Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lợi ích của việc đi bộ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.61 KB, 5 trang )

Lợi ích của việc đi bộ
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày
càng bận rộn, ít vận động, việc dành thời
gian để tập luyện một môn thể thao nào
đó để rèn luyện sức khỏe đôi khi rất khó
thực hiện.
Nhưng không phải ai cũng biết đi bộ là hằng
ngày là hình thức tập luyện đơn giản nhất
nhưng cũng mang lại lợi ích to lớn đối với
sức khỏe mỗi người.


Ảnh: minh họa - Internet
Đi bộ đem lại lợi ích gì?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đi bộ có
những lợi ích sau:
- Giúp kiểm sốt trọng lượng cơ thể, giảm
khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp có
một thân hình cân đối, khỏe mạnh. Trung
bình khi đi bộ 1,6km, cơ thể sẽ đốt cháy
khoảng 100 calo. Đi bộ 3,6km/ngày và 3
lần/tuần có thể giúp giảm 0,5kg trong 3 tuần
luyện tập đều đặn.
- Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe,
giúp ngăn chặn loãng xương nhờ vận động
nhẹ nhàng đều đặn, hệ xương được nuôi
dưỡng tốt, khả năng hấp thụ canxi và
phospho được tăng cường, đẩy lùi quá trình
loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và
phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
- Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu,


giúp có giấc ngủ tốt, tránh suy giảm trí nhớ
ở người cao tuổi: Đi bộ vào buổi tối có thể
đem lại cho bạn một giấc ngủ ngon, ngủ sâu
do đi bộ vào thời gian này làm sản sinh chất
nội tiết tố serotonin, gây ra cảm giác dễ chịu
như được thư giãn sau một ngày lao động;
khi đi bộ thân nhiệt tăng lên, lúc nghỉ ngơi
thân nhiệt giảm xuống, làm cho dễ ngủ và
ngủ ngon. Đi bộ trên 30 phút/ngày làm giảm
quá trình mất trí nhớ ở người cao tuổi, vừa
đi vừa nói chuyện với bạn bè làm cho não
được tưới máu nhiều hơn, não hoạt động
linh hoạt, hiệu quả hơn.
- Đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và
hệ tuần hoàn, do đó làm giảm nguy cơ mắc
các bệnh như: bệnh mạch vành, đột quỵ,
tăng huyết áp,… Ngoài ra còn làm giảm
cholesterol ở những người có nồng độ
cholesterol cao trong máu, giảm nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc
insulin, nguy cơ mắc ung thư đại tràng,…
Đi bộ như thế nào?
Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo,
dày dép phù hợp: Quần áo tùy theo điều kiện
thời tiết, rộng rãi, thoáng mát bằng các loại
vải thấm mồ hôi như cốt tông (vào mùa hè),
đủ ấm (vào mùa đông); Mang giày vừa vặn,
thích hợp. Trước khi bắt đầu luyện tập, nên
giành 5-10 phút tập những động tác khởi
động để làm “ấm cơ thể”, tránh căng cơ,

mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập.
Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về
trước, thẳng lưng. vai và cánh tay nên để
thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự
nhiên. Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng
nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn
cảm thấy thoải mái nhất là được. Thời gian
mỗi buổi tập tùy theo từng người, đối với
người mới bắt đầu nên tập ít, sau đó tăng
dần. Điều quan trọng là cần phải luyện tập
thật đều đặn và thường xuyên.
Lưu ý: Đối với người cao tuổi, người mắc
bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, tăng huyết
áp, nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ
trước khi luyện tập.

×