Tiết 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I - Mục đích yêu cầu
1. Giúp học sinh hiểu và trình bày đặc điểm về mật độ dân số và phân bố dân
cư, các loại hình quần cư (hình thức, tổ chức, sản xuất và đời sống)
2. Rèn kỹ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở Viêt Nam
II - Chuẩn bị
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam
- Tranh ảnh minh họa cho các loại hình quần cư
- Thống kê mật độ dân số
III - Tiến trình lên lớp
A - Ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích những nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh?
C - Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
? Khái niệm, cách tính mật độ dân
số?
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số là thuật ngữ chỉ đặc điểm
dân số ở mỗi địa phương, khu vực địa lý
nhất định.
? So sánh về số dân và diện tích
của nước ta?
? Nêu diễn biến của nó?
GV đưa một số thống kê về mật
độ dân số trung bình của thế giới,
của Châu Âu, châu á, châu Mỹ
? Nhận xét và đánh giá về mật độ
phân bố dân cư của nước ta?
GV treo bản đồ phân bố dân cư
- giải thích chú giải
? Tìm ra những khu vực có mật độ
dân số đông, mật độ dân số thấp?
Tính bằng: Tổng số dân
Tổng diện tích
đơn vị Người/Km
2
- Việt Nam đứng thứ 58 về diện tích, dân số
đứng thứ 14 -> không tương xứng, mật độ
dân cư cao
- Mật độ dân số nước ta tăng dần cùng với
sự gia tăng dân số
+ Năm 1999: 195 người/km
2
+ Năm 2003 246 người/km
2
-> Cao hơn 5 lần trung bình của thế giới và
cao hơn trung bình của nhiều quốc gia,
nhiều châu lục
+ Những vùng có mật đọ trung bình trên
1000 người/km
2
là: đồng bằng sông Hồng,
Miền đông Nam bộ
+ Những vùng có mật độ dân số thấp là: Tây
bắc, Tây nguyên, Trường sơn bắc
? Theo em nguyên nhân nào dẫn
đến sự khác biệt ấy?
? Giải thích thuật ngữ "Quần cư"?
? Đặc trưng của loại hình này?
? Nêu những thay đổi ở quê em
mà em biết trong loại hình quần
cư nông thôn?
- Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có
điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng,
sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao
- Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó
khăn
- Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn
phản ánh đặc trưng sản xuất của kinh tế
nước ta chủ yếu là nông nghiệp
II. Các loại hình quần cư
- hs giải thích
1. Quần cư nông thôn
- Sống ở nông thôn, hoạt động trong các
ngành nông lâm ngư nghiệp.
- Sống tập trung thành các điểm dân cư:
làng, xóm, thôn, bản, buôn, sóc
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang làm cho bộ
mặt nông thôn thay đổi: Nhiều cơ sở dịch
vụ, tiểu thủ công nghiệp ra đời, đời sống
thay đổi, quan hệ cũng thay đổi
2. Quần cư thành thị
? Đặc trưng của loại hình quần cư
thành thị?
? Sự khác sbiệt giữa hai loại hình
quần cư là gì?
Quan sát bảng số liệu
? Nhận xét sự thay đổi của tỉ lệ
dân số thành thị ở nước ta?
? Điều đó phản ánh quá trình đô
thị hóa như thế nào? Đặc trưng
của quá trình này ở nước ta?
- Mật độ dân số cao. Kiểu nhà ống san sát,
chung cư cao tầng
- Hoạt động kinh tế chủ yếu: Công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật
- Là những trung tâm văn hóa, kinh tế chính
trị của mỗi địa phương
- hs
III. Đô thị hóa
- Số dân thành thị tăng lên: Từ 1985 đến
2003 là 11,3 triệu lên 21 triệu người. Tỉ lệ
tăng lên 25.8% (2003)
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra
nhưng không thực sự nhanh do nền kinh tế
chuyển hướng chậm và quá trình công
nghiệp hóa chậm
- Mở rộng các đô thị, lối sống thành thị đã
và đang ảnh hưởng đến các vùng nông thôn
ngoại thành và vùng nông thôn thuần túy
D - Củng cố:
E - Hướng dẫn học bài: Bài tập 3/14 nhận xét về sự thay đổi mật độ dân số của các
vùng
IV/ Rút kinh nghiệm