Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bản rin phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật so 3 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 12 trang )

SOÁ 3
6-2010
7 loaåi
7 loaåi
thuöëc trûâ sêu
thuöëc trûâ sêu
sinh hoåc
sinh hoåc
àa nùng
àa nùng
2
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
Chòu trách nhiệm xuất bản
ThS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Chủ tòch Liên hiệp các hội KH&KT
tỉnh Bắc Giang
Biên tập
CN. LÊ HỒNG DỊ
CN. HOÀNG VĂN THÀNH
CN. ĐẶNG THỊ LỤA
KS. PHẠM THU HUẾ
Thư ký biên tập
ThS. NGUYỄN VĂN CHỨC
Trình bày
HOÀNG PHONG
Bản tin xuất bản hàng tháng
Thông tin đóng góp xin vui lòng
liên hệ Ban biên tập - Liên hiệp
các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
Bắc Giang
Đòa chỉ: Số 48 - Ngô Gia Tự -


TP Bắc Giang
Điện thoại: 0240 3 828 981
Fax: 0240 3 850 349
BẢN TIN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
KHOA HỌC & KỸ THUẬT
In 500 cuốn, khổ 20 x 28 cm. Giấy phép xuất bản
số 32/GP-STT&TT do Sở Thông tin và Truyền thông
Bắc Giang cấp ngày 31 tháng 3 năm 2010.
Chế bản và in tại Nhà in Báo Bắc Giang.
TRONG SỐ NÀY
TIN TỨC - SỰ KIỆN
NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
SỨC KHỎE - ĐỜI SỐNG
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
thăm và làm việc tại Bắc Giang
 Ưu đãi cho cán bộ y tế làm việc tại vùng đặc biệt
khó khăn
 Từ 10/6, các hộ nghèo được miễn nộp
lệ phí trước bạ nhà, đất
 Giải pháp phục hồi đàn lợn sau dòch bệnh tai xanh
 Tăng chất lượng trứng gia cầm bằng khô bã gấc
 Cách ủ chua thân lá lạc làm thức ăn gia súc
 7 loại thuốc trừ sâu sinh học đa năng
 Một số chú ý khi nuôi gà trong mùa nóng
 Để có na chín sớm
 Cách cho tre Bát độ ra nhiều măng
 Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp
trong mùa hè
 Lạm dụng thuốc tăng cường trí nhớ -

có thể gây rối loạn hành vi
 Những thói quen không tốt khi ngủ
 Những người không nên ăn nội tạng động vật
 Rau dền thanh nhiệt, mát gan
 Công dụng chữa bệnh của lá lốt
3
Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
TIN TÛÁC - SÛÅ KIÏÅN
N
gày 25-5, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Ủy viên
Bộ Chính trò, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn
công tác của Chính phủ về thăm và làm việc tại
Bắc Giang. Tiếp, làm việc với Thủ tướng và đoàn công
tác có các đồng chí: Đào Xuân Cần - Uỷ viên Trung
ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tòch HĐND tỉnh;
Nguyễn Đăng Khoa - Chủ tòch UBND tỉnh và đại diện
lãnh đạo các sở, ban ngành, chủ tòch UBND các
huyện, thành phố
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí
Nguyễn Đăng Khoa - Chủ tòch UBND tỉnh báo cáo với
Thủ tướng và đoàn công tác khái quát kết quả thực
hiện Nghò quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và
một số đònh hướng lớn về phát triển KT-XH giai đoạn
2011-2015. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh,
ý kiến đóng góp của các bộ, ngành Trung ương, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao
nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc
Giang đã dành được trên các lónh vực. Tuy nhiên, so
với cả nước, Bắc Giang vẫn là tỉnh nghèo, cơ cấu
kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu

người còn thấp, hạ tầng kinh tế khó khăn, lao động
nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, do vậy trong thời
gian tới tỉnh cần nghiên cứu, tìm tòi cách đi riêng để
đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Công ty Fuhong - Tập
đoàn Hồng Hải; thăm, trồng cây lưu niệm tại chùa
Vónh Nghiêm và thăm đồng chí Nguyễn Thanh Quất -
lão thành cách mạng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Bắc

Ûu àậi cho cấn bưå y tïë lâm viïåc tẩi
vng àùåc biïåt khố khùn
L
iên bộ Tài chính - Nội vụ - Y tế vừa ban hành
Thông tư liên tòch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-
BTC hướng dẫn thực hiện chính sách đối với
Th tûúáng Chđnh ph Nguỵn Têën Dng
thùm vâ lâm viïåc tẩi Bùỉc Giang
cán bộ y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
Theo đó, viên chức ngành y tế, cán bộ, nhân viên
quân y hiện đang công tác hoặc được điều động đến
công tác, sinh viên mới ra trường được tuyển dụng tại
các cơ sở y tế của Nhà nước, nếu được điều động
đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn thì hưởng thêm phụ cấp thu hút bằng 70% mức
lương theo ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm hiện
hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có).
Ngoài ra, các đối tượng nêu trên còn được trợ cấp

kinh phí tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ tại các cơ sở đào tạo công lập,
được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập (không tính tài
liệu tham khảo), 100% tiền học phí, chi phí đi lại từ
cơ quan đến nơi học tập, tiền thuê chỗ nghỉ và một
phần tiền ăn trong thời gian học tập.
Thông tư cũng quy đònh, cán bộ y tế làm việc ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
thực sự thiếu nước ngọt và nước sạch theo mùa được
trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và nước
sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sau
khi trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt đã tính trong
tiền lương. Quy đònh này có hiệu lực từ ngày
15/5/2010

Tûâ 10/6, cấc hưå nghêo àûúåc miïỵn nưåp
lïå phđ trûúác bẩ nhâ, àêët
B
ộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 68 hướng
dẫn về đối tượng phải nộp và được miễn giảm
lệ phí trước bạ nhà, đất. Theo đó, các đối
tượng được miễn lệ phí trước bạ nhà, đất gồm: nhà
ở, đất ở của hộ nghèo, của người dân tộc thiểu số ở
các xã, phường, thò trấn thuộc vùng khó khăn, các
loại nhà, đất sử dụng vào mục đích xã hội, dân số,
gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, giáo dục, y tế,
cũng được miễn lệ phí trước bạ.
Bên cạnh đó, 15 đối tượng thuộc diện không phải
nộp lệ phí trước bạ, trong đó có nhà, đất là trụ sở của
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; đất

được nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử
dụng vào các mục đích thăm dò, khai thác khoáng
sản, nghiên cứu khoa học, sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, đất
nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ
gia đình, cá nhân và nhà, đất được bồi thường (kể cả
nhà, đất mua bằng tiền bồi thường, hỗ trợ) khi nhà
nước thu hồi

4
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
1. Tập trung chỉ đạo để giải quyết
chính sách cho người dân bò thiệt
hại, đồng thời hạn chế thấp nhất tác
động của môi trường do dòch gây ra.
Ngay sau khi công bố hết dòch bệnh
lợn tai xanh, UBND các huyện, xã cần
rà soát lại số lợn bò thiệt hại ở từng hộ,
thôn, xã, đặc biệt là số lợn nái và lợn
đực giống. Tổ chức hội nghò đánh giá lại
công tác chỉ đạo phòng chống dòch, làm
rõ lại vai trò của hệ thống thú y huyện,
xã trong công tác phòng chống dòch.
Đánh giá khả năng khôi phục đàn
lợn của từng hộ, từng thôn, xã, trên cơ
sở xác đònh số lượng lợn nái hiện có
của đòa phương gắn với khả năng kinh
tế của từng hộ để xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện phục hồi đàn lợn.

Tập trung chỉ đạo giải quyết tốt vấn
đề môi trường: Kiểm tra hố chôn đảm
bảo không cho virus gây bệnh khuếch
tán ra môi trường và xử lý tốt nguồn
nước tránh gây ô nhiễm.
2. Chỉ đạo tuyên truyền cho nhân
dân hiểu chủ trương của tỉnh cũng
như các biện pháp khuyến cáo kỹ
thuật phục hồi đàn lợn sau tai xanh.
Tập trung phục hồi đàn lợn nái, lợn
đực giống ngoại sau dòch. Phục hồi
phải gắn với phát triển chăn nuôi trang
trại tập trung, động viên khuyến khích
các hộ chăn nuôi nhỏ nên mở rộng
quy mô chăn nuôi. Tiếp tục chỉ đạo
đánh giá đàn lợn nái hiện nay chưa bò
dòch, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn để
chọn lợn hậu bò nhân đàn. Các huyện
rà soát lại quy hoạch khu trang trại
chăn nuôi tập trung, đònh hướng cho
nhân dân xây dựng trang trại và cụm
trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo
an toàn dòch bệnh.
Các cơ quan truyền thông trong tỉnh
tăng thời lượng phát sóng, tập trung
tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của tỉnh về hỗ trợ thiệt hại và
phục hồi đàn lợn sau dòch. Phổ biến,
các biện pháp kỹ thuật để khôi phục,
nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn sau dòch

bệnh và hướng dẫn các biện pháp kỹ
thuật chăn nuôi an toàn phòng chống
dòch bệnh.
3. Tập trung chỉ đạo khôi phục đàn
lợn nái, lợn đực giống sau dòch.
Khôi phục đàn lợn trước hết là khôi
phục đàn lợn nái, lợn đực bò tổn thất
sau dòch, vì đó chính là tư liệu sản xuất
của người chăn nuôi. Khôi phục đàn
nái trên cơ sở khuyến khích chăn nuôi
lợn nái theo thứ tự: Nái ngoại, nái lai,
nái Móng Cái để tạo ra đàn lợn có
năng suất và hiệu quả cao hơn. Các
nguồn cung cấp đàn lợn nái và lợn
đực giống phục vụ cho việc khôi phục
đàn lợn.
Sản xuất và cung cấp giống tại chỗ:
Đối với các cơ sở chăn nuôi giống gốc
trên đòa bàn tỉnh chủ động chọn lọc,
sản xuất con giống cung cấp cho nông
dân. Chọn lọc lợn nái lai đủ tiêu chuẩn
làm giống từ những xã, thôn không có
dòch, đảm bảo sạch bệnh để cung ứng
cho người chăn nuôi bò thiệt hại do dòch.
Mua lợn giống: Mua lợn nái ngoại bố
mẹ, nái Móng Cái, đực giống từ các cơ
sở giống ở Trung ương, đòa phương có
uy tín cung cấp trực tiếp cho các hộ
gia đình để khôi phục đàn.
4. Công tác thú y:

Tiếp tục làm tốt công tác thú y và
phòng chống dòch bệnh:
Khi công bố hết dòch, các hộ gia
đình chăn nuôi phải làm tốt công tác
tiêu độc khử trùng, củng cố lại hệ
thống chuồng trại theo hướng cách xa
nhà ở, khu dân cư để chủ động tốt
công tác phòng chống dòch bệnh.
Chủ động tiêm phòng vắc xin các
loại bệnh nguy hiểm hay xảy ra và có
thể phát triển thành dòch như: Bệnh lở
mồm long móng, bệnh đóng dấu lợn,
bệnh dòch tả và bệnh tai xanh.
Tập trung xây dựng vùng chăn nuôi,
vùng sản xuất an toàn dòch bệnh, để
chủ động trong công tác phòng, chống
dòch bệnh kòp thời và có hiệu quả.
Tổ chức tốt công tác kiểm dòch động
vật, nắm bắt các luồng lưu thông gia
súc trên đòa bàn tỉnh, kiểm soát giết
mổ tiến hành kiểm dòch gia súc trước
khi đưa vào giết mổ.
Xây dựng mạng lưới cảnh báo dòch,
mạng lưới thú y cơ sở, cán bộ thú y cơ
sở được phụ cấp lương từ ngân sách
Nhà nước. Quy đònh trách nhiệm của
hệ thống thú y về nắm bắt tình hình
dòch bệnh và tham mưu cho các cấp
chính quyền.
5. Thực hiện đồng bộ một số biện

pháp khác để đàn lợn sinh trưởng và
sinh sản tốt sau dòch
Tạo môi trường tốt để chăn nuôi,
thực hiện các biện pháp an toàn sinh
học trong chăn nuôi như: Hướng dẫn
cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi
an toàn từ xây dựng chuồng trại, chọn
lọc mua giống, lựa chọn loại thức ăn
phù hợp cho từng giai đoạn tuổi,
hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm
sóc, quản lý tốt sinh sản của đàn lợn
nái, cai sữa sớm cho lợn con, xuất
nhập lợn đúng quy trình kỹ thuật
phòng trừ dòch bệnh, vệ sinh môi
trường và kiểm soát được khâu vận
chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc,
gia cầm.
Khuyến khích thực hiện cuộc vận
động "3 không, 3 có" trong chăn nuôi:
3 không là: “không thả rông, không sử
dụng chất cấm và không giấu dòch”: 3
có là: “có chuồng nuôi, có tiêm phòng
và có phương án giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong chăn nuôi”

(Theo Vietnamgateway.org)
Giải pháp phục hồi đàn lợn
sau dòch bệnh tai xanh
Thời điểm hiện nay, dòch lợn tai xanh cơ bản đã được khống chế, do đó giá thòt
lợn thương phẩm, lợn giống bắt đầu tăng. Để ngành chăn nuôi ổn đònh trở lại,

chính quyền, cơ quan chuyên môn các cấp và người dân cần sớm thực hiện các
biện pháp sau để khôi phục đàn lợn.
5
Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
T
ừ các kết quả nghiên cứu và
thành công trong việc xây
dựng các mô hình chăn nuôi
gia cầm theo qui trình mới của mình,
trong thời gian gần đây, GS. Vũ Duy
Giảng (Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội) đã khuyến cáo bà con chăn
nuôi gia cầm áp dụng qui trình sử
dụng khô bã gấc bổ sung vào thức
ăn làm tăng chất lượng trứng, tăng tỷ
lệ trứng có phôi và làm tăng độ đậm
màu của lòng đỏ trứng, mặt khác
còn giúp gia cầm ngăn ngừa bệnh
nhiễm vi khuẩn, virus… đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao.
Theo GS. Vũ Duy Giảng, sau khi
chiết xuất tinh dầu, khô bã gấc có
thành phần dinh dưỡng tương
đương với bắp ngô, chất béo nhiều
hơn gấp 2-3 lần, các chất chống oxy
hóa như beta-caroten, tocopherol và
lycopen cũng còn khá nhiều nên có
tác dụng bảo vệ các phần tử sinh
học của tế bào, không bò tổn hại do

sự tấn công của các gốc tự do. Cho
gia cầm ăn thức ăn có pha trộn
thêm khô bã gấc thì con vật sẽ khỏe
mạnh, tăng khả năng sinh trưởng và
sinh sản.
Kết quả thử nghiệm trên đàn vòt
cho thấy, tỷ lệ trứng có phôi đạt cao
nhất ở các lô thức ăn có chứa từ 6%
đến 9% khô bã gấc, độ đậm màu
của lòng đỏ tương đương với màu
trứng vòt có bổ sung chất sắc tố Red
Lucanthin (thường dùng để tăng độ
đậm màu cho lòng đỏ trứng)

(Theo Nongnghiep.vn)
T
hân lá lạc khi thu hoạch củ
vẫn còn xanh và giàu chất
dinh dưỡng. Hàm lượng đạm
trong thân lá lạc khá cao khoảng
15-16% trọng lượng chất khô, cao
hơn gần 2 lần lượng chất đạm trong
hạt ngô. Để dự trữ được lâu và tăng
chất lượng, người ta đem ủ chua
thân lá lạc với cách làm như sau:
Chuẩn bò thân cây lạc: Thân cây
lạc sau khi thu hoạch củ được cắt
bỏ phần gốc già (bỏ đi khoảng 10-
15cm) sau đó băm nhỏ 3-4cm.
Băm xong hong trong bóng râm

để tránh bò ủng vàng rồi tiến hành
ủ ngay trong 1-2 ngày. Khi ủ cây
lạc cần bổ sung bột sắn, hay cám
gạo hoặc bột ngô và muối ăn theo
tỷ lệ: 100kg thân lá lạc cần bổ
sung 6-7kg bột sắn (cám hoặc bột
ngô) và 0,5kg muối ăn.
Chuẩn bò hố ủ: Nên dùng hố ủ là
hố đất, đắp nửa nổi, nửa chìm ở nơi
khô ráo, không có nước ngầm
thấm vào. Kích cỡ hố ủ cần tính
toán sao cho vừa đủ lượng thân lá
lạc cần ủ. Nếu dung tích hố ủ là
1m
3
sẽ ủ được 400 - 500kg thân lá
lạc. Thân lá lạc ủ chua trong điều
kiện không có không khí (điều kiện
yếm khí), nên cần đầm nén thật
chặt, thành hố ủ cần lót lá chuối
tươi, nilon cho thật kín để tránh
nước ngầm thấm vào. Kinh nghiệm
ở nhiều nơi là làm hố tròn có đường
kính khoảng 1m, đào sâu 1m và
đắp cao thêm 0,4m. Hố ủ này có
dung tích 1,1m
3
và ủ được khoảng
440 - 480kg thân lá lạc.
Tiến hành ủ: Kể từ lúc thu hoạch

cây lạc đến lúc băm xong và ủ
không nên để lâu quá 2 ngày. Vì lạc
sẽ bò ủng, hư hỏng, chất lượng thức
ăn ủ sẽ giảm đi. Thân cây lạc khi
thu hoạch xong không được rửa ướt,
nếu có dính đất và sỏi đá thì giũ khô
để loại bỏ đất đá. Lót kỹ đáy bằng 1-
2 lớp lá chuối tươi hoặc bao tải dứa
cũ hay tấm ni-lon để đất cát không
lẫn vào thức ăn ủ. Cách ủ cho từng
lớp thân lá lạc dày 10-15cm, rồi rắc
đều bột sắn đã trộn với muối theo tỷ
lệ nêu trên lên lớp thân cây lạc rồi
dùng chân nén kỹ, nén càng kỹ
càng tốt. Sau đó lần lượt cho các lớp
khác và lại nén tương tự như nêu ở
trên. Thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ và
nặng khoảng 10kg. Do đó ta dùng
bát đong bột sắn chừng 0,6kg và
rắc đều vào 1 lớp. Làm như vậy bột
sắn sẽ được chia đều cho mọi lớp.
Cứ ủ lần lượt từng lớp như vậy và
nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng
chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Bởi vì
nén như vậy các lớp dưới sẽ càng
nén chặt hơn.
Khi hố ủ đã thật đầy, ta che phủ
hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải
dứa hoặc nilon cho kín và lấp một
lớp đất dày 40-50cm. Đầm nén

thật chặt lớp đất và tạo thành mai
rùa để nước mưa không thấm vào
hố ủ. Sau khi ủ 3-5 ngày để đống
ủ ngót xuống lại cho thêm đất và
đầm nén chặt, rồi dùng rơm, rạ
đánh đống phủ lên trên một lớp
dày 50-60cm để che mưa, chú ý
thường xuyên kiểm tra để chống
chuột đào bới hố ủ.
Sau khi ủ 50-60 ngày mới có thể
dùng làm thức ăn cho gia súc.
Nếu chưa cần dùng đến có thể để
lâu hơn (thậm chí hàng năm), chất
lượng thức ăn vẫn được đảm bảo

(Theo báo Nông nghiệp
Việt Nam)
Tùng chêët lûúång trûáng
gia cêìm bùçng khư bậ gêëc
6
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
Các nhà khoa học bảo vệ
thực vật đã sản xuất thành
công và đưa vào sử dụng 7 loại
thuốc trừ sâu sinh học đa chức
năng. Các loại thuốc trừ sâu
sinh học này có khả năng diệt
trừ các loại sâu xanh, sâu
khoang, sâu tơ… trên các loại

rau màu, cây công nghiệp, cây
ăn quả… được giới khoa học
đánh giá cao, nông dân nhiều
đòa phương đón nhận và đoạt
giải nhì "Giải thưởng sáng tạo
công nghệ Việt Nam năm
2009".
G
iới thiệu về 7 loại
thuốc trừ sâu sinh học
đa năng mới này,
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất,
Phó Viện trưởng Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam,
chủ nhiệm đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước
"Nghiên cứu sản xuất sử
dụng 7 loại thuốc trừ sâu
sinh học đa chức năng cho
một số loại cây trồng bằng kỹ
thuật công nghệ sinh học",
cho biết: Nếu như các loại
thuốc sâu sinh học có mặt
trên thò trường từ trước đến
nay là những loại thuốc được
sản xuất chủ yếu từ các cây
cỏ, cây xoan hay cây thuốc
lá, 7 loại thuốc trừ sâu sinh
học mới này được sản xuất
từ việc phân lập các chủng

virus, vi khuẩn có trong tự
nhiên nhằm xác đònh và khai
thác tính diệt trừ sâu của
chúng để sản xuất ra các
chế phẩm phục vụ sản xuất.
Công nghệ mới được dựa
trên việc cải tiến qui trình
phân lập và bảo quản giống
gốc, cải tiến công nghệ nhân
giống lên men từ thiết bò lên
men 500 lít sang công nghệ
lên men 1.500 lít để lựa chọn
được những giống chuẩn có
hiệu quả cao phù hợp với
điều kiện của Việt Nam.
7 chế phẩm thuốc trừ sâu
sinh học đa năng (đã được
đăng ký vào danh mục
thuốc BVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam) gồm:
Hai chế phẩm NPV
(Nuclear polyhedrosis Virus)
trừ sâu hại rau màu và cây
công nghiệp là sản phẩm
của Viện BVTV với các tên
thương mại: ViS và ViHa.
Hai chế phẩm Bt (Bacillus
thuringiensis Kurstak) trừ
sâu hại rau là sản phẩm của
Viện Công nghiệp thực

phẩm với các tên thương
mại: Firibiotox P và
Fibribiotox C.
Hai chế phẩm nấm trừ
côn trùng Metarhizium
anisopliae (nấm xanh) và
Beauveria bassiana (nấm
trắng) là sản phẩm của Viện
Lúa đồng bằng sông Cửu
Long với các tên thương
mai: Ometar và Biovip.
Chế phẩm nấm đối kháng
Trichoderma trừ bệnh hại
cây trồng là sản phẩm của
Viện BVTV với tên thương
mại: TriB1 (Trichoderma).
Các loại thuốc trừ sâu
sinh học mới này hiện đang
được nhiều tỉnh thành trên
phạm vi cả nước mở rộng
ứng dụng trong chương trình
sản xuất rau an toàn, hình
thành các vùng rau an toàn
đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Tuy nhiên, so với các
loại thuốc trừ sâu hóa học,
các chế phẩm sinh học còn
có một số yếu điểm như: giá
thành cao, thời gian tác
dụng lâu hơn, hiệu lực

không nhanh như thuốc hóa
học nên người dân không
nhìn thấy ngay, do đó cũng
chậm được đưa vào sản
xuất trên diện rộng. Hiện
các nhà nghiên cứu của
Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam đang tính toán,
nghiên cứu cải tiến công
nghệ để tiến tới sản xuất với
qui mô lớn và kéo dài thời
gian sử dụng của thuốc
được lâu hơn từ 6 tháng tới
24 tháng nhằm hạ giá thành
sản phẩm.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuất
khuyến cáo: Nguyên lí của
thuốc trừ bệnh là phải phun
sớm ngay khi mới phát hiện
những triệu chứng đầu tiên
thì mới có tác dụng; nếu đã
thấy bệnh gây hại nặng mới
bắt đầu phun thuốc thì hiệu
lực không cao, do đó bà con
cần tuân thủ các hướng dẫn
ghi trên bao bì khi sử dụng:
bảo quản thuốc đúng theo
yêu cầu, đúng hạn sử dụng,
phun sớm, phun đúng cách,
đúng liều lượng. Ngoài ra,

vai trò của cán bộ kỹ thuật
đòa phương trong việc giúp
dân điều tra, phát hiện sớm,
hướng dẫn cụ thể chi tiết
cách thức phòng trừ là hết
sức quan trọng và cần thiết

(Theo Vusta.vn)
Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao
khiến gà kém ăn, làm giảm năng
suất, trọng lượng trứng. Với gà thòt
sẽ giảm trọng lượng và tỷ lệ nuôi
sống thấp. Để hạn chế tối đa ảnh
hưởng của thời tiết nắng nóng, khi
cho ăn, bà con cần chú ý một số
điểm sau:
Cho ăn riêng Canxi: Giúp tăng đáng
kể lượng thức ăn cũng như mức tiêu
thụ, đồng thời giúp cải thiện sản lượng
trứng và chất lượng vỏ trứng.
Do nhiệt độ cơ thể tăng 7-12% sau 2
giờ cho ăn. Vì vậy, nên cho gà ăn vào
ban đêm và nghỉ vào ban ngày.
Cung cấp đủ nước mát và sạch, tăng
lượng nước cũng như máng uống.
Đường ống dẫn nước và bể nước có
thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt
để giữ cho nước càng mát càng tốt.
Thay thế năng lượng trong thức ăn
bằng năng lượng của chất béo là cách

hạn chế sản sinh nhiệt vì sự giải phóng
nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của
tinh bột cao hơn xấp xỉ 30% so với chất
béo.
Chuồng trại: Mái nhà phản chiếu
hoặc có tấm chống nóng dưới mái là
phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả
7 loẩi thëc trûâ sêu sinh hổc àa nùng
MỘT SỐ CHÚ Ý KHI NUÔI GÀ TRONG MÙA NÓNG
T
re Bát độ nếu cứ để phát
triển tự nhiên thì cây sinh
trưởng thân lá mạnh, ra
măng kém, năng suất măng
thấp. Muốn năng suất măng cao
cần phải tác động một số biện
pháp kỹ thuật dưới đây.
Chọn những khóm tre trồng
được 2 năm tuổi trở lên, sinh
trưởng tốt. Khóm tre được chăm
sóc bón phân đầy đủ và chủ động
được tưới tiêu.
Thời vụ tác động từ tháng 2 đến tháng
9 hàng năm. Cần chọn những ngày
nắng ráo, dùng kéo cắt cây, cắt đốn
toàn bộ thân cành và lá cách mặt đất
khoảng 4m trở lên để ức chế quá trình
sinh trưởng thân lá, đồng thời kích thích
quá trình phát triển ra nhiều măng. Tiến
hành cắt tỉa những cây tre nhỏ có đường

kính nhỏ hơn 3cm và toàn bộ cành lá
cách mặt đất 40-50cm cho thoáng gốc,
sau đó dùng cuốc xới moi hết đất xung
quanh gốc, cách gốc 40-50cm kết hợp
với chặt đứt toàn bộ vùng rễ ở độ sâu
20-25cm, để khô đất trong khoảng
10 ngày (nếu gặp mưa cần phủ nilon
quanh gốc, cách gốc 40-45cm đường
kính cách gốc 2m). Sau đó dùng phân
tổng hợp NPK (12:5:10) bón cho mỗi
hốc 1-5kg + 10-15kg phân chuồng hoai
mục (tuỳ cây nhiều hay ít tuổi, cây tốt
hay cây xấu) rắc xung quanh gốc, cách
tâm gốc 25-30cm, dùng đất lấp đầy vun
cao vào gốc (cao hơn mặt đất xung
quanh 20-25cm) để tạo điều kiện cho
măng ra được thuận lợi, tưới ẩm cho tre,
khoảng 2 tháng sau tre bắt đầu ra
măng. Khi thấy măng mọc làm nứt đất,
nhìn thấy đỉnh ngọn măng nhô lên khỏi
mặt đất 5-10cm là lúc thu măng tốt nhất.
Chú ý: Trong quá trình để khô 10
ngày (sau khi moi đất quanh gốc) do
không có điều kiện che phủ nilon
quanh gốc gặp thời tiết mưa ẩm, tre ra
nhiều rễ mới, bà con cần chặt đứt rễ
một lần nữa (cách làm như lần đầu
nhưng tònh tiến về phía gốc 5-7cm) để
thêm 5 ngày sau mới tiến hành bón
thúc phân và vun cao đất vào gốc


(Theo Vusta.vn)
7
Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
mang lại rất cao. Bốc hơi làm lạnh,
phun sương cho gà rất có lợi ngay cả
trường hợp khí hậu ẩm.
Giảm mật độ nuôi góp phần làm tỏa
nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn. Thêm
vào nước uống 0,25% muối.
Bổ sung vitamin C với liều 200 ppm
vào nước uống.
Hiện tượng thở gấp làm mất CO
2

carbon có liên quan tới thải photpho. Vì
vậy thêm muối carbonat vào thức ăn
và nước uống là rất cần thiết khi nhiệt
độ tăng cao.
Bổ sung thêm D, L - methionine làm
tăng khả năng tiêu hóa thức ăn trong
điều kiện nắng nóng

(Theo Viện chăn nuôi quốc gia)
Nếu để tự nhiên, na sẽ rụng hết
lá vào tháng 12, tháng 1, ra hoa,
quả vào tháng 5, tháng 6 và chín
vào tháng 9. Muốn có na ra nụ,
hoa, kết quả sớm vào tháng 4 để

thu hoạch vào tháng 7, tháng 8,
bà con thực hiện đồng thời một
số biện pháp kỹ thuật sau:
Tỉa cành
Tỉa bỏ cành lá, cành vóng, cành
sâu, để tán được thông thoáng hạn
chế sâu bệnh gây hại ngay sau khi
thu quả.
Vào đầu tháng 11 cần vặt hết lá
xanh trên tán. Có thể dùng thuốc dấm
hoa quả (dung dòch Ethrell 45%), pha
1 lọ (5ml) với 1 lít nước phun ướt tán,
sau 10-15 ngày toàn bộ lá na trên tán
sẽ rụng.
Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm, bón
thúc phân sớm. Bón mỗi cây 20-30kg
phân chuồng hoai mục + 3-10kg phân
NPK (5:10:3), đồng thời giữ đất ẩm
liên tục, cây sẽ nảy lộc và ra hoa, kết
quả vào tháng 4 như ý muốn.
Chăm sóc
Chăm sóc: Na là cây ưa độ pH từ
trung tính đến kiềm yếu (pH: 7-8), na
thường sinh trưởng tốt, cho năng suất
và chất lượng cao trên đất quanh
vùng núi đá vôi như ở Lạng Sơn. Nếu
đất bò chua, na sinh trưởng kém, khó
chăm sóc, hay bò bệnh thối rễ. Do vậy
bà con nên bón vôi cho na hàng năm,
mỗi năm bón 20-30kg vôi bột/sào

360m
2
(tuỳ từng loại đất chua nhiều
hay ít), bón khi đất ẩm, rải đều vôi
trên mặt vườn, xới nông trộn đều vôi
với đất. Chú ý bón vôi trước hoặc sau
các loại phân khác 10-15 ngày.
Bón thúc quả: Bón phân
kali khi cây xanh tốt hoặc
NPK (12:5:10) khi cây thiếu
phân (lá cây xanh vàng).
Bón vào tháng 6 khi quả có
đường kính 3-5cm. Bón vào
4 hốc theo hình chiếu của
tán cây. Na là cây có bộ rễ
kém phát triển, không nên
đào rãnh vòng quanh tán.
Chú ý, lần bón sau đào hố
không trùng với lần bón
trước. Lượng bón khoảng 1-
2kg kali sunfat hoặc 3-5kg
NPK (12:5:10). Khi na có nụ
cần dùng phân bón qua lá như: H-K,
kích phát tố hoa trái Thiên nông
phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10
ngày. Khi hoa nở cho ong vào lấy
mật để tăng cường thụ phấn cho na
sai quả.
Cần chủ động phòng trừ một số
sâu, bệnh hại na như: rệp sáp phấn,

bệnh thán thư, mốc sương, sâu đục
quả và bệnh thối rễ

(Theo Chonongnghiep.com)
Để có na chín sớm
Cấch cho tre Bất Àưå ra nhiïìu mùng
Cấch cho tre Bất Àưå ra nhiïìu mùng
8
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
M
ùa hè năm nay, theo dự báo sẽ có
sự biến đổi thời tiết, mưa nhiều,
nóng ẩm, bão lụt sẽ tăng hơn. Về
dòch bệnh, trong mùa hè năm nay nước ta
sẽ phải tiếp tục đối mặt với dòch tả, sốt
xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh
chân tay miệng và các bệnh truyền
nhiễm mới nổi và đang có nguy cơ lan
rộng, đó là cúm A (H1N1) và cúm A
(H5N1).
Vì vậy mọi người cần quan tâm và chủ
động phòng tránh những căn bệnh nguy
hiểm này.
Bệnh cúm A (H1N1): Là bệnh hô hấp
cấp tính ở người, có tính lây truyền cao do
virus cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có triệu
chứng giống như cúm, nhiễm trùng
đường hô hấp dưới hoặc biểu hiện hội
chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, có

thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Bệnh cúm A (H5N1): Cũng là bệnh hô
hấp cấp tính và có tính rất nguy hiểm do
virus cúm A (H5N1) gây ra, virus này chủ
yếu gây bệnh trên gia cầm, các động vật
máu nóng và trên người. Triệu chứng của
bệnh về cơ bản cũng giống như cúm A
(H1N1), tức là: Ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi,
mệt mỏi, nhiễm trùng đường hô hấp dưới,
diễn biến nhanh và gây tử vong rất
nhanh. Cúm A (H5N1) đã bùng phát
thành nhiều đợt dòch gia cầm trên thế giới
và Việt Nam, gây thiệt hại lớn về người và
ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội.
Bệnh cúm A (H5N1) ở người chủ yếu là
do lây trực tiếp từ gia cầm bệnh, ốm chết
khi tiếp xúc hoặc giết mổ, ăn thòt. Tỷ lệ
người bệnh tử vong trong hai năm gần
đây là gần 100%. Cả bệnh cúm A (H1N1)
và A (H5N1) đến nay đều chưa có thuốc
điều trò đặc hiệu và chưa có vaccine
phòng cho người.
Chúng ta có thể phòng bệnh cúm A
(H5N1) bằng cách: Không vận chuyển,
giết mổ, mua bán và sử dụng gia cầm
chết hoặc gia cầm nghi bò bệnh. Khi có
gia cầm chết phải báo ngay cho cán bộ
thú y hoặc chính quyền đòa phương,
không vứt xác gia cầm bừa bãi. Chỉ ăn thòt
và các sản phẩm gia cầm đã nấu chín kỹ,

không ăn tiết canh, thòt, trứng nấu còn
lòng đào. Thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng và tăng cường vệ sinh cá nhân,
đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm.
Khi có người bò ho, sốt cao có liên quan
đến gia cầm bệnh, chết phải đến ngay cơ
sở y tế để được khám, điều trò kòp thời.
Bệnh tiêu chảy cấp: Có thể là tiêu
chảy thường hoặc tiêu chảy cấp nguy
hiểm do phẩy khuẩn tả, kiết lỵ, thương
hàn. Tiêu chảy thường do bò nhiễm virus,
hoặc các loại vi khuẩn thông thường,
bệnh chứng thường nhẹ hơn và ít gây
thành dòch lớn so với tiêu chảy do phẩy
khuẩn tả (còn gọi là dòch tả). Bệnh tả là
bệnh rất nguy hiểm có thể gây tử vong
cao. Mùa hè ở nước ta có khí hậu nóng
ẩm nên các loại vi khuẩn dễ phát triển
trong thực phẩm, thức ăn, làm cho thức
ăn nhanh bò hỏng, bò ôi, thiu, là nguyên
nhân gây nên nhiều trường hợp bò tiêu
chảy. Mặt khác, sau những ngày mưa
bão, lũ lụt thì các vi khuẩn càng có điều
kiện sinh sôi, phát tán trong môi trường
đất, nước, thực phẩm, làm cho số người
mắc tiêu chảy càng tăng cao.
Để tránh không bò tiêu chảy hoặc tả, lỵ
thương hàn, chúng ta cần: Tăng cường vệ
sinh cá nhân; Bảo vệ nguồn nước và
dùng nước sạch đặc biệt là trong mùa

mưa bão, sát khuẩn nước bằng Cloramin
B; không đổ chất thải; nước giặt, rửa
xuống giếng, ao, hồ, sông, suối. Bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn chín,
uống sôi, không ăn rau sống, không uống
nước lã, không ăn các thức ăn dễ bò
nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản
tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
Bên cạnh đó, cần tránh tập trung ăn uống
đông người trong các dòp ma chay, cưới
xin, cúng giỗ…, hạn chế tiếp xúc với người
bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết: Là bệnh nhiễm
virus sốt xuất huyết Dengue cấp tính do
muỗi truyền (muỗi vằn Aedes Aegypti).
Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành
loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa
nước quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên
như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật
dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày
như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa…
hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp
xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Bệnh
sốt xuất huyết có thể gây tử vong và gây
thành dòch lớn, hiện chưa có vaccine
phòng bệnh. Để phòng bệnh sốt xuất
huyết, người dân cần loại bỏ nơi sinh sản
của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy bằng
cách thường xuyên thu gom, tiêu hủy các
đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ

vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Thường xuyên
thay rửa chum vại, bể nước mưa, lọ hoa,
úp ngược các vật dụng chứa nước không
dùng đến như xô, chậu, chén bát, máng
nước uống của gia súc, gia cầm. Tổ chức
phun hóa chất diệt muỗi quy mô cộng
đồng hoặc phun diệt muỗi trong nhà bằng
các bình xòt muỗi cầm tay.
Bệnh viêm não Nhật Bản: Là bệnh do
một loại virus có tên là virus viêm não
Nhật Bản gây nên, trung gian truyền
bệnh là muỗi "Culex" - một loại muỗi
thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và
đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus viêm
não Nhật Bản thường là lợn, dơi, chim
hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản
thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có
thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt
đời và có thể gây thành dòch lớn. Bệnh
viêm não Nhật Bản có thể phòng bằng
cách: Tiêm vaccine phòng bệnh, thường
chỉ tiêm cho trẻ em, mỗi trẻ cần được
tiêm đủ ba mũi theo hướng dẫn của cán
bộ y tế. Ngoài ra, cần thực hiện các biện
pháp chống muỗi đốt và loại bỏ nơi sinh
sản của muỗi, thả cá tại các ao, hồ, ruộng
lúa nước để diệt loăng quăng (bọ gậy),
làm chuồng gia súc xa nhà.
Bệnh tay chân miệng: là bệnh truyền
nhiễm do virus đường ruột, thường gặp

nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do
enterovirus 71 (EV71) gây nên. EV 71 là
virus gây bệnh nguy hiểm dễ dẫn tới viêm
não và tử vong. Bệnh lây từ người sang
người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt,
dòch tiết mũi, họng, dòch của các bọng
nước khi vỡ hoặc qua đường phân, đường
miệng tức là mắc bệnh do ăn phải thức
ăn, nước uống bò nhiễm virus (vì virus tồn
tại trong nước, đất, rau và các loại thức ăn
khác). Đây là bệnh dễ trở nên nguy hiểm
vì có thể diễn tiến rất nhanh với các biến
chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô
hấp, hôn mê, co giật và dẫn đến tử vong
trong vòng 48 giờ. Bệnh này thường gặp
ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt
là các cháu đang đi nhà trẻ, mẫu giáo.
Cách phòng bệnh là: tránh tiếp xúc với
các nguồn lây theo đường tiêu hóa; tăng
cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà
phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã,
sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa
sạch sàn nhà, vật dụng đồ chơi của trẻ,
lau sàn nhà bằng dung dòch sát khuẩn
Cloramin B 2%. Khi có trẻ bò bệnh phải
cách ly tại nhà, không cho đến nhà trẻ,
trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.
Các biện pháp để phòng bệnh chung
cho các bệnh truyền nhiễm mới nổi và
bệnh dòch trong mùa hè, mùa mưa bão

sắp tới là: Mọi người dân cần tăng cường
sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng
cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh,
hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin; có chế
độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao
và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bò bệnh
hoặc nghi bò các bệnh trên cần phải đến
ngay cơ sở y tế để khám, điều trò và xử lý
kòp thời, không để bệnh lây lan ra người
thân và cộng đồng

(Theo Tinsuckhoe.com)
Phông, chưëng cấc bïånh truìn nhiïỵm thûúâng gùåp trong ma hê
9
Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
Áp lực thi cử khiến các só tử luôn
trong tình trạng rất căng thẳng. Để
giải tỏa stress, tăng cường trí não,
nhiều học sinh và cả phụ huynh đã
tự ý mua những loại thuốc được
quảng cáo là bổ não. Tuy nhiên, các
bác só chuyên khoa thần kinh cảnh
báo, những loại thuốc bổ cũng có
tác dụng tốt, giúp cho học sinh đỡ
căng thẳng, tỉnh táo nhưng cũng
không nên lạm dụng.
ĐỔ XÔ ĐI MUA THUỐC THEO LỜI
QUẢNG CÁO
G

ần đến ngày thi, các bậc phụ
huynh mua thuốc bổ thần kinh cho
con mình, kể cả những thuốc được
chống chỉ đònh dành cho người dưới 18
tuổi. Khảo sát tại các "phố thuốc" ở Hà
Nội như Ngọc Khánh, Láng Hạ, nhân viên
bán hàng ở các hàng cho biết, trước đây,
có khi vài ba ngày, thậm chí vài tuần mới
có một người hỏi mua thuốc bổ thần kinh
cho con.
Đến thời điểm gần kề ngày thi tốt
nghiệp PTTH và đại học, mỗi ngày có
gần chục phụ huynh hỏi mua thuốc. Bán
chạy nhất là loại thuốc bổ thần kinh được
sản xuất từ nước ngoài như: Tanakan
118.000 đồng/hộp; Duxil 120.000
đồng/hộp; Nootropyl 57.000 đồng/hộp…
Điều đặc biệt, trong số người mua
thuốc, rất hiếm người mua theo đơn của
bác só. Phần lớn phụ huynh mua theo lời
quảng cáo của bạn bè hoặc tư vấn của
dược só, không có trường hợp nào có đơn
của bác só chuyên khoa kê. Theo quan
sát của chúng tôi, thuốc bán chạy nhất
là Tanakan của Pháp, nhưng khi đọc
hướng dẫn sử dụng thì thấy thuốc chỉ
dành cho người già kém trí nhớ, không
có chỉ đònh cho người bệnh suy nhược
thần kinh dưới 18 tuổi.
LI BẤT CẬP HẠI

T
heo các bác só của Viện Sức khỏe
Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện
Bạch Mai Hà Nội), thực tế, trí nhớ
được quyết đònh bởi hai yếu tố gen và
rèn luyện, học tập tích lũy lâu dài, chứ
không phải cứ dùng thuốc bổ trong một
thời gian là cải thiện trí nhớ. Vì vậy, một
số loại thuốc trên là thuốc bổ, thường
được bác só chỉ đònh dùng cho những
người lớn tuổi với các triệu chứng suy
giảm trí năng bệnh lý như rối loạn về chú
ý, trí nhớ Còn học sinh, do áp lực về thi
cử, tâm lý lo lắng trước lượng bài vở quá
nhiều, mất ăn, mất ngủ dẫn đến bò suy
nhược cơ thể. Bác só khuyến cáo mọi
người không nên dùng các loại thuốc
này mà không có chỉ đònh của bác só.
Theo PGS.TS Trần Hữu Bình, Viện
trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc
gia, thuốc bổ thần kinh không có một loại
nào có tác dụng tăng cường trí nhớ như
những lời quảng cáo. Ở Việt Nam hiện
nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào
chứng minh tác dụng của thuốc. Người
sử dụng thuốc hiện nay mới chỉ biết về
công dụng của thuốc qua lời quảng cáo
của người bán thuốc và tác dụng ghi trên
nhãn mác của nhà sản xuất. Theo bác só
Bình "những loại thuốc bổ này cũng có

tác dụng tốt, giúp cho học sinh đỡ căng
thẳng, tỉnh táo nhưng cũng không nên
lạm dụng. Việc phụ huynh tùy tiện cho
con dùng thuốc bổ thần kinh vô tội vạ,
không có đơn của bác só sẽ có tác dụng
ngược, gây nhanh quên, buồn ngủ.
Nguy hiểm hơn, nếu dùng thuốc bổ thần
kinh lâu ngày có thể gây rối loạn hành vi,
hoang tưởng, suy gan, suy thận, cơ thể
suy kiệt…"
Còn ThS Nguyễn Thò Tuyết Nga, Phó
Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Quốc
gia cũng khuyến cáo, các só tử cần ăn đủ
ba bữa chính trong ngày, nhất là bữa ăn
sáng để cơ thể không bò đói, làm hạ
đường huyết khiến các em không thể tập
trung trí óc khi học bài. Nên bổ sung các
loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho não
như thòt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc thô, trái
cây, chất béo thiết yếu có trong các loại
cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, hạt bí
đỏ, hạt hướng dương

(Theo Diendan.thuocbietduoc.com.vn)
Mặc áo ngực: Áo ngực có tác dụng bảo
vệ ngực nhưng mặc chúng khi đi ngủ có thể
sẽ dẫn đến các bệnh, đặc biệt là bệnh ung
thư vú. Theo nghiên cứu của các chuyên
gia cho biết, mỗi ngày nữ giới mặc áo ngực
quá 17 tiếng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung

thư vú tăng gấp 20 lần trở lên so với nữ giới
mặc áo ngực với thời gian ngắn hơn hoặc
không mặc áo ngực. Nguyên nhân là do
ngực phải chòu áp lực nén trong suốt thời
gian dài, làm tắc nghẽn hệ thống dẫn lưu
bạch huyết, rất hại cho đôi gò bồng đảo.
Đeo trang sức: Một số nữ giới không có
thói quen tháo bỏ các phụ kiện (trang sức)
trước khi ngủ, điều này không tốt cho sức
khỏe. Trước tiên, đối với một số trang sức
bằng kim loại, việc đeo liên tục trong 1 thời
gian dài sẽ khiến các chất độc có thể xâm
nhập vào cơ thể, cản trở giấc ngủ, bất lợi
cho sự trao đổi chất, đây cũng là nguyên
nhân khiến cho da dễ bò lão hóa.
Uống rượu say: Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, uống rượu trước khi đi ngủ rất dễ
bò ngạt thở, thường là 2 lần mỗi đêm, mỗi
lần bò khó thở khoảng 10 phút. Cứ như vậy
trong thời gian dài sẽ dễ bò mắc bệnh tim
và cao huyết áp.
Lấy tay kê đầu: Có người khi ngủ thích
giơ cánh tay lên hoặc đặt cánh tay dưới gối,
đây là một thói quen không tốt, ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe. Thứ nhất là ảnh
hưởng đến việc thư giãn cơ bắp, hai là dễ
gây ra trào ngược dạ dày thực quản, ba là
khiến cho các ngón tay bò tê cứng.
Mở cửa sổ: Thói quen này sẽ khiến cơ
thể phản ứng cong lại để tránh bò lạnh. Tư

thế này rất có hại cho xương sống. Ngoài
ra, đóng cửa sổ khi ngủ có thể tránh được
những chất gây ô nhiễm trong bầu không
khí và chất gây dò ứng bên ngoài.
Ngủ úp mặt: Tư thế này thường gây tức
thở, làm cho giấc ngủ không liên tục, do ảnh
hưởng đến nhòp thở và không tốt cho tim.
Trang điểm và mùi thơm khi ngủ: Đặc
biệt là mỹ phẩm dùng cho vùng mắt, do vùng
da này rất nhạy cảm. Ngoài ra, sử dụng quá
nhiều nước hoa khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ
mắc bệnh viêm mũi và hen suyễn.
Đặt hoa trong phòng ngủ: Hương thơm
của hoa là nguyên nhân số một gây dò ứng.
Một số loài hoa thụ phấn nhờ gió, nên phấn
hoa trong không khí sẽ gây chảy nước mắt,
nước mũi và gây cảm giác khó chòu. Nếu
có thói quen trang trí hoa trong phòng, nên
chọn loại hoa có mùi thơm nhẹ, có chức
năng thụ phấn nhờ sâu bọ như hoa tulip.
Bật đèn khi ngủ: Thói quen kỳ lạ này sẽ
làm giấc ngủ không sâu. Tốt nhất là để ánh
sáng lờ mờ
(Theo Ykhoanet.com)
LẨM DNG THËC TÙNG CÛÚÂNG TRĐ NHÚÁ -
Cố thïí gêy rưëi loẩn hânh vi
Những thói quen không tốt khi ngủ
10
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG

R
au dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan,
thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy:
rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ,
thanh thải chất độc vì có nhiều sterol và các acid béo không
no. Rau dền gồm nhiều loài: Dền cơm "Amaranthus viridis
L"; Dền tía "Amaranthus tricolor L".
Bộ phận có thể sử dụng: toàn cây và rễ. Theo Đông y,
dền cơm vò ngọt, tính hàn. Dền tía vò ngọt, mát, có tác dụng
thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu, Dùng cho các
trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ,
sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Có thể nấu, xào, ép
nước, ngày dùng 100-250g.
Một số món ăn, bài thuốc từ rau dền:
Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g, rửa
sạch, nấu lấy nước, sau đó lấy nước rau nấu cháo với gạo
lứt, ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có
hội chứng kiết lỵ; dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
Canh rau dền (Hiện thái thang): rau dền tía 200g, rửa
sạch, nấu canh, dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử
cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
Canh rau dền thòt lợn: rau dền tía 60g, thòt lợn nạc 60g,
nấu dạng canh, dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh bướu
giáp trạng lành tính.
Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa
vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau
má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc
hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc
uống. Chữa sốt nóng thời kỳ
đầu.

Chữa hậu sản (Nam dược
thần hiệu): lá dền tía 50g,
rửa sạch, thái nhỏ, nấu bỏ
bã, lấy nước, thêm gạo nếp
nấu thành cháo, ăn trong
ngày.
Chữa đau mắt: hạt dền
cơm, hạt thảo quyết minh,
liều lượng bằng nhau đều
10g. Sắc nước uống, chữa
mắt đau có màng mộng.
Canh rau tập tàng: dền
cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau
đay, nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua giúp mát gan,
thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá.
Theo kinh nghiệm dân gian, lấy lá rau dền giã nát, uống
nước và bã đắp chữa rắn cắn.
Rễ rau dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc
uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm 20g chữa
tiểu tiện không thông.
Chú ý: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng
hạn chế

(Theo Sức khỏe và Đời sống)
Rau dền thanh nhiệt, mát gan
Đ
ối với những món ăn được
chế biến từ các loại nội tạng
của động vật, lâu nay,
nhiều người vẫn truyền kinh

nghiệm cho nhau "ăn gì bổ
nấy". Vậy đó có phải là sự thật
hay không?
Có phải "ăn gì bổ nấy":
Theo ThS.BS Lê Thò Hải, Giám
đốc TT Dinh dưỡng, Viện Dinh
dưỡng Quốc gia cho biết: Nhiều
người khi bò đau đầu thì mua óc về ăn,
hoặc cho trẻ ăn óc để thông minh theo
quan niệm "ăn óc bổ óc" là không
đúng, vì không có cơ sở khoa học.
Trong óc lợn hàm lượng chất đạm
thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thòt,
cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất
cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn thì lượng
cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng
ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn
khoảng 250-300mg cholesterol). Cho
nên những người đau đầu mà nguyên
nhân do tăng huyết áp, nếu ăn óc là
cực kỳ nguy hiểm. Riêng với trẻ em,
vốn cần nhiều chất đạm để phát triển
trí não, ăn quá nhiều chất béo có thể
gây thừa cân - béo phì, ảnh hưởng xấu
đến phát triển trí não.
Quan niệm "ăn thận bổ thận" cũng
hoàn toàn không đúng, nhất là những
người bò suy thận cần ăn giảm chất
đạm.
Quan niệm "ăn

tim bổ tim" cũng vậy, người bò bệnh
tim mạch thường bò tăng huyết áp, xơ
vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim
sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất
nguy hiểm.
Nhiều người lại cho rằng, không nên
ăn gan động vật vì gan chứa nhiều
chất độc. Thật ra, gan là loại phủ tạng
chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa
nhiều vitamin A và sắt nên rất tốt cho
trẻ bò thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Như vậy ăn gan là tốt chứ không phải
độc. Tuy nhiên phải chọn mua gan
của những động vật không bò bệnh:
gan có màu đỏ sẫm, tươi, không có
nốt sần trên bề mặt gan, ấn vào bề
mặt vẫn còn đàn hồi tốt, tránh mua
loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm,
có mùi hôi.
Sử dụng thế nào cho đúng
Phần lớn các loại nội tạng động vật
đều chứa nhiều chất đạm, riêng các
loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin
A: Có tác dụng cung cấp sắt để chống
thiếu máu - thiếu sắt rất tốt cho trẻ em
và phụ nữ mang thai, cũng như phụ nữ
ở lứa tuổi sinh đẻ và chúng còn có tác
dụng bổ mắt, tăng cường sức đề
kháng và kích thích sự phát triển trí
não ở trẻ. Tuy nhiên nhược điểm chủ

yếu của các loại nội tạng là chứa nhiều
chất béo, đặc biệt hàm lượng choles-
terol rất cao, nhất là trong óc, gan và
thận. Nên không phù hợp với người
cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn
chuyển hoá như tăng cholesterol máu,
xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái
tháo đường, bệnh gout, bệnh thận,
người thừa cân - béo phì Tóm lại, ăn
nội tạng động vật có thể tốt với người
này nhưng lại không tốt với người khác.
Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú,
người thiếu máu - thiếu sắt, thanh
thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các
loại nội tạng, nhưng khi ăn cũng chỉ
nên ăn vừa phải, mỗi tuần ăn từ 2 - 3
lần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người
lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.
Đối với những người cao tuổi, thừa cân
- béo phì nên hạn chế, người mắc các
bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái
tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm
mỡ, suy tim thì không nên ăn các
loại nội tạng động vật

(Theo Suckhoedoisong.vn)
Những người không nên ăn
nội tạng động vật
11
Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -

HỖI ÀẤP PHẤP LÅT
Hỏi: Tôi nghe nói chế độ nghỉ
thai sản đã được sửa đổi từ 4 tháng
lên 6 tháng cho 1 lần sinh con có
phải không ? khi nào thì có thể áp
dụng chế độ này ?
Trả lời: Theo quy đònh tại Điều 15
Nghò đònh số: 152/2006/NĐ-CP ngày
22 tháng 12 năm 2006 của Chính
phủ, thời gian hưởng chế độ thai sản
khi sinh con theo Điều 31 Luật Bảo
hiểm xã hội được quy đònh như sau:
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
khi sinh con của lao động nữ phụ
thuộc vào điều kiện lao động, tình
trạng thể chất và số con một lần sinh,
cụ thể là:
a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc
công việc trong điều kiện lao động
bình thường;
b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm
việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
c) 6 tháng đối với lao động nữ là
người tàn tật có mức suy giảm khả
năng lao động từ 21% trở lên.
d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con
trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy

đònh tại điểm a, b, c khoản này thì tính
từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao
động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con,
nếu con chết thì thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản của lao động
nữ như sau:
a) Con dưới 60 ngày tuổi bò chết thì
mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ
ngày sinh con;
b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bò
chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày
tính từ ngày con chết.
Thời gian nghỉ việc quy đònh tại
khoản này không vượt quá thời gian
nghỉ sinh con quy đònh tại khoản 1
Điều này và không tính vào thời gian
nghỉ việc riêng hàng năm theo quy
đònh của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ
tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả
cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã
hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì
cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
được hưởng chế độ thai sản cho đến
khi con đủ 4 tháng tuổi.
Hỏi: Tôi làm việc và đóng BHXH
được 13 năm, nay do công ty thu
hẹp sản xuất nên thông báo hết
năm 2010 sẽ chấm dứt hợp đồng lao

động. Hiện tôi đang mang thai và dự
kiến sinh con vào tháng 2/2011, vậy
khi sinh con tôi có được hưởng chế
độ BHXH thai sản không? Nếu được
hưởng thì phải làm thủ tục như thế
nào?
Trả lời: Pháp luật về BHXH quy
đònh lao động nữ thuộc đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc khi sinh con
được hưởng chế độ thai sản nếu đã
đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con. Trường hợp người lao động đủ
điều kiện theo quy đònh nêu trên mà
nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì
vẫn được hưởng chế độ thai sản theo
quy đònh.
Trường hợp của bạn đã đóng 13
năm BHXH và dự kiến sẽ đóng
BHXH đến hết tháng 12 năm 2010,
sau đó chấm dứt hợp đồng lao động,
đến tháng 2/2011 (sau khi nghỉ việc
hai tháng) dự kiến bạn sẽ sinh con.
Theo quy đònh trên, thì trong thời gian
12 tháng trước khi sinh con bạn đã có
đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên, do
vậy tuy đã nghỉ việc nhưng khi sinh
con vẫn được hưởng chế độ thai sản
theo quy đònh.
Để được giải quyết chế độ thai sản

khi sinh con trong trường hợp này,
bạn cần nộp hồ sơ cho bảo hiểm xã
hội cấp huyện nơi cư trú gồm: Sổ bảo
hiểm xã hội; bản sao Giấy chứng sinh
hoặc bản sao giấy khai sinh của con
và đơn đề nghò giải quyết chế độ (có
xác nhận của chính quyền đòa
phương nơi cư trú)

C
ây lá lốt tên khoa học
Piper lolot C.DC,
thuộc họ hồ tiêu
(Piperaceae), là loại cây
thân mềm mọc hoang ở nơi
ẩm thấp trong rừng núi, và
cũng được trồng ở nhiều nơi
lấy lá làm gia vò và làm
thuốc, lá hái quanh năm, có
thể dùng thân, hoa, hay rễ.
Lá lốt có công dụng ấm
trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa
nôn mửa do bò khí lạnh
bụng. Chữa nhức đầu, đau
răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại
tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân
dân, lá lốt thường được dùng chữa các
bệnh sau:
Chữa đau nhức xương khớp:
Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô,

hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia
2-3 lần uống trong ngày.
Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi
bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng
tươi thái nhỏ, sao vàng, liều lượng
bằng nhau (khoảng 15g khô), sắc với
600ml nước đun nhỏ lửa lấy khoảng
200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện
12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với
400ml, sau đó lấy khoảng 100ml dùng
uống trong ngày. Có thể dùng một
trong các bài thuốc này, sắc uống liên
tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.
Chữa bệnh phụ khoa (các viêm
nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư):
Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua
20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt
ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi
lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát nước
trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại
tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào
âm đạo, có thể xông nhiều lần.
Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân:
Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước
nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần
dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân
thường xuyên trước khi đi ngủ.
Chữa lỵ:
Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml

nước, dùng uống.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:
Đồng bào Mường có kinh nghiệm
lấy 1 nắm lá lốt thật to, rửa sạch, giã
nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm
một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3
bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để
riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa
sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên,
băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục
trong 5-7 ngày là khỏi

(Theo Caythuocquy.info.vn)
Công dụng chữa bệnh của lá lốt
TRANG GIÚÁI THIÏÅU THAÂNH TÛÅU KHOA HOÅC VAÂ KYÄ THUÊÅT

×