Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vì sao bị lao cột sống potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.68 KB, 5 trang )

Vì sao bị lao cột sống
Trong hội chứng đau lưng, ngoài thoái hóa
cột sống còn có một nguyên nhân khác vô
cùng quan trọng và nguy hiểm đó là lao cột
sống. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu
được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Làm sao phát hiện bệnh?
Lao cột sống chủ yếu gây tổn thương ở đĩa đệm
và thân đốt sống, rất ít khi gây tổn thương ở
cung sau. Bệnh có thể xảy ra sau khi mắc bệnh
lao phổi, lao hạch và cũng có thể xuất phát từ
lao cột sống.
Lao cột sống là một bệnh nhiễm trùng do vi
trùng lao cho nên luôn có những biểu hiện về
nhiễm trùng, nhiễm độc như mệt mỏi, chán ăn,
gầy sút, sốt về chiều. Ngoài ra, lao cột sống còn
có những biểu hiện riêng về cột sống.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng chủ yếu
là đau tại chỗ đốt sống bị tổn thương, đến giai
đoạn sau cơn đau sẽ lan theo rễ thần kinh tương
ứng, đau có xu hướng tăng dần và đau nhiều khi
đi lại, mang vác vật nặng, thậm chí khi ho hay
hắt hơi. Khi nằm nghỉ thì đỡ đau, cơn đau không
đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường,
sờ vào cột sống nơi có điểm đau thì người bệnh
sẽ bị đau nhói.
Người bệnh sẽ bị dấu hiệu “đơ cột sống” và hạn
chế vận động, các cơ vùng cạnh cột sống bị co


cứng. Nếu không được phát hiện, bệnh sẽ
chuyển sang giai đoạn toàn phát, trong giai đoạn
này đĩa đệm và cột sống sẽ bị phá hủy nặng
thêm, đồng thời tạo thành ổ áp-xe lạnh quanh
vùng bị tổn thương. Lúc này người bệnh tỏ ra
đau đớn ở vùng đốt sống bị tổn thương, đau liên
tục, tại đốt sống bị tổn thương sẽ lồi ra phía sau
làm cho cột sống có thể bị lệch vẹo và làm hạn
chế vận động.
Tùy theo vị trí đốt sống bị tổn thương sẽ xuất
hiện triệu chứng thần kinh khác nhau như: liệt
hai chi dưới, liệt ngoại vi và mất cảm giác ở hai
chi dưới, rối loạn cơ vòng gây tiêu tiểu không tự
chủ, rối loạn dinh dưỡng nặng nề ở hai chi dưới
gây teo cơ.
Các xét nghiệm cần làm
Chụp X-quang cột sống có thể cho thấy rõ hình
ảnh tổn thương lao. Đó là đĩa đệm bị hẹp lại,
nếu ở giai đoạn muộn thì các thân đốt sống dính
sát lại với nhau, bờ thân đốt sống phía trên và
dưới đĩa đệm bị phá hủy tạo hang lao, thân đốt
sống bị xẹp, nhất là ở phía trước, mỏm gai của
đốt sống đó lồi ra phía sau và làm cho cột sống
bị vẹo, người bệnh bị gù lưng. Đặc biệt, trên
phim X-quang còn có thể phát hiện được các ổ
áp-xe lạnh nếu có bằng hình ảnh bóng mờ của
túi áp-xe lạnh.
Hình ảnh X-quang trên bệnh lao cột sống khác
với tổn thương trong bệnh ung thư. Trong bệnh
ung thư tổn thương chủ yếu ở đốt sống chứ đĩa

đệm không hề bị tổn thương, vì vậy không thấy
hình ảnh của xẹp đĩa đệm và dính các đốt sống,
còn tổn thương do lao có sự phá hủy xương.
Ngoài ra, còn dựa vào các xét nghiệm khác như
tốc độ lắng máu, phản ứng lao tố để giúp xác
định bệnh.
Điều trị
Đối với người cao tuổi khi có những dấu hiệu
nghi ngờ hoặc đau lưng kéo dài, không đáp ứng
với các loại thuốc giảm đau thông thường nên
đến bác sĩ chuyên khoa lao để được xác định
chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì bệnh lao cột
sống là một bệnh để lại di chứng về cột sống rất
nặng nề như gù vẹo cột sống, liệt chi dưới…
Lao cột sống là một bệnh nhiễm trùng nên việc
điều trị không khó mà hiệu quả của nó rất cao,
nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ hạn
chế tối đa các di chứng của bệnh. Lao cột sống
là một bệnh được điều trị trong chương trình
chống lao quốc gia, cho nên khi mắc bệnh lao
người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa
lao để điều trị mà không phải mất tiền thuốc.
Để điều trị tốt bệnh lao cột sống, ngoài việc
dùng thuốc đặc trị lao theo phác đồ của chương
trình chống lao quốc gia, người bệnh còn được
dùng thuốc giảm đau, các loại vitamin, đặc biệt
phải tăng cường các chất dinh dưỡng, đảm bảo
đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
Nếu phát hiện trong giai đoạn còn sớm, bệnh
còn nhẹ người bệnh chỉ cần nằm nghỉ ngơi, bất

động cột sống tại giường mà không cần bó bột
cột sống. Nếu bệnh đã vào giai đoạn nặng thì
cần phải bất động cột sống bằng các hình thức
hỗ trợ như máng bột. Ngoài ra, phải thường
xuyên cho người bệnh tập vận động, xoa bóp
chân tay để tránh teo cơ, cứng khớp.

×