Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.04 KB, 10 trang )

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Đất nước ta đã trải qua mấy nghìn thu chiến đấu và đổi mới, nay đã được bình yên,
nhân dân ấm no, bở cõi vững vàng. Có được như thế là nhờ công lao của người đời
trước. Mà trong đó, tiêu biểu là danh tướng Phạm Ngũ Lão.”Tỏ Lòng” là một trong hai
bài thơ còn lại của Phạm Ngũ Lão nêu bật khí chất Đông A mạnh mẽ ấy.
Trở ngược dòng thời gian về cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên lần hai,
Phạm Ngũ Lão cho ra đời bài thơ “Tỏ Lòng” với lời thơ hùng hồn của nước Việt ta và
tấm lòng quân tử nặng nợ tình.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Bước vào thời đại chiến tranh ấy, cái thời mà lửa từ trong tim trào ra như suối như
thác. Quyết lòng diệt tan kẻ thù xâm lăng bờ cõi, khẳng định lại một lần nữa:”Nam quốc
sơn hà Nam Đế cư”! Và khi đó, xuất hiện tư thế hiên ngan của người anh hùng đất Việt
“hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Tại sao lại không cầm “dọc” ngọn giáo mà lại cầm
“ngang” chứ? Bởi đó chính là tư thế hiên ngang, hùng dũng của một người anh hùng
đang sẵn sàng ra trận chiến đấu. Đó chính là tư thế ưỡn ngực tự hào mà rằng mình là
dân đất Việt và mình sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi Việt, bảo vệ nhân dân Việt, bảo
vệ non sông gấm vóc ngàn thu này. Và cũng chính tư thế này đã lấn át cái không gian
bao la rộng lớn của giang sơn. Vừa tạo nên một hình tượng dũng mãnh, vừa nêu lên
một khí thế bất khả chiến bại của quân ta lúc bấy giờ. Ở câu thơ này, tác giả đã khéo
léo sử dụng ngôn từ để vẽ nên một người chiến sĩ rừng rực khí thế Đông A!
Ấy chỉ mới là một người chiến sĩ, vậy còn cả đội quân, cả tam quân thì sao? “Tam quân
tì hổ khí thôn ngưu”. Ta có thể hiểu ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu hay ba quân khí
mạnh lấn át cả sao Ngưu. Và chăng, khi vừa đọc lên câu thơ thì ai nấy đều đã cảm
nhận được cái khí thế hùng dũng ra trận quyết chiến ấy. Cái khí thế mà cả sao trời
cũng phải cúi mình nhún nhường, cái khí thế mà một con trâu to thật to cũng phải bị
nuốt trôi một cách dễ dàng. Chứng tỏ một điều rằng khí thế hùng mạnh này sẽ ngày
càng tăng thêm nhiều hơn nữa theo chiều hướng chiến đấu. Cũng bởi ngon lữa khát


khao tự do cháy bỏng trong tim mỗi con người đất Việt đang phừng phực cháy, không
chỉ là một ngọn lửa mà hàng trăm hàng ngàn ngọn lửa gộp lại với nhau thành một biển
lửa. Một biển lửa đốt cháy mọi âm mưa của kẻ thù, một biển lửa phá tan mọi gông cùm
xiềng xích hàng trăm năm qua, một biển lửa đốt cháy niềm khát khao độc lập tự do…
Và thế, với lửa trong tim và khí chất “Đông A” hùng dũng. Nhân dân Việt “cầm giáo”
xông pha trận mạc, chiến đấu và mang hạnh phúc, bình yên đến với quê nhà…
Tiếp theo sau đó, Phạm Ngũ Lão chợt nhận ra rằng mình còn một món nợ rất lớn, mà
cả đời ông cũng chưa chắc trả hết, đó là nợ công danh. “Nam nhi vị liễu công danh
trái”. Một món nợ mà chỉ có người nam nhi, quân tử mới cảm thấy rằng mình không
bao giờ trả đủ. Là tại sao vậy? Tại sao lại chiến đấu hết mình, bất chấp hy sinh… mà
vẫn cảm thấy không sao trả hết nợ? Đó là bởi vì đất nước chưa hết mối lo, nhân dân
chưa hết đói khổ, vậy thì sao có thể yên vị mà vui chơi được! Vậy nên món nơ ngàn
đời này vẫn phải trả, trả đến khi nào không thể trả nữa thôi. Tác giả đã trải lòng mình
theo bài thơ, đã tâm sự, đã truyền đạt hết những gì ấp ủ trong lòng. Phía sau cái hào
khí vững mạnh ấy, là một con người còn nặng nợ công danh, nặng tình, nặng nghĩa.
Luôn suy nghĩ, đắng đo vì nước vì dân. Bởi thân “làm trai cho đáng nên trai”, cho đáng
với đất nước ngàn thu này! Cho đáng với Vũ Hầu Gia Cát Lượng! Để không phải “thẹn”
khi nghe chuyện vũ Hầu nữa. Để những chiến tích còn có thể lưu vang ngàn đời, để
người đời sau còn nhớ về một người anh hùng hết mình hy sinh vì nước vì dân.
Cả bài thơ là một giọng điệu oai hùng, dũng mãnh ào ào khí thế ra trận. Với nghệ thuật
dùng từ ngữ giàu hình ảnh, mang đậm khí chất Đông A.
Lại trở về với hiện tại, bước ra khỏi màn sương lịch sử, ta đã làm gì cho đất nước này
chưa? Ta đã có giữ lại khí thế Đông A ấy không? Ta đã hy sinh gì cho đất nước này?
Vẫn chưa…món nợ ấy ta vẫn chưa trả…chưa trả hết đâu…
phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại
xâm, ba lần đánh bại Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều trang viết của các nhà thơ
đương thời. Phạm Ngũ Lão - danh tướng nhà Trần "đánh đâu thắng đó" cũng ghi lại
những xúc cảm của mình qua Thuật Hoài - tác phẩm thể hiện rất đẹp hình ảnh và khí
thế của người trai thời đại, cũng là tư thế của dân tộc trong những ngày hào hùng ấy.

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
Bài thơ chữ Hán , vẻn vẹn 28 chữ đã có một dung lượng thông điệp thẩm mỹ lớn, thể
hiện khí phách nhà thơ - dũng tướng. Thi ngôn chí là nội dung tư tưởng của đề tào
Thuật hoài, Vịnh hoài, cảm hoài Nhưng sẽ không thể có cái ung dung hào sảng nếu
tách bài thơ ra khỏi không khí thời đại bừng bừng "sát Thát". . Bài thơ không tách rời
khỏi quỹ đạo tư tưởng Nho giáo trong mẫu hình người anh hùng cá nhân phong kiến
nhưng trước hết nó là nỗi lòng của người "một thời tuy đã nên tướng giỏi - chí khí anh
hùng vẫn khát khao". Giấc mộng lập công dương danh luôn là điều ám ảnh những kẻ
sĩ, đại trượng phu thời phong kiến, đi liền với các tước phong công, hầu, khanh, tướng.
Nhưng trong bài thơ này, con người đã được phác bằng những câu thơ có sức khái
quát cao độ tinh thần dân tộc tự cường.
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
Câu khai đề của bài thơ đã tạo một tư thế rất đẹp của con người. Bản dịch vung giáo,
múa giáo đều không ổn vì lập tức nó sẽ phá vỡ đi đối trọng con người - không gian.
Một bên là giang sơn - sông núi quê hương rộng lớn; một bên là con người hoành sóc -
cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Thế "hoành" của ngọn giáo khiến tầm vóc con
người như vươn lên ngang tầm sông núi. Hình ảnh người lính vệ quốc toát lên vẻ bình
thản hiên ngang. Không những thế, trong mối tương quan con người - thời gian còn
làm nổi bật ấn tượng về sự bền bỉ , uy dũng của người trai thời đại. Bởi lẽ con người
không chỉ đứng đó trong thoáng chốc mà đã trải qua "mấy thu" rồi. Câu thơ xác lập một
tư thế con người lồng lộng giữa đất trời, ngang tầm vũ trụ. Không những thế, cả đoàn
quân cùng chung tư thế ấy :
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Câu trên là hình ảnh, câu dưới là thần thái con người. Người chiến sĩ cầm ngang ngọn
giáo kia với tam quân đã tạo thành một tường thành vững chắc, im phăng phắc mà khí
thế "xung thiên". Câu thơ còn gợi về một ý thơ của Quảng Nghiêm thiền sư : "Nam nhi
tự hữu xung thiên chí". Tư thế sẵn sàng xung trận đã hình thành tứ thơ thật đẹp "tỳ hổ

khí thôn ngưu". Tuy rằng cách diễn ý chưa thoát khỏi lối ước lệ tượng trưng quen thuộc
của thơ xưa nhưng để hiểu cặn kẽ cũng không phải là điều đơn giản. Theo cảm quan
thẩm mỹ cổ điển, câu thơ gợi lên khí phách đoàn quân quyết chiến làm át cả sao Ngưu
- vì tinh tú sáng chói trên trời. Nhưng cách hiểu "ba quân như hổ mạnh nuốt trôi trâu"
đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức mạnh của quân đội còn non trẻ đương đầu với
đội quân Nguyên - Mông hùng mạnh và thiện chiến, dường như có hàm ý ngợi ca tự
hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ tỳ hổ là cách so sánh mang đậm chất võ của người thống
lĩnh ba quân. Trong sự liên tưởng ấy, hổ và trâu hoàn toàn không làm mất đi giá trị
thẩm mỹ của câu thơ mà làm rõ hơn cho dũng khí của quân đội nhà Trần.
Nhưng hai câu thơ đầu mới chỉ là nền để nhà thơ bộc bạch lòng mình :
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Đây mới là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ
làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi
với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh hùng như
Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu kha nh tướng"
ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người
được tạo nên từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao
khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào.
Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát
Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì
cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng Lưu phản
Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong
muốn làm nên công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao
cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người anh hùng toả sáng một nhân cách
lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về nghiệp
lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc.
Bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà
nhịp trọn vẹn trong tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà
thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng quân đã phản chiếu tâm tư của

bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng
đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến
cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A.
Triều đại nhà Trần (1226-1400) là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và
giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược
Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương
Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia
ngợi ca là “Hào khí Đông A”. Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng –
thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn,
“Thuật hoài” ( Tỏ lòng ) của Phạm Ngũ Lão, “Bạch Đằng giang phú” của Trương
Hán Siêu.v.v… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phân tích Thuật Hoài
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn
võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: “Thuật hoài” và
“Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương”.
Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công
của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của
danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang
dũng mãnh. Câu thơ “Hoàng sóc giang sơn kháp kỷ thu” là một câu thơ có hình
tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian (giang sơn) vừa mang kích
thước thời gian chiều dài lịch sử (kháp kỷ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ
thuở “bình Nguyên” ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền
thoại. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang
nghiêm: cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ

giang sơn yêu quý.
Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh
phi thường, mạnh như hổ báo (tỳ hổ) quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí
thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn
cản nổi. “Khí thôn Ngưu” nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu
mờ sao Ngưu trên bầu trời. Hoặc có thể hiểu : ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu.
Biện pháp tu từ thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc
hoành tráng, vũ trụ: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”. Hình ảnh ẩn dụ so sánh:
“Tam quân tì hổ…” trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu
hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân “Sát Thát” đánh đâu thắng đấy mà
nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng
giá trong nền văn học dân tộc:
-“Thuyền bè muôn đội;
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…” (Bạch Đằng giang phú)
Người chiến sĩ “bình Nguyên” mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập
chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng
anh hùng! “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Trần Quốc Toản) – “Đầu thần chưa
rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (Trần Thủ Độ). “…Dẫu cho trăm thân này phơi
ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” (Trần Quốc
Tuấn)… Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của
tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh vác sứ
mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về
những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng
của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích
(Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
“công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm
nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không

phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công
danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương
máu và lòng dũng cảm. Không chỉ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà
tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu
“Khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể
bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo
Nhai,…” để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: “Non sông nghìn thuở
vững âu vàng” (Trần Nhân Tông).
“Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng,
mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng,
trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các
anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí Đông-A”.
Phân tích Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để
lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang
đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ
đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hẻ” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà
vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực
rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu,
màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại
với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác,
tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương

của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh
cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù
khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy
sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”.
Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong
được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra
và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính
quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô
cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng
ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè
nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm
thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước.
Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó,
Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen
hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục : Đề - Thực - Luận -
Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà
thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu
khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
“ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại
thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của
Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được
vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất
nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng

cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân
hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học
gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
Phân tích Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩy đến tột
cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, thi nhân đã để lại một gia sản vô
cùng quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, lời nhận định kia đã không có gì là
thái quá. Trước tác của Ức Trai có thơ, có văn, lại có cả lịch sử, địa lí nữa. Ở mảng thơ,
bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ý
vị trí vai trò của tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn
giữ được này, không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà
còn là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta. Gồm những
bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời, Quốc âm thi tập đã giúp người đọc khai mở nhiều
phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong
kiến Việt Nam.
Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toàn bộ
những bài thơ không có tựa đề, được chia thành các nhóm : ngôn chí, mạn thuật, trần tình,
thuật hứng, tự thán, bảo kính cảnh giới… Chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn
mình) có 61 bài. Những bài 43 luyến láy du dương, có chút−câu thơ trong Bảo kính cảnh
giới vui điểm vào cuộc đời đầy u uất của thi nhân Nguyễn Trãi.
Được tổ chức theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằng một câu
thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày :
Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường
Khởi hứng bằng một tâm thế - tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ (thiên
nhiên). Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn (theo Đào Duy
Anh, trong đời mình Nguyễn Trãi có nhiều lần về ở Côn Sơn). Rũ sạch bụi lầm của chốn
phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị không gò ép. Phải
chăng, vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật để giản dị, nhẹ
nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm.
Câu thơ nhẹ nhàng gợi nghĩ đến hình ảnh một vị tiên đồng, đạo cốt. Từ rồi (có bản chép là

rỗi) kết hợp với ngày trường cộng hưởng với nhịp thơ kéo giãn thời gian của một ngày.
Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga.
Nguyễn Trãi không phải người không biết giới hạn. Có nhiều lần ông đã bày tỏ ý nguyện
"công thành thân thoái". Nếu phải viện đến lí do thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến sự gắn
bó rất chân thành của tác giả với thiên nhiên. Những bức tranh thiên nhiên mà tác giả đã
say sưa nét vẽ như ở trong bài thơ này đã chứng tỏ một điều cuộc sống đâu phải cứ giàu có
thì sang trọng :
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Cuộc sống của thi nhân là vậy. Cả cuộc đời nghèo khó, nhưng đó chỉ là ở phương diện vật
chất mà thôi.
Nhìn vào thi liệu thì bức tranh tất được vẽ vào lúc cuối hè : hoa lựu đang rộn ràng chuyển
sang màu đỏ rực, sen thì đã tiễn mùi hương. Việc lựa chọn thời gian nghệ thuật cũng như
cách thức miêu tả thiên nhiên hẳn không phải là chuyện ngẫu nhiên. Lá hoè ngả sang màu
lục, um tùm dồn lại thành từng khối lá xanh, toả rộng, che rợp cả mặt sân. Hoa lựu không
còn nhạt mà rực rỡ như những chùm lửa đỏ. Sau này Nguyễn Du cũng dùng hoa lựu để nói
cái oi bức, rực nóng của mùa hè :
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
Dưới những ao đầm, hoa sen hồng đã nở rộ xen giữa những chiếc lá mát xanh, cả đầm sen
đưa hương thơm ngát. Điểm vào cái không gian ấy là tiếng ve kêu ồn ã như đang trút hết
mình cho phút chiều tà. Nếu mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc thì mùa hạ là lúc
trưởng thành. Đặc biệt cuối hè là lúc nó phô diễn một sức sống căng đầy, sung mãn nhất
của sự trưởng thành. Nó bắt đầu kết trái cho mùa thu để rồi chuẩn bị cho sự hoá thân vào
mùa đông. Thiên nhiên trong bài thơ này là thế : dường như nó đang ở trạng thái căng đầy
nhất. Một bức tranh thiên nhiên đủ gợi cho chúng ta liên tưởng về một cuộc sống ấm no,
đủ đầy.
Hài hoà cùng thiên nhiên là cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người lao động :
Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Hàm ý của câu thơ dồn cả vào cái âm thanh của chợ cá. Sự náo nhiệt của chợ cá gợi lên sự
liên tưởng về cuộc sống no ấm thanh bình của người dân. Bởi chợ cá ở đây rất có thể chỉ là
một góc chợ quê, mà âm thanh vẫn rộn ràng náo nhiệt vô cùng.
Làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng kết cấu đề - thực - luận - kết xem ra không phải là
lựa chọn hợp lí để tiếp cận bài thơ này. Bài thơ có thể được chia theo bố cục 6/2. Trên là vẻ
đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, dưới là ước vọng của nhà thơ :
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
là một mô típ thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi. Một tấc lòng ái ưu luôn chỉ chực dâng
lên cùng sóng nước. Câu thơ gắn với một điển tích. Ở Trung Quốc thời cổ đại có một triều
đại lí tưởng (thực chất là một cộng đồng người nguyên thuỷ sống theo bộ tộc) được đời đời
truyền tụng như là một hình mẫu đẹp - thời vua Nghiêu Thuấn. Vua Thuấn có cây đàn (gọi
là Ngu cầm). Vua thường hay dạo khúc Nam phong trong đó có câu "Nam phong chi thì hề
khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề" nghĩa là "gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm
nhiều của". Mượn một điển tích, Nguyễn Trãi đã không giấu được sự vui mừng khi thấy
dân chúng khắp nơi đang được đủ đầy no ấm.
Câu thơ cuối cùng tương ứng với câu đầu, vượt ra khỏi luật Đường. Nhịp thơ 3/3 ngắn gọn,
dứt khoát, thể hiện ước vọng chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi, cuộc sống
thanh bình no ấm sẽ đến với mọi người.
Câu nói của người xưa "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước
cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ) thật hợp với cuộc đời Nguyễn Trãi. Một
cuộc đời trọn tình, vẹn nghĩa với nước với dân.
NH NÀ
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả
-Nuyễ n B ỉ nh Khiêm (1491-1585), hiệu Bạch Vân cư sĩ. Là ông quan thanh liêm , chính
trực.Là nhà thơ lớn của dt.
- Cuộc đời :
+ Nhỏ: ông được cho theo học người thầy nổi tiếng là Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng.
+ Lê suy thoái ( Lê Uy Mục, Tương Dực )-> Mạc Đăng Dung -> nhà Mạc (1526), NBK

( 36 tuổi ) , thi đỗ tiến sĩ, làm quan triều Mạc.
+ 8 năm sau , ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần. Vua không nghe ,
ông cáo quan về ở ẩn,vẫn canh cánh việc nước->thuyết : hành –tàng, xuất – xử của
người xưa (TQ: Lã Vọng, Đào Tiềm, VN:Tô Hiến Thành, Chu An, Ng. Trãi).Oâng dựng
am Bạch Vân-> BV cư sĩ, dạy học có nhiều hoc trò đỗ đạt làm quan-> Tuyết Giang phu
tử.
2.Sáng tác
-“Bạch Vân am thi tập”
-“Bạch Vân quốc ngữ thi tập”
=>Nội dung : mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn,
đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xh.
3.Văn bản
a. Xuất xứ: lấy trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi ”
b. Bố cục: đề ,thực, luận, kết.
II.Đọc hiểu
1.Hai câu đề
“Một mai một cuốc , một cần câu ,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào “
- Từ “một” lặp đi lặp lại,nhắc đi nhắc lại->chắc chắn ,cứng cỏi, kiên định, sẵn sàng.
Nhịp điệu chậm dãi, tư thế ung dung (2/2/3) -> thái độ sẵn sàng ,chắc chắn.
- mai, cuốc, cần câu : vật dụng quen thuộc của nhà nông.
-“thơ thẩn”:ung dung ,điềm nhiên, thanh thản., trạng thái,thoải mái,không vướng
bận,tha hồ dong duỗi, không để điều gì làm ưu tư, phiền muộn.Đó là sự nhàn tản, thư
thái ,thảnh thơi, lòng không vướng bận chút cơ mưu, tự dục.
- “dầu ai vui thú nào”->mặc người đời , không quan tâm , chỉ lo việc đồng áng giữa thôn
quê để tâm hồn ung dung tự tại mặc những thú vui khác của người đời.
=> Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân.
2.Hai câu thực
“Ta dại ta ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao ”

-từ ngữ đối lập:
ta >< người
dại >< khôn
vắng vẻ>< lao xao
- NBK đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: cho
thấy sự khác biệt giữa ông & những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một
cuộc sống” lánh đục tìm trong”.
- “nơi vắng vẻ’-> yên ả, êm đềm.
- “ chôn lao xao”-> xô bồ, ồn ả, đầy những ganh đua, thủ đoạn-> chốn cửa quyền.
Như vậy “Dại “ ở đây thể hiện một lối sống cao đẹp , một tư tưởng , nhân cách thanh
cao, k màng danh lợi , k nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh , bán tước, tham
những điều phù phiếm.Đây là cách nói ngược , dại thực chất là khôn , còn khôn thực ra
lại là dại .
Đúng như ông đã nói:
“ Khôn mà khôn độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
(Thơ Nôm-94)
Mỗi từ , mỗi chữ được NBK sử dụng rất đắt, rất tinh tế, hiệu quả .
Trở về với thiên nhiên, về nơi vắng vẻ là tìm đến cuộc sống bình dị ,thanh tao. Ở đó
con người và tn hòa vào nhau.Đó cũng một lần nữa thể hiện sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm
hồn của NBK
=>2 câu thhực nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách NBK: về với tn , sống thoát khỏi vòng
danh lợi để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.
3.Hai câu luận
“Thu ăn măng trúc , đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao ”
-thu-măng trúc ; đông-giá ->món ăn dân dã, thanh đạm. ->thanh đạm, bình dị nhưng
không khắc khổ, cơ cực
-xuân- tắm hồ sen ;hạ - tắm ao ->thú vui thanh bần, không kiểu cách. ->lối sinh hoạt
giản dị.

=>Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào
ứng với thu vui ấy.
Nguyễ n B ỉ nh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một
Trạng Trình,không thấy tư thế cao ngạo , chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở
đây một lão nông tri điền
=>NBK chọn cho mình một cuộc sống hợp với tự nhiên, hòa với đời thường , bình dị
mà không kém phần thanh cao.
3.Hai câu kết
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao ”
- Triết lí: danh vọng ,tiền tài cũng chỉ là phù du , hư vô .Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái
khép mắt khẽ khàng. =>cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.
->ý nghĩa: Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sông
sao cho thanh thản. Đùng vì dục vọng của mình mà bất châp tất cả.Tât cả rồi chỉ như
một giấc mơ.
Liên hệ với những bài thơ khác của các nhà thơ cùng thời ta thấy được đây là cái nhìn
tích cực của một thời đại và cho đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị.
* Nhận xét :
Quan điểm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
- là không tranh đua,không màng danh lợi, không bon chen, không cơ mưu, tự dục.
- là sống thanh thản, an nhiên, tự tại bởi những thú vui riêng của mình.
Như vậy “nhàn” ở đây không đơn thuần là nhàn hạ về thể xác hay đúng hơn Nguyễn
Bỉnh Khiêm không nói về cái nhàn thể xác, là không làm gì mà ông muốn đề cao cái
nhàn trong tâm hồn con người, cái thanh thản , an nhiên.
II/Tổng kết
1/ Nội dung
- Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời
danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống
nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí
sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật .
- Bài thơ "Nhàn" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất
ngôn bát cú. Gồm 8 câu chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết
+Phần đề: Quan niệm của tác giả về một cuộc sống nhàn tản
+Phần thực: Nét thư thái của tg khi từ bỏ nơi quan trường về chốn thôn quê.
+Phần luận: Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức
ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy.
+Phần kết: Thể hiện triết lí phú quý là phù du, là chiêm bao.
1. > Đây là một cấu trúc điển hình thường thấy trong các tác phẩm VHTĐ Việt Nam.
Nó hoàn toàn phù hợp với thi pháp VHTĐ dân tộc.
+ Phần đề, tg trình bày một cách cụ thể về lối sống nhàn mà mình muốn nói. Nhàn là
được sống một cuộc sống nông dân, gắn liền với việc cày việc cấy. Nhàn là đc "thơ
thẩn" giữa đất thiên nhiên, trời thiên nhiên, không vướng bận bất cứ thú vui danh lợi
của thế gian.
+ Phần thực, tg đi sâu hơn về biểu hiện của lối sống nhàn. Đó là một sự so sánh tưởng
chừng như ngược đời: Dại tức là khôn, khôn tức là dại. Mà những con người hiền triết,
những bậc tao nhân mặc khách thường tìm về ở ẩn để sống một cuộc sống thảnh thơi
hơn. Đúng như cấu trúc của một bài thơ Trung Đại: Thực là đi vào 1 cách cụ thể hơn
đề tài.
+ Phần luận lại làm rõ hơn cho "cái sự khôn của một bậc siêu phàm" (Đỗ Trung). Tg
hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một NBK tài năng, phi
thường nữa, mà ở đây chỉ là 1 lão nông tri điền, 1 người sống "trong cực có vui", thuận
theo tự nhiên, mùa nào thức nấy.
2. Tuy nhiên, ta bắt gặp ở "Nhàn" một tầng cấu trúc riêng của nó.
+ Sự riêng biệt ấy nằm ở phần kết. Theo lẽ thường của thơ Trung Đại, kết là sơ kết lại
đề tài, nhưng ở đây nó mang tính mở. Vẫn có tổng kết đó, nhưng nó mở ra một tầng
nghĩa mới hơn, rộng hơn, một triết lý nhân sinh của muôn đời. Danh vọng, tiền tài cũng
chỉ là phù du, cũng nhanh chóng qua đi, tất cả đi vào hư vô. Không còn nghịa lý gì nữa

sau một cái khép mắt thật khẽ khàng. Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời,
thuận theo tự nhiên, sông sao cho thanh thản. Đừng vì dục vọng của mình mà bất châp
tất cả. Tât cả rồi chỉ như một giấc mơ.
Như vậy, có thể nói rằng, chỉ thông qua 2 câu kết mà NBK - một bật hiền triết cao cả -
đã gửi gắm cho bậc hậu nhân sau này một thông điệp luôn đúng ở đời. Theo cấu trúc,
phần kết khép lại nội dung của một bài thơ (dùng điển tích xưa, gieo vần, ), khép lại
một lối sống nhàn đáng trân trọng của ông, nhưng theo một khía cạnh nào đó - như đã
nêu trên - nó lại gửi gắm những điều chưa thể nói hết.
"Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"
VĂN NGHỊ LUẬN
DÀN Ý LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ
có hậu quả ngược bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi
người, kể cả người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
+ Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không
hiệu quả.

+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính người tự phụ.
+ Với mọi quan hệ khác.
- Các dẫn chứng:
+Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
+ Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân
xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ
bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

×