Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.04 KB, 5 trang )

Giáo án lớp 11
BÀI 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Về nhận thức:
 Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu lôgic
 Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
 Giúp học sinh thấy được sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chuẩn trong
chương trình và khi lập trình. Để từ đó hình thành lên cho người học sinh
những tình cảm tôn trọng quy định cua pháp luật cũng như những chuẩn mực
đã được xã hội công nhận.
B. Phương pháp, phương tiện:
1. Phương pháp:
 Sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình kết hợp vấn
đáp.
 Kết hợp kiến thức trong sách giáo khoa với những kiến thức bổ sung nâng cao
và ví dụ cụ thể cho từng phần học.
2. Phương tiện:
 Sách giáo khoa Tin học lớp 11.
 Giáo án đã soạn cẩn thận.
 Sách tham khảo(nếu có).
C. Tiến trình lên lớp và nội dung bài giảng:
I. Ổn định lớp: (1’)
 Yêu cầu cả lớp trật tự và tiến hành kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ: (5’)
1. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Em hãy cho biết cấu trúc của một chương trình Pascal đơn giản?
Trả lời: Cấu trúc chương trình Pascal đơn giản gồm: Phần khai báo và
phần thân chương trình chính. Trong phần khai báo bao gồm: khai báo tên
chương trình, khai báo thư viện, khai báo hằng, khai báo các biến Còn phần
thân chương trình chính bao gồm các câu lệnh được bắt đầu bằng từ khóa


Begin và kết thúc bằng từ khóa End.
2. Gợi động cơ:
 Như vậy, trong bất kỳ chương trình Pascal nào cũng luôn bắt đầu bằng
phần khai báo, đặc biệt là phần khai báo biến để biết kiểu dữ liệu trả về,
và kiểu dữ liệu mà Pascal sẽ tính toán trên đấy.
 Để biết được những kiểu dữ liệu hay dùng trong Pascal, chúng ta sẽ sang
bài hôm nay.
III. Nội dung bài học:
STT

Nội dung Hoạt động của thầy và trò Thời
gian
1
.
Đặt vấn đề

Thuyết trình:
Dữ liệu là thông tin đã mã hóa trong

máy tính. dữ liệu trong mỗi ngôn ngữ
lập trình chỉ có một số kiểu chuẩn
nhất định, mặc dù thông tin rất đa
dạng.
Mỗi kiểu được đặc trưng bởi tên
kiểu, miền giá trị, kích thước trong
bộ nhớ, các phép toán, các hàm và
thủ tục sử dụng chúng. Để hiểu rõ
hơn từng kiểu, chúng ta sẽ tìm hiểu
kỹ hơn.
2. Kiểu nguyên:

Kiểu nguyên bao gồm một số kiểu
cơ bản sau: byte, integer, word,
longint.
Mỗi giá trị của kiểu nguyên được
lưu trữ trong bộ nhớ từ 1 đến 4
byte. Phạm vi giới hạn rất ít, với
kiểu longint lưu trữ được tối đa là
2
31
-1.

Đặt câu hỏi:
 Như vậy em thấy kiểu nguyên có
hạn chế gì?
Trả lời:
 Miền giá trị bị hạn chế, tập số
nguyên là vô hạn, nhưng kiểu
nguyên trong máy tính là hữu
hạn.
10
3. Kiểu thực
Có nhiều kiểu dùng để khai báo
đại lượng nhận giá trị thực.
Nhưng hay dùng hơn cả là kiểu:

Câu hỏi:
 Em thấy kiểu số thực có đặc
điểm gì?
10


Kiểu
Bộ nhớ
lưu trữ
1 giá trị
Phạm vi
giá trị
Real 6 byte 0 hoặc trị
tuyệt đối
từ 10
-38

đến 10
38

extended

10 byte 0 hoặc trị
tuyệt đối
từ 10
-4932

đến 10
4932


Trả lời:
 Kiểu số thực chỉ cho kết quả gần
đúng, số thực sử dụng trong máy
tính cũng là rời rạc và hữu hạn.
Nhưng miền giá trị được mở rộng

hơn so với kiểu nguyên.
4. Kiểu lôgic:
Là kiểu dùng để kiểm tra điều
kiện: Kiểu lôgic thường nhận 2
giá trị True (đúng) hoặc False
(sai)
Khi khai báo dùng từ khóa:
Boolean

Câu hỏi:
 Em hãy cho ví dụ về kiểu lôgic?
Trả lời:
C:=b*b-4*a*c;
If c<0 then write (‘phương trình vô
nghiệm’)

5
5 Kiểu kí tự:
Kiểu kí tự gồm các kí tự trong bộ
mã ASCII gồm 256 kí tự có mã
ASCII thập phân từ 0 đến 255

Đặt câu hỏi:
 Em hãy cho biết kiểu kí tự được
dùng khi nào? Hãy cho ví dụ về
10
Kiểu thực được khai báo với từ
khóa: Char
kiểu kí tự?
Trả lời:

 Kiểu kí tự dùng khi thông tin là
các kí tự, xâu, hầu hết các ngôn
ngữ lập trình đều có kiểu kí tự để
làm việc với văn bản.
 Ví dụ: kí tự A có mã ASCII là 65

D. Củng cố bài học: (2’)
 Hôm nay chúng ta tìm hiểu về các kiểu dữ liệu thường được dùng cho các biến
đơn trong Pascal: Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu lôgic và kiểu kí tự. Với mỗi ngôn
ngữ, các em cần lắm vững tên kiểu, miền giá trị, kích thước trong bộ nhớ.
E. Bài tập về nhà và câu hỏi ôn tập: (1’)
 Hãy học lại các kiểu dữ liệu vừa học?
 Với mỗi kiểu dữ kiệu, hãy cho một vài ví dụ?
 Tìm hiểu bài tiếp theo.
F. Nhận xét và những đóng góp của giáo viên:



×