Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bội chi ngân sách nhà nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.24 KB, 14 trang )

Nhập môn tài chính tiền tệ 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TCNH&QTKD

Bài tiểu luận:Nhập môn tài chính tiền tệ 2
ĐỀ TÀI
“Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước trong
những năm gần đây”
NHÓM 6
LỚP:TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP B_K32
GVHD:ĐẶNG THỊ THƠI
1
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
MỤC LỤC
I. Khái niệm & phân loại
1. Khái niệm ngân sách nhà nước
2. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước
2.1. Thu-chi ngân sách nhà nước
2.2. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước(bội chi NSNN)
3. Phân loại thâm hụt ngân NSNN
II. Thực trạng bội chi NSNN hiện nay
III. Nguyên nhân bội chi NSNN.
IV. Giải pháp khắc phục bội chi NSNN
Danh mục từ viết tắt:
NSNN: Ngân sách nhà nước
Danh mục sơ đồ, bảng biểu:
1. Bảng 1:BẢNG CÂN ĐỐI DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM 2008
2. Bảng 2: BẢNG CÂN ĐỐI DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM 2009
3. BIỂU ĐỒ TỔNG THU, CHI NSNN NĂM 2008 VÀ NĂM 2009
2
Nhập môn tài chính tiền tệ 2


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia
đều gặp phải. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề
nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn
tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia
đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đưa
bội chi đến một mức nhất định. Chính phủ Việt Nam cũng không phải là một
ngoại lệ . Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như:
giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra
nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách
không chỉ ở Việt Nam. Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề
thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thế nào? Giải pháp để hạn chế và khắc phục
tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ra sao?
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu và làm rõ 3 vấn
đề trên – vấn đề “ Thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam”.
I.Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm NSNN
3
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, trong đó dự
toán con số chi tiêu công mà nhà nước phải tìm kiếm nguồn để tài trợ. NSNN phải
được quốc hội thông qua hàng năm. Luật pháp quản lý ngân sách nhà nước đưa ra
những quy tắc về kế toán để theo dõi chi tiết và chặt chẽ các khoản chi tiêu công
với mục đích để kiểm soát tình hình chi tiêu của nhà nước, tránh được sự phí phạm
công chi (các khoản chi tiêu cho những hoạt động không được ghi vào trong ngân
sách) để sao cho chi tiêu công của nhà nước được hợp pháp và có thể được tài trợ
bằng những nguồn thu ổn định. Về bản chất NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế
giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế-xã hội trong quá trình phân phối và sử dụng
các nguồn tài chính.
2. Khái niệm thâm hụt NSNN

2.1. Khái niệm thu – chi NSNN
- Thu NSNN là quá trình tổ chức, huy động các nguồn tài chính xã hội vào
quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nguồn tài chính xã hội
được huy động vào ngân sách bằng những phương thức và hình thức khác nhau.
Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước như:
thu thuế(thuế trực thu, thuế gián thu), thu lệ phí, vay nợ của chính phủ, vay nợ
trong nước, vay nợ nước ngoài.
- Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc
nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do
đó, chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định
hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc
chức năng của nhà nước.
Chi NSNN bao gồm các khoản: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (chi
sự nghiệp; chi quản lý nhà nước; chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội),
chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay.
2.2. Khái niêm thâm hụt NSNN
4
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
Thâm hụt NSNN (bội chi NSNN): là chi NSNN lớn hơn thu NSNN. Trong
trường hợp này, thu NSNN không đáp được nhu cầu chi tiêu.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ
lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Thâm
hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế
một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng
thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm
phát, ảnh hưởng tiêu cực.
Có thể minh họa NSNN bằng cân đối thu-chi ngân sách như sau:
Thu Chi

A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí)
B. Thu về vốn (bán tài sản nước ngoài )
C. Bù đắp thâm hụt
- Viện trợ
- Lấy từ nguồn dự trữ
- Vay thuần(=vay mới trả nợ gốc ), (bằng cho vay mới – thu nợ gốc)
D. Chi thường xuyên
E. chi đầu tư
F. Cho vay thuần
A+B+C=D+E+F
Công thức tính bội chi ngân sách nhà nước của 1 năm sẽ là:
Bội chi ngân sách nhà nước = tổng chi –tổng thu=(D+E+F)-(A+B)=C
Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ(1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số
chênh lệch giữa chi lớn hơn thu thời kỳ đó.
3. Phân loại thâm hụt NSNN
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm
hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
• Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những
chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo
hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
• Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu
kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu
5
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng
sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách
cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng
trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi
thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt, sẽ ảnh hưởng

đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những
biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu
kỳ kinh tế.
II. Thực trạng bội chi NSNN hiện nay
Bảng 1:CÂN ĐỐI DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM 2008
Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu Dự toán
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 323.000
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 189.300
2 Thu dầu thô 65.600
3
Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
64.500
4 Thu viện trợ không hoàn lại 3.600
B
Thu kết chuyển từ năm trước sang
9.080
C
Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước
398.980
1
Chi đầu tư phát triển
99.730
2
Chi trả nợ và viện trợ
51.200
3
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể

208.850
4
Chi cải cách tiền lương

28.400
5
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
100
6 Dự phòng 10.700
D Bội chi ngân sách nhà nước 66.900
Tỷ lệ bội chi so GDP 5%

Nguồn bù đắp bội chi


1 Vay trong nước
6
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
51.900
2 Vay ngoài nước 15.000
Bảng 2: CÂN ĐỐI DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Nội dung Dự toán năm 2009
A. TỔNG THU CHI CÂN ĐỐI NSNN 389.900

1 Thu nội địa 233.000
2 Thu từ dầu thô 63.700
3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 88.200
4 Thu viện trợ không hoàn lại 5.000


B. KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG 14.100

C. TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN 491.300

1 Chi đầu tư phát triển 112.800
2 Chi trả nợ và viện trợ 58.800
3 Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính
696.300
4 Chi cải cách tiền lương 36.600
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 13.700

D. BỘI CHI NSNN 87.300

Tỷ lệ bội chi so GDP 4,82%

Nguồn bù đắp bội chi NSNN
1 Vay trong nước 71.300
2 Vay ngoài nước 16.000
7
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
Biểu đồ tổng thu - chi NSNN năm 2008 và năm 2009
NHẬN XÉT:
Tổng thu năm 2009 tăng 66900 tỷ đồng so với năm 2008. Nhưng tổng chi lại
tăng lên đến 92320 tỷ đồng.
Bội chi NSNN năm 2009 cao hơn năm 2008 là 20400 tỷ đồng(1,305%).
Năm 2008:
Dự toán chi NSNN năm 2008 tăng 41.580 tỷ đồng so với dự toán năm 2007, trong
đó:

- Tăng chi thực hiện cải cách tiền lương 28.400 tỷ đồng.
- Tăng chi khoảng 1.350 tỷ đồng trong chi thường xuyên của NSTW bố trí để
nâng mức tiền ăn cho chiến sỹ và hỗ trợ người cận nghèo mua bảo hiểm y tế.
- Tăng chi 2.500 tỷ đồng cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, sự nghiệp môi trường, văn hoá-thông tin đảm bảo Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội (ngoài tăng chi tiền lương trong các lĩnh vực này);
- Dành khoảng 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách
miễn thu thuỷ lợi phí;
- Các khoản tăng chi do NSĐP tăng thu (ngoài tăng chi cải cách tiền lương,
tăng chi các lĩnh vực đảm bảo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội): Khoảng 6.500 tỷ
đồng;
8
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
Năm 2009:
Dự kiến tổng thu cân đối NSNN năm 2009 là 389.900 tỷ đồng, đạt tỷ lệ động
viên 23% GDP, trong đó từ thuế và phí là 21,5% GDP. Về cơ cấu thu năm 2009,
dự toán thu nội địa chiếm 59,8% tổng thu NSNN thu dầu thô chiếm 16,3%, thu cân
đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 22,6% tổng thu cân đối NSNN.
Dự toán chi NSNN năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân
sách, hướng tới mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo các
nguyên tắc:
- Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí thực hiện các
chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, các khoản tăng chi theo tiền
lương;
- Bố trí tăng chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và
chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bố trí đảm bảo chi
trả nợ theo đúng cam kết;
- Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục- đào tạo- dạy nghề, y tế, khoa học-
công nghệ, văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, nông nghiệp- nông thôn, theo
các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

- Đáp ứng nhu cầu chi cho các nhiệm vụ khác trên tinh thần triệt để tiết kiệm;
tiếp tục rà soát thắt chặt chi đầu tư XDCB, bố trí dự toán chi thường xuyên cho các
Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cơ bản không tăng so với năm 2008;
giảm mức bội chi NSNN dưới 5% GDP.
Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc nêu trên, dự toán chi NSNN
năm 2009 là 491.300 tỷ đồng, tăng 23,1% so với dự toán năm 2008.
Những vấn đề cần có giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện
- Về thu NSNN: Dự toán xây dựng vẫn còn chứa đựng các yếu tố rủi ro, chưa
lường hết; trong đó: Thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều
vào khả năng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh
doanh. Thu dầu thô phụ thuộc vào yếu tố sản lượng và đặc biệt là yếu tố giá đang
có biến động khó lường.
- Dự toán chi NSNN đã thực hiện cơ cấu lại để tăng cường an sinh xã hội,
nhưng vẫn còn khó khăn: Dự toán chi đầu tư phát triển NSTW bố trí tăng 10,1% so
9
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
với dự toán năm 2008, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, đòi hỏi phải rà soát, lựa
chọn các công trình, dự án quan trọng để triển khai thực hiện. Đồng thời phải tăng
cường huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế.
Một vài số liệu ước tính trong quý 1 năm 2011:
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/4/2011 ước tính 190,1 nghìn
tỷ đồng, bằng 31,9% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa là 123,6 nghìn
tỷ đồng, bằng 32,4%; thu từ dầu thô 26,7 nghìn tỷ đồng, bằng 38,5%; thu cân đối
ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 38,3 nghìn tỷ đồng, bằng 27,6%. Trong thu
nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 32,3%; thu từ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 29,6%; thu thuế công, thương
nghiệp ngoài Nhà nước bằng 32%; thuế thu nhập cá nhân bằng 35,6%; thu phí
xăng dầu bằng 27,4%; thu phí, lệ phí bằng 23,2%.
Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/4/2011 ước tính

202,2 nghìn tỷ đồng, bằng 27,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 45,6
nghìn tỷ đồng, bằng 30,0%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính 130,4 nghìn tỷ đồng, bằng 29,5%; chi trả nợ và viện trợ
26 nghìn tỷ đồng, bằng 30,6%.
III. Nguyên nhân gây thâm hụt NSNN
Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác
nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân
sách nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau:
1.Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh
các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…
tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã
tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng
đáng kể cho ngân sách nhà nước…điển hình, trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập
lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ
đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước
khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển kinh tế.
10
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh
nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên,việc
miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách
khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước.
2. Đầu tư công kém hiệu quả
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ
bên ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình
trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực
tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc
phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu

hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của
các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu
quả. Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở
nên trầm trọng.
3. Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính
phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích
cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức
thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP.
4.Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực
bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông
qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế
bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được
phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong
dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi
hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình
khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công
trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân
11
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
sách.Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp
trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
5.Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời
trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi
ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám
sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Lý thuyết kinh tế

không chỉ ra một cách rõ ràng về hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi
tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng
kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt
ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra lạm phát.
6. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được
sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng
trưởng kinh tế
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng
năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định
được số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân
sách chúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với
mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn
sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi
một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô.
Nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi
đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn
việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương
lai hay không?
IV.Các giải pháp khắc phục thâm hụt NSNN
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ
tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như:
giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều
nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở
Việt Nam. Vậy xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện
hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế -xã hội, tăng trưởng kinh tế
12
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
và kiềm chế lạm phát hiện nay?

Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế,
phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành
thêm tiền để bù đắp chi tiêu ;… Sử dụng phương pháp nào, nguồn nào tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi
quốc gia.
Bội chi ngân sách nhà nước tác động đến nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều
vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi ngân sách. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm
ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Và đây là một số giải pháp cơ bản mà chính
phủ Việt Nam sử dụng để kiềm chế bội chi ngân sách hiện nay:
1. Tăng thu giảm chi
• Tăng thu:
• Giảm chi:
2. Vay nợ
a, Vay nợ trong nước
b, Vay nợ nước ngoài
3.Vay nợ ngân hàng (in tiền)
4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
V. Tổng kết
Như vậy là có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước,
nhưng phải sử dụng cách nào, nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện
kinh tế, chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi mỗi
giải pháp bù bắp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế
vĩ mô. Và hậu quả của bội chi ngân sách nhà nước là ảnh hưởng nghiêm trọng tới
kinh tế xã hội của đất nước dù mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, chính phủ Việt Nam
cần phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đắp phù hợp với thực trạng
hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới.
NHẬN XÉT NHÓM:
Với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới, bội chi NSNN ở nước ta hiện
nay xảy ra là điều không thể nào tránh khỏi. Việc tìm ra các biện pháp khắc phục là

nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ ta. Công việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp
13
Nhập môn tài chính tiền tệ 2
đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Bội chi NSNN cao sẽ có tác động xấu, tuy
nhiên với một mức thâm hụt cho phép thì nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của nền kinh tế.
Nguồn tài liệu:
Trang Web của Tổng cục Thống kê
Trang Web của Bộ Tài chính
Giáo trình “nhập môn tài chính tiền tệ’’ - GS.TS Sử Đình Thành
_THE END_
14

×