Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.56 KB, 5 trang )

BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ
của nam châm thẳng.
- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của
ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
2- Kĩ năng: - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm.
- Rèn kỹ năng vẽ hình biểu diễn các đường sức của từ trường.
3- Thái độ: Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhóm. Trung thực
trong làm thí nghiệm.
II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
* Đối với GV và mỗi nhóm HS:
- 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn.
- 1 nguồn điện 6V.
- 1 ít mạt sắt.
-1 công tắc, 3 đoạn dây dẫn.
- 1 bút dạ
III- PHƯƠNG PHÁP:
Thực nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A - ổn định tổ chức: 9A: 9B:
B - Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu hs làm bài tập sau:
BT1: Có A, B là 2 từ cực của 2 NC thẳng và các đường sức từ của chúng
A là cực Bắc của thanh NC bên trái. Hãy cho biết B là cực nào của
NC bên phải. Vẽ các mũi tên chỉ chiều của các đường sức từ.
BT2: Có C, D là hai từ cực của 2 thanh NC và các đường sức từ của
chúng


C là cưc Nam của NC bên trái. Hãy xác định từ cực D? Vẽ các mũi
tên chỉ chiều của các đường sức từ.
C - Bài mới:
1- Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (Như SGK)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Tạo ra và quan sát từ phổ của
ống dây có dòng điện chạy qua.
- GV: Gọi HS nêu cách tạo ra để quan sát
từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua
I- Từ phổ, đường sức từ của ống
dây có dòng điện chạy qua.
1- Thí nghiệm
C1:
với những dụng cụ đã phát cho các nhóm.
(Cho dòng điện chạy qua ống dây, gõ nhẹ
tấm nhựa.)
- Yêu cầu làm thí nghiệm tạo từ phổ của
ống dây có dòng điện theo nhóm, quan sát
từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để
trả lời câu hỏi C1.
(làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát từ phổ
và thảo luận trả lời câu C1.)
- Gọi HS trả lời câu C2 Và C3?
(Cá nhân HS hoàn thành)


- Từ kết quả thí nghiệm ở câu C1, C2, C3
chúng ta rút ra được kết luận gì về từ phổ,
đường sức từ và chiều đường sức từ ở hai

đầu ống dây?
(trao đổi trên lớp để rút ra kết luận).
- Gọi 1, 2 HS đọc lại phần 2 kết luận trong
SGK.
+ Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có
dòng điện chạy qua và bên ngoài
thanh nam châm giống nhau.
+ Khác nhau: Trong lòng ống dây
cũng có các đường mạt sắt được sắp
xếp gần như song song với nhau.
C2: Đường sức từ ở trong và ngoài
ống dây tạo thành những đường cong
khép kín.
C3: Dựa vào thông báo của GV, HS
xác định cực từ của ống dây có dòng
điện trong thí nghiệm.


2- Kết luận:
(SGK)




Hoạt động 3: Tìm hiểu qui tắc nắm tay phải
GV: Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy
chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào
chiều dòng điện hay không? Làm thế nào
để kiểm tra đường điều đó?
(nêu dự đoán, và cách kiểm tra sự phụ

thuộc của chiều đường sức từ vào chiều
của dòng điện.)
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm kiểm tra
dự đoán theo nhóm và hướng dẫn thảo
luận kết quả thí nghiệm

Rút ra kết luận.
(HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo
nhóm và rút ra KL)
- GVđưa ra qui tắc nắm tay phải giúp ta xác
định chiều đường sức ở trong lòng ống dây
(Ghi quy tắc vào vở)
Hoạt động 4: Vận dụng
- Vận dụng hoàn thành câu C4, C5, C6.
(Cá nhân HS hoàn thành C4, C5, C6)
- Cho HS đọc phần "Có thể em chưa biết".
II- Qui tắc nắm tay phải
1- Chiều đường sức từ của ống dây
có dòng điện chạy qua phụ thuộc
vào yếu tố nào?





Kết luận:
Chiều đường sức từ của dòng điện
trong ống dây phụ thuộc vào chiều
dòng điện chạy qua các vòng dây.


2- Qui tắc nắm tay phải

(SGK /tr.66)
III. Vận dụng:
C4:
C5:
( Cá nhân HS đọc phần "Có thể em chưa
biết".)
C6:

D. Củng cố:
Nêu quy tắc nắm tay phải?
So sánh tử phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của
nam châm?
E. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc qui tắc nắm tay phải, vận dụng thành thạo qui tắc.
- Làm bài tập 24 (SBT).

×