tố môi trường.
trong điều kiện môi trường thường xuyên thay đổi thì càng cần có nhiều kế hoạch để
chủ động đối phó với các sự thay đổi đó.
2- chức năng hoạch định luôn phỉ dựa trên các yếu tố khách quan như yếu tố môi
trường ,và các quy luật khách quan như chi phối hoạch định .
Trả lời

Theo em nhận định trên là đúng.
hoạch định là phương thức xử lí, giải quyết vấn đề một cách cụ thể có kế hoạch từ
trước , việc hoạch định phải thực hiện theo một quy trình nhất định, trong đó cần đánh
giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp một cách thận trọng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×