Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.4 KB, 5 trang )

Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm?
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, cho các em
đến trường, được tập họp giáo dục ý thức vệ sinh phòng
bệnh và tạo thêm không gian và thời gian cho các em
sinh hoạt vui chơi, rèn luyện thể lực là những giải pháp
tích cực để tăng sức miễn dịch phòng chống dịch cúm.
Đập chuột bể đồ!
Dịch cúm A/H1N1 đã và đang tiếp tục phát triển với
tốc độ nhanh chóng. Riêng nước ta đã có trên 1.000 ca
dương tính với H1N1. Bệnh đã lây lan đến một số khu
cao ốc hoặc trường học. Do đó, đã có chuyện đóng cửa
trường để phòng chống cúm. Sắp đến mùa tựu trường,
nghe đâu cũng có giải pháp ngừng khai giảng nếu trường
nào xảy ra dịch cúmi[i]. Khảo sát cũng cho biết có
khoảng 30% trường hợp nhiễm H1N1, là nguồn lây
nhiễm, mà không có dấu hiệu của bệnh. Do đó, tránh bị
lây nhiễm là điều rất khó. Trước tình hình nầy, nhiều phụ
huynh không khỏi có tâm lý e ngại và không muốn cho
con em đến trường với ý nghỉ để bảo vệ khỏi bị lây
nhiễm. Liệu điều này, kể cả việc đóng cửa hoặc dời ngày
khai giảng khi chưa đến mức cần thiết sẽ tác động tốt hơn
hoặc xấu hơn đến tình hình phòng chống dịch bệnh chưa
kể đến những ảnh hưởng không hay về mặt tâm lý xã hội
và cả kế hoạch giảng dạy của nhà trường?
“Đập chuột bể đồ”. Do đó, cần cân nhắc xem chuột
nhắt hay chuột cống, phải dùng phương tiện gì để đập và
đập như thế nào. Với trên 1.000 trường hợp dương tính,
chúng ta vẫn chỉ mới có 1 người tử vong. Điều nầy có
thể cho là hệ thống y tế của chúng ta hoạt động có hiệu
quả. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là thực tế đã xác định
một số trường hợp dương tính với cúm H1N1 nhưng


không có triệu chứng cụ thể. Ngoài ra, một số người
nhiễm bệnh mà hệ miễn dịch tốt “Người mắc bệnh tự hồi
phục, không cần chăm sóc y tế đặc biệt cũng có thể tự
khỏi”ii[ii]. Như vậy, những giải pháp đưa ra không thể
không xét đến những thực tế nầy. Vấn đề quan trọng nhất
ở đây là làm sao để nâng cao sức miễn dịch của các em
lên để cơ thể các em tự có khả năng vô hiệu hoá virus
cúm. Ở nhà hay ở trường?
Hãy tạo thêm không gian và thời gian vui chơi cho các
em!
Trong khuynh hướng đô thị hoá đang phát triển như
hiện nay, nhiều khu gia cư thiếu hẳn không gian vui chơi,
nhiều gia đình lao động sống trong những căn nhà chật
hẹp. Thậm chí nhiều gia đình khá giả, một số em nhỏ lại
ở trong phòng máy lạnh nhiều hơn là ngoài trời! Điều
này sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ, cụ thể là sức đề
kháng của các em đối với các chứng cảm cúm như hiện
nay?
Người lớn cần vận động thân thể 2 giờ rưởi mỗi
tuần, trẻ em và tuổi teen cần chạy nhảy vui chơi 1 giờ
mỗi ngày. Đó là 2 khuyến cáo chánh trong bảng hướng
dẫniii[iii] về rèn luyện thân thể đã được Bộ Y Tế Hoa Kỳ
phổ biến vào ngày 7.10 năm vừa qua. Vào đầu năm nay,
ngày 13.1.2009, Bộ Thể dục Thể thao Trung Quốciv[iv]
cũng có một quyết định chọn ngày 8.8 hàng năm làm
ngày “sức khoẻ toàn dân” như một nổ lực mới nhằm
khuyến khích người dân gia tăng rèn luyện thân thể. Từ
lâu, các nền y học khác nhau đều xác định vận động thân
thể là yếu tố căn bản giúp giữ gìn sức khoẻ và phòng
chống bệnh tật. Tuy nhiên, lần đầu tiên, 2 cường quốc

đã ban hành những quyết định với những khuyến cáo mới
trên quy mô quốc gia đã cho thấy tầm quan trọng của vấn
đề. Nó không chỉ liên quan đến sức khoẻ giống nòi, phúc
lạc cho mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế
quốc gia trong điều kiện hiện nay khi mà những bệnh tật
do lối sống tĩnh tại ngày càng gia tăng, đặc biệt là tăng
cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh.
Trên tinh thần trên, thử xem lại con em của chúng ta
có được vui chơi ngoài trời khoảng 1 giờ mỗi ngày
chưa? Quan trọng hơn, trong điều kiện chật chội ở gia
đình, việc tập họp các em ở nhà trường, không chỉ là giáo
dục vệ sinh phòng chống dịch bệnh mà là tổ chức cho các
em vui chơi, chạy nhảy với không gian rộng hơn, thoáng
đãng hơn. Nhiều nghiên cứuv[v] cho thấy vận động trung
bình liên quan đến những đáp ứng miễn dịch tích cực, sự
gia tăng tạm thời những đại thực bào, loại tế bào chủ chốt
có nhiệm vụ tấn công những vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Trong khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh
hơn và khả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn. Sau
khi vận động, hệ miễn dịch thường trở lại tình trạng bình
thường trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, theo Giáo sư
David Nieman, trường Đại học Appalachian, vận động
đều đặn hàng ngày hoặc gần như hàng ngày có tác
dụng tích luỹ dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn
dịch dài hạn.
Có thể nói bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng, không có biện pháp nào bảo vệ sức khoẻ các em,
tăng cường sức miễn dịch cho các em tốt hơn là vận động
thân thể đều đặn và hợp lý. Với tình hình dịch bệnh phát
triển nhanh và rộng như hiện nay, dù các em ở nhà

nhưng cha mẹ vẫn phải bôn ba đi, về thì tránh lây
nhiễm vẫn là điều khó. Trong khi đó, việc bảo vệ chặt
chẽ các em trong những căn nhà chật chội hoặc trong
những phòng lạnh sang trọng đều gián tiếp làm suy giảm
sức miễn dịch. Ngược lại, nếu cho các em đến trường,
được tập họp giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh và tạo
điều kiện cho các em có thêm không gian và thời gian để
sinh hoạt, vui chơi ngoài trời sẽ là những biện pháp tích
cực giúp các em có thêm sức đề kháng để vô hiệu hoá loại
virus nầy khi vướng phải.








×