Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Nguyên lý phòng trừ ký sinh trùng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.58 KB, 31 trang )


NGUYÊN LÝ PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY




MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG CHÂM
ª Phương châm
- Phòng bệnh: cơ bản chủ yếu, trừ bệnh cần phải làm
sớm và kòp thời, triệt để, toàn diện, đảm bảo có tính hiệu
quả kinh tế và nhanh gọn.
ª Mục đích
- Giữ vững và nâng cao năng suất cây trồng, giảm thiệt
hại về kinh tế do bệnh gây ra xuống mức thấp nhất, đem
lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
- Tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng, nâng cao
tính chống chòu bệnh của cây, giúp cây mau chóng phục
hồi.

- Tiêu diệt, khống chế nguồn bệnh, bảo vệ cây trồng,
ngăn chặn sự xâm nhiễm lây lan bệnh.

Biện pháp phòng bệnh
Ngăn ngừa, đề phòng sự xâm nhiễm lây bệnh của vật ký
sinh, tăng cường sức sống, sức đề kháng của cây trồng.

Biện pháp trừ bệnh
Tác động trực tiếp vào ký sinh vật gây bệnh và độc tố của
chúng để tiêu diệt ký sinh, khử độc cho cây, dập tắt các ổ
bệnh


bệnh ngừng phát triển

cây trồng hồi phục lại.



CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY


Biện pháp canh tác

Luân canh cây trồng
- Luân canh với các loại cây không phải là ký chủ của
bệnh sẽ ngăn cản sự tích lũy, sinh sản và làm giảm sút số
lượng nguồn bệnh ở trong đất.
- Tạo điều kiện cách ly về không gian và thời gian giữa
cây ký chủ với vi sinh vật gây bệnh, giữa các diện tích
gieo trồng cây ký chủ, nhờ đó mà mức độ phá hại của
bệnh giảm nhẹ.

- Có tác dụng cải tạo đất, tạo điều kiện tốt cho cây trồng
sinh trưởng, đẩy mạnh sự hoạt động và tích lũy các vi
sinh vật đối kháng ở trong đất, các chất bài tiết từ rễ các
loại cây được chọn để đưa vào chế độ luân canh.

Kỹ thuật làm đất
- Cày vùi lớp đất sâu 15-20cm để làm mất sức nảy mầm
của nấm hạch, các loại tàn dư lá bệnh mau mục, cung
cấp nhiều năng lượng cho hệ VSV sống trong đất nhất là
các xạ khuẩn và các VSV khác có khả năng đối kháng

với mầm bệnh.
- Kỹ thuật lên luống đất cao hay thấp, thoát nước hay
không thoát nước đều có tác dụng ảnh hưởng tới mức độ
bò bệnh của cây trồng (bệnh lỡ cổ rễ).

- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng
cường sức chống chòu bệnh của cây.

Phân bón
- Dùng phân không đúng lúc, đúng cách, không cân đối
làm cho cây dễ mẫn cảm với bệnh. Mỗi loại phân có tác
dụng khác nhau đối với cây trồng:
+ Phân đạm: bón quá nhiều phân đạm làm giảm độ
dày lớp cutin

cây sinh trưởng mạnh (tích lũy
nhiều đạm tự do trong cây), kéo dài, ảnh hưởng tính
cảm nhiễm, tính chống bệnh của cây (bệnh đạo ôn,
bạc lá lúa), khả năng bảo quản các loại củ giống (rau
quả, khoai tây, hành).

+ Phân lân và kali sử dụng đúng kỹ thuật

tăng
sức chống bệnh của cây, điều hoà sự tác động của
phân đạm, tăng sự phát triển và hoạt động của bộ
rễ

tăng sự tổng hợp gluxit trong cây.
+ Các loại phân vi lượng: giúp cây chống bệnh tốt

hơn.

Thời vụ gieo trồng
- Chọn thời vụ gieo trồng thích hợp

cây tránh được
bệnh

cây trồng sinh trưởng vượt qua giai đoạn mẫn
cảm bệnh trước hoặc sau thời kỳ có những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của bệnh

- Kỹ thuật gieo trồng có tác dụng phòng trừ bệnh. Nếu
gieo quá sâu, hạt mọc mầm chậm, yếu, dễ bò bệnh ngay ở
trong đất cho tới khi cây mọc.

Chế độ nước tưới
- Lượng nước tưới, thời kỳ tưới, phương pháp tưới đều có
ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh và của cây.
- Chế độ tưới hợp lý

cây sinh trưởng tốt sẽ có tác dụng
khống chế bệnh.
- Tưới nước không hợp lý

lây lan bệnh

thay đổi tiểu
khí hậu có lợi cho bệnh phát triển.



Vệ sinh đồng ruộng
- Vệ sinh đồng ruộng để tiêu hũy tàn dư cây bệnh, diệt cỏ
dại, khử trùng đất

tiêu diệt nguồn bệnh, ngăn chặn
bệnh truyền lan và phát triển, hạn chế và tạo điều kiện
diệt côn trùng môi giới truyền bệnh
- Sử dụng hạt giống, cây giống lành mạnh không mang
bệnh để gieo trồng để tránh bệnh, tăng cường sức chống
bệnh, đảm bảo được năng suất.


Sử dụng giống chống bệnh
- Sử dụng một loại giống chống bệnh phù hợp với từng
vùng đòa lý, đất đai, khí hậu để giống duy trì tính chống
bệnh lâu dài và phát huy được các đặc tính tốt.
- Xây dựng bộ giống thích hợp cho từng vùng, chế độ
luân canh, trồng luân phiên các loại giống nhất đònh, áp
dụng các biện pháp thâm canh để giống không bò thoái
hoá

ngăn ngừa sự hình thành các chủng ký sinh mới
có tính độc cao, thích nghi dần với giống chống bệnh và
làm mất dần tính kháng của giống.

- Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng, không tốn nhiều kinh phí.
- Nhược điểm
+ hiệu quả chậm, hoặc không có kết quả nếu
bệnh đã xuất hiện

+ không phổ biến vì không phải bệnh nào cũng áp
dụng được.


Biện pháp sinh học

Sử dụng các siêu ký sinh (ký sinh bậc 2)
- Những sinh vật sống ký sinh trên cơ thể vi sinh vật gây
bệnh

siêu ký sinh hoặc ký sinh bậc 2, đó là những loại
nấm, vi khuẩn, thực khuẩn thể, tuyến trùng ăn thòt.

Nấm Verticillium sống ký sinh trên bào tử hạ nấm rỉ
sắt cà phê Hemileia vastatrix


Nấm Cicinnobolus cesatii ký sinh làm tan hủy sợi
nấm và cơ quan sinh sản nấm phấn trắng Erysiphe


Nấm Darluca filum ký sinh tiêu diệt nhiều loại nấm rỉ
sắt hại cây trồng




Các cây làm bẫy và cây đối kháng
- Sử dụng cây không mẫn cảm với tuyến trùng: có thể lọt
vào trong cây nhưng không phát triển, hoặc một số ở

dạng trứng cho đến khi chết, dùng những cây này trồng
luân canh sẽ giảm mật số tuyến trùng trong đất rấùt nhiều
(cây cà đen Solanun nigrum).
- Trồng cây mẫn cảm với tuyến trùng

đem hủy diệt
trước khi chúng tiếp tục sinh sản (cây đậu phọng).
- Cây vạn thọ (Targetes errecta) có đặc tính ức chế tuyến
trùng thuộc các chi Pratylenchus, Haplolaimus do rễ tiết
ra độc tố nhóm Terthienyl
- Cây măng tây trồng xen canh với hoa màu cũng có thể
giảm tuyến trùng trong rễ cây trồng chính.



Sử dụng các vi sinh vật đối kháng và chất kháng sinh
- Các vi sinh vật đối kháng tiêu diệt, hoặc ức chế hoạt
động của vi sinh vật gây bệnh cây, chủ yếu bằng các chất
kháng sinh là những sản phẩm trao đổi chất trong quá
trình sống của chúng.

Nấm Trichoderma hazianum ức chế diệt nấm Botrytis
cinerea hại cà chua


Nấm Trichoderma viride ức chế tiêu diệt nấm
Sclerotium rolfsii hại đậu phọng, cà chua và nhiều loại
nấm đất hại cây trồng.

- Phitobacteriomicin được chế từ chất kháng sinh của

Actinomyces lavendulae dùng để xử lý hạt giống, phòng
trừ bệnh vi khuẩn hại lá dâu và một số nấm tảo khác.
- Polyoxin chế từ chất kháng sinh của Streptomyces
asoensis trừ bệnh đạo ôn lúa (Nhật bản) và một số bệnh
virus.
- Trichotexin lấy từ nấm Trichothecium roseum dùng để
trừ bệnh nấm hại cây ăn quả và bệnh trong bảo quản tồn
trữ hoa quả.
- Tetracyline: do nhiều loài Streptomyces tiết ra, dùng để
chẩn đoán bệnh Mycoplasma.
- Trichodermin do nấm Trichoderma lignorum
- Kasugamycin do xạ khuẩn Streptomyces kasugagiensis

- Blasticidin-S do xạ khuẩn Streptomyces griseo-
chromogenes

Một số loại thuốc kháng sinh thế hệ sau như
Validamycin (do xạ khuẩn Streptomyces hygroscopicus
var. limoneus nov.var.Iwasa, Kasumin đã được sản xuất
và áp dụng rộng rãi để phòng trừ một số bệnh hại cây.

Sử dụng Fitonxit
Dùng nước chiết từ hành, tỏi để xử lý hạt giống bắp, cà
chua để diệt nấm và vi khuẩn.

- Ưu điểm: an toàn cho người, gia súc, hiệu quả cao, không
gây ô nhiễm môi trường.
- Nhược điểm: tác dụng chậm, yêu cầu kỹ thuật cao, giá
thành cao.




Biện pháp vật lý và cơ lý học
- Dùng nước muối có tỷ trọng cao, nước bùn để loại bỏ
hạt lép, tạp chất trước khi gieo hạt.
- Nhổ bỏ cây bệnh, cỏ dại, thu dọn sạch đem đốt hoặc
chôn vùi ngay. Cắt bỏ bộ phận bò bệnh trên cây và kết
hợp với các biện pháp phòng trừ khác để loại bỏ bệnh
virus, vi khuẩn.
- Xử lý hạt giống bằng nhiệt: hơi nước nóng, sấy nóng
diệt nguồn bệnh tồn tại bên trong hạt giống, hom giống.
Thời gian và nhiệt độ nước nóng để xử lý đối với từng loại
hạt giống cây trồng và loại bệnh khác nhau:
+ Hạt bắp cải 50
°
C, thời gian 18-20 phút (trừ bệnh vi
khuẩn).

+ Hạt đậu đỗ 50
°
C trong 5 phút (trừ nấm).
+ Hom mía ngâm trong hơi nước nóng 60
0
C
trong 1 giờ để bất động các virus.
- Tưới nước sôi lên đất các líp ươm để khử độc đất trong
nhà kính.
- Phủ nilong đen lên mặt líp trồng vừa ngăn cỏ dại, vừa
giúp tăng nhiệt độ của lớp đất mặt lên,


50
0
-60
0
C, ức
chế một số vi sinh vật có hại phát triển chậm lại.

- Khử trùng đất bằng hơi nước nóng: tưới nước sôi vào
đất, sấy đất ở nhiệt độ cao 100
°
C trở lên, đốt rơm rạ trên
mặt đất đều có tác dụng tiêu hủy nguồn bệnh ở đất.
- Sử dụng ánh nắng, tia tử ngoại, tia vật lý để khử trùng
hạt giống, đất.
+ Cày lật và phơi đất trong mùa nắng giúp diệt được
một số mầm bệnh do ánh nắng chiếu trực tiếp, sự
tăng nhiệt độ và khô hạn.
+ Phơi hạt giống thật khô dưới ánh nắng, vừa giúp
hạt giống dễ nảy mầm hơn vừa giúp tiêu diệt bớt các
mầm bệnh bám trên hạt.

Biện pháp cơ học bao gồm:
- Sàng sảy hạt giống để loại bỏ hạt cỏ, các hạch nấm
gây bệnh, hạt chùm gửi.
- Cắt bỏ và đốt cành lá cây mắc bệnh
- Đốt sạch rơm rạ sau vụ lúa bò bệnh năng.


- Ưu điểm: có hiệu quả, diệt nguồn bệnh tồn tại ở bên
trong hạt giống mà phần lớn thuốc hoá học xử lý ít có tác

dụng.
- Nhược điểm
+ cồng kềnh, khó thực hiện đúng kỹ thuật
(nhiệt độ và thời gian xử lý)
+ hiệu suất lao động thấp, phải xử lý gấp rút
sát trước hoặc trong ngày gieo trồng, chi phí
cao.

×