Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.29 KB, 4 trang )

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh qua bài học này:
- Mô tả được cấu trúc của trái đất, trình bày được đặc điểm của mỗi lớp vỏ
bên trong trái đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ trái đất và
thạch quyển.
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
- Các nội dung trên, học sinh biết quan sát, nhận xét được qua tranh ảnh.
- Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu
cấu trúc bên trong của trái đất và sự vật, hiện tượng có liên quan.
II- Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân
III- Tiến trình dạy học
:

1- Ổn định lớp.
2- Bài cũ
- Khái niệm mùa, nguyên nhân sinh ra các mùa.
- Tại sao mùa thu, mùa hạ ngày lại dài hơn đêm ?
3- Bài mới
.
HĐ của GV và HS

Nội dung chính
- Giáo viên nêu
qua về phương
pháp địa chấn



- Hoạt động 1:
Học sinh dựa vào
hình 7.1 và kênh
chữ mục I, làm
việc theo nhóm
tìm thông tin điền
vào sơ đồ.
- Giáo viên chuẩn
kiến thức


























- Hoạt động 2:
Học sinh nghiên
cứu kênh chữ
sách giáo khoa
nêu khái niệm
thạch quyển

- Hoạt động 3:
Dựa vào hình 7.3
nêu tên 7 mảng
kiến tạo. Chúng
có đặc điểm gì ?



- Thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và phần trên của lớp manti
(đến độ sâu 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau
tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của trái đất.
II- Thuyết kiến tạo mảng:
- Vỏ trái đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng
do các đứt gãy và tách ra một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị
là một mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.
- Có 7 mảng kiến tạo lớn.
- Các mảng kiến tạo gồm những bộ phận lục địa nổi trên bề
mặt trái đất và những bộ phận lớn của đáy đại dương.

- Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti
do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và
nhiệt độ cao trong tầng manti trên.

- Các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:
+ Tiếp xúc dồn ép: Hình thành các dãy núi, vực sâu.
+ Tiếp xúc tách dãn: Tạo ra các dãy núi ngầm ở đại dương.
- Những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo sinh ra nhiều
hoạt động động đất, núi lửa.

4- Đánh giá:
Chọn câu đúng:
1- Lớp manti chiếm:
a/ 80% thể tích, 68,5% khối lượng trái đất.
b/ 75% thể tích, 70% khối lượng trái đất.
c/ 68,5% thể tích, 80% khối lượng trái đất.
2- Khi hai mảng kiến tạo có tiếp xúc dồn ép sẽ tạo nên:
a/ Các đứt gãy.
b/ Các vực, biển sâu.
c/ Các dãy núi cao.
d/ Cả b và c.
5- Hoạt động nối tiếp:
Làm bài tập sách giáo khoa.

×