Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu y học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.78 KB, 3 trang )

Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y
Viêm đường tiết niệu (urinary tract infection) bao gồm: viêm bể thận, viêm niệu quản,
viêm bàng quang và viêm niệu đạo.
Với những triệu chứng điển hình là: đái rắt, đái gấp, đái buốt - nước tiểu bài tiết
ra khó khăn hoặc có lẫn máu, mủ.
Bệnh có thể phát sinh ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng tỷ lệ phụ nữ bị mắc
bệnh cao hơn và dễ tái phát hơn, nhất là phụ nữ mới kết hôn, đang mang thai và
bé gái mới sinh.
Viêm đường tiết niệu tuy là bệnh nhiễm khuẩn nhưng bệnh thường chỉ phát tác
khi cơ thể bị suy yếu, do làm việc quá sức, tinh thần quá căng thẳng, phòng the
quá độ - nhất là sinh hoạt vợ chồng trong khi đang mệt mỏi. Để phòng ngừa
bệnh viêm đường tiết niệu, ngoài việc giữ gìn vệ sinh đường sinh dục - tiết niệu,
cần đặc biệt chú ý tới vấn đề nâng cao sức khỏe toàn thân và sức chống bệnh
của cơ thể.
Trong y học cổ truyền, tuy không có tên bệnh viêm đường tiết niệu nhưng các
triệu chứng và phép trị bệnh này đã được đề cập trong phạm vi “lâm bệnh” và
“lao lâm” của Đông y. Số liệu thống kê lâm sàng cho thấy, đối với phần lớn các
trường hợp viêm đường tiết niệu, có thể sử dụng các loại thảo dược của Đông y
để chữa trị, không cần sử dụng tới kháng sinh vẫn có kết quả tốt.
Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, có thể căn cứ vào các chứng trạng biểu hiện
cụ thể để nhận biết loại hình và sử dụng phép chữa, bài thuốc tương ứng sau:
Bàng quang thấp nhiệt: Đây là loại hình phổ biến nhất, thường gặp ở những
người thích các món ăn cay nóng béo ngọt, uống rượu nhiều hoặc bộ phận sinh
dục - tiết niệu không sạch sẽ.
Triệu chứng: Bệnh phát nhanh đột ngột, người phát sốt, sợ lạnh, thắt lưng đau
nhức, bụng dưới tức đau, đái dắt, đái buốt, nước tiểu vàng sẻn hoặc có lẫn máu
mủ; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch sác (nhanh).
Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm.
Bài 1: Dễ cỏ tranh 30g; kim ngân hoa 12g (hoặc bồ công anh 20g); mã đề (cả
cây) 16g; lá tre 10g; rau má 15g; cam thảo 6g. Sắc với 1.500ml nước, đun sôi,
sau đó giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia thành nhiều lần uống thay nước trong ngày


(dùng cho trường hợp bệnh nhẹ).
Bài 2: Mộc thông 10g; hạt mã đề (xa tiền tử), hoạt thạch, kim ngân hoa, lá tre
mỗi vị 15g; cam thảo 5g; nước 800ml, sắc lấy 400ml, chia ra 2 lần uống trong
nửa ngày, mỗi ngày đêm sử dụng 2 thang (dùng cho trường hợp bệnh nặng).
Bài 3: Xa tiền thảo (mã đề cả cây), kim tiền thảo, hải kim sa (thòng bong), bồ
công anh, kim ngân hoa, biển súc mỗi vị 30g; bán chi liên 15g; cam thảo 6g;
thêm 1.500ml nước, sắc lấy 800ml, chia thành 4 phần uống trong ngày - sáng,
trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ.
Can đởm uất nhiệt
Triệu chứng: Người lúc nóng lúc lạnh (hàn nhiệt vãng lai), bồn chồn, lợm giọng
buồn nôn, không muốn ăn uống, đái dắt, niệu đạo nóng rát, thắt lưng đau mỏi,
bàng quang nặng trĩu, chất lưỡi vàng, mạch huyền sác (căng, nhanh).
Phép chữa: Thanh tiết can đởm, thông lợi thủy đạo. Trường hợp nhẹ có thể
dùng bài 1 hoặc bài 2, bệnh nặng cần dùng bài 3.
Bài 1: Khế 3-5 quả, mật ong một lượng thích hợp. Khế rửa sạch, thái nhỏ, thêm
mật ong vào, sắc với nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài 2: Râu ngô 50g, mã đề 20g, dành dành 10g, cam thảo 5g, sắc nước uống
thay trà trong ngày.
Bài 3: Sài hồ 6g, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử (dành dành), trạch tả mỗi vị
10g; sinh địa hoàng 15g; mộc thông 6g; cam thảo 5g. Sắc với 1.000ml nước,
đun sôi nhỏ lửa đến còn 400ml, chia thành 2 phần uống trong nửa ngày (mỗi
ngày đêm dùng 2 thang).
Âm hư hỏa vượng
Triệu chứng: Bệnh kéo dài lâu ngày, tái phát đi tái phát lại, lưng đau gối mỏi,
người uể oải, hâm hấp sốt, chóng mặt, ù tai, họng khô, miệng háo, ra mồ hôi
trộm, đái dắt, đái buốt hoặc có cảm giác nước tiểu không ra hết, chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng mỏng hoặc không có rêu, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
Phép chữa: Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp. Trường hợp bệnh nhẹ có thể dùng bài
1, bệnh nặng cần dùng bài 2 hoặc bài 3.
Bài 1: Dùng rễ cỏ tranh, thổ phục linh mỗi vị 20g; dành dành 10g, sắc lấy nước,

thêm chút đường trắng, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Sinh địa hoàng 15g, hoài sơn (củ mài), thổ phục linh, trạch tả, vỏ núc nác
mỗi vị 10g; biển súc (rau đắng, cây xương cá, cây càng tôm) 12g. Sắc với
1.200ml nước, đun lấy 600ml, chia thành 3 phần uống lúc đói bụng vào sáng,
trưa, chiều, mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Sinh địa hoàng 15g, xa tiền tử (hạt mã đề), tỳ giải mỗi vị 16g; thạch hộc,
ngưu tất, vỏ núc nác mỗi vị 12g; kim tiền thảo 10g; kim ngân hoa 20g. Sắc với
1.200ml nước, đun lấy 600ml chia thành 3 phần uống lúc đói bụng vào sáng,
trưa, chiều. Dùng mỗi ngày 1 thang.
Tỳ thận lưỡng hư
Triệu chứng: Bệnh kéo dài lâu ngày (mạn tính), mỗi khi người mệt mỏi thì xuất
hiện các chứng trạng như đái dắt, đái buốt, lưng mỏi đau, tai ù đầu choáng, mặt
phù chân thũng, bụng trướng, kém ăn, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực (chìm nhỏ yếu).
Phép chữa: Kiện tỳ, bổ thận kiêm trừ thấp. Bệnh phát nhẹ dùng bài 1, bệnh nặng
dùng bài 2 và bài 3.
Bài 1: Đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 12g; rễ cỏ tranh 20g; vỏ dưa hấu (tây qua bì)
50g, sắc lấy nước, thêm chút đường trắng, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Đẳng sâm, bạch truật, xa tiền tử (hạt mã đề), bạch mao căn (rễ cỏ tranh)
mỗi vị 12g; xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt), thổ phục linh mỗi vị 20g; trần bì (vỏ
quýt), nhục quế mỗi vị 8g; thục địa 15g; can khương (gừng khô), phụ tử 4g,
nước 1.500ml. Chú ý: Phụ tử có độc, cần sắc trước ít nhất 1 giờ (đun sôi, giữ
nhỏ lửa), sau đó mới cho các vị thuốc khác vào nấu tiếp, sắc lấy 450ml dịch
thuốc, chia thành 3 phần uống lúc đói bụng vào sáng, trưa, chiều, mỗi ngày 1
thang.
Bài 3: Đỗ trọng, đẳng sâm, bạch truật, trạch tả mỗi vị 10g; thổ phục linh, ý dĩ
nhân (hạt bo bo) mỗi vị 15g; cẩu tích 12g; trần bì 6g. Sắc với 1.000ml nước, đun
lấy 450ml, chia thành 3 phần uống lúc đói bụng vào sáng, trưa, chiều mỗi ngày 1
thang.
Lương y Huyên Thảo -SK& ĐS


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×