Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH ĐẮK LẮK DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2011-2012-đáp án pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.63 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH
ĐẮK LẮK DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2011-2012


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ

Câu 1- Kinh tế Nhật Bản…(2,5điểm)
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, kinh tế Nhật Bản phát triển qua nhiều
giai đoạn, từ năm 1960 đến năm 1973 được coi là “giai đoạn phát triển thần kỳ”.
(0,5điểm)
Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7,8- 10,8% ( là tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
cũng như các giai đoạn sau này của Nhật Bản). (0,5điểm)
- Nhật nhanh chóng vượt xa Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai thế giới
sau Mỹ. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (
cùng Mỹ và Tây Âu). (0,5điểm)
- Ngoài các sản phẩm dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô v.v…), Nhật Bản đã đong được tàu
chở dầu trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8km; cầu đường
bộ dài 9,4km…(0,5điểm)
- Từ một nước bại trận, chịu nhiều hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời
gian ngắn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế. (0,5điểm)

Câu 2- Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm…(3,0điểm)
a/ 3 lần mất nước: (0,5điểm)
- Lần 1: năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược. Vua An Dương vương chống không nổi
nên nước Âu Lạc bị mất.
- Lần 2: năm 1406, nhà Minh xâm lược. Triều đình nhà Hồ thất bại, nước ta trở thành
thuộc địa của nhà Minh.
- Lần 3: năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn từng
bước đầu hàng, bán rẻ nước ta cho Pháp.
b/ Nguyên nhân chung của sự mất nước: (2,0điểm)


Nước ta rơi vào ách thống trị của kẻ xâm lược do nhiều nguyên nhân. Trong đó
nguyên nhân chính là do chính quyền thống trị để mất lòng dân. (0,5đ)
Biểu hiện:
- An Dương vương sống trong thành Cổ Loa, suốt ngày chỉ biết vui chơi hưởng lạc.
Những người can ngăn khuyên giải đều bị ông giết hoặc đuổi ra khỏi kinh thành. Khi
Triệu Đà mở cuộc tấn công kinh thành, vua An Dương vương chiến đấu trong tình thế
cô độc nên bị thất bại. (0,5đ)
- Nhà Hồ thành lập là kết quả của một cuộc đảo chính lật đổ để cướp ngôi nên bị coi là
bất chính. Tiếp đó, nhà Hồ đàn áp man rợ các quý tộc Trần và những người không ăn
cánh, gây nên những mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Câu nói của Hồ Nguyên Trừng “ thần
không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo” đã khái quát được sự yếu thế của nhà Hồ.
Khi quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ kháng chiến trong tình thế đơn độc, không
được nhân dân ủng hộ nên đã thất bại.(0,5đ)
- Vương triều Nguyễn cầm quyền trong bối cảnh trên thế giới nói chung, Việt Nam
nói riêng, chế độ phong kiến đi vào khủng hoảng và suy vong. Trước khi Pháp xâm
lược, nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội sai lầm: vơ vét mọi tài nguyên vật lực
đất nước vào xây cung điện lăng tẩm; không quan tâm đến dời sống nhân dân; các
cuộc khởi nghĩa nông dân chống chế độ ngày càng cao…Khi thực dân Pháp xâm lược,
nhà Nguyến lại “ sợ dân hơn sợ giặc”, chỉ lo triệt thoái các cuộc kháng chiến của nhân
dân; từng bước ký kết các văn kiện bán nước.(0,5đ)
c/ Kết luận:
Ở bất cứ thời đại nào, khi chính quyền quan tâm đến nhân dân, lấy dân làm gốc, thì
đất nước được độc lập và vững mạnh. Khi chính quyền để mất lòng dân thì mất nước
cũng là tất yếu. (0,5điểm).

Câu 3- Chủ trương canh tân đất nước của Phan Châu Trinh…(3,0điểm).
a/ Hoàn cảnh:
Đầu thế kỷ XX, những nhà yêu nước Việt Nam nhận ra rằng, công cuộc giải phóng
dân tộc phải gắn liền với duy tân đất nước và thay đổi chế độ xã hội. Phan Bội Châu
chủ trương bạo động đánh đổ thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, đưa đất nước theo

con đường dân chủ tư sản, với thể chế quân chủ lập hiến. Phan Châu Trinh chủ trương
đánh đổ phong kiến, duy tân đất nước. (0,75đ)
b/ Chủ trương canh tân của Phan Châu Trinh gồm:
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến
thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa. (0,5đ)
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền
của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.(0,5đ)
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản
xuất hàng nội hoá…(0,5đ)
c/ Điều chưa hợp lý:
Ông trông cậy vào sự giúp đỡ của người Pháp cho công cuộc canh tân ở Việt Nam.
Đây là điều không tưởng, giống như “ cầu xin giặc rủ lòng thương”, nên chủ trương
này khó được thực hiện.(0,75đ)

Câu 4 - Phong trào đấu tranh yêu nước…(3,0điểm)
a/ Nét mới:
- Mới về lực lượng đấu tranh: trước chiến tranh, phong trào chủ yếu của các tầng lớp
và giai cấp cũ (phong kiến, sỹ phu, văn thân, nông dân ). Sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã làm cho xã hội
Việt Nam phân hoá sâu sắc. Bên cạnh giai cấp cũ đã có nhiều giai cấp và tầng lớp mới
ra đời (tiểu tư sản, tư sản, công nhân), làm cho phong trào đấu tranh yêu nước mang
nhiều màu sắc mới. (0,5đ)
- Mới về phương pháp đấu tranh: giai đoạn trước chủ yếu là vũ trang bạo động ( có
thêm xu hướng duy tân cải cách của Phân Châu Trinh). Giai đoạn này, phương pháp
đấu tranh cũng phong phú hơn: giai cấp tiểu tư sản đấu tranh bằng hình thức mít tinh,
biểu tình, bãi khoá, bãi thị, xuất bản báo chí; giai cấp tư sản đấu tranh tẩy chay hàng
hoá nước ngoài, chống độc quyền của tư sản Pháp; giai cấp công nhân đấu tranh bằng
hình thức bãi công.(0,5đ)
Mới về mục tiêu đấu tranh: giai đoạn này không trực tiếp đòi lật đổ ách thống trị
của thực dân mà chỉ đòi các quyền dân tộc và dân chủ. (0,5đ)

b/ Tác động:
- Phong trào của giai cấp tiểu tư sản đưa tới sự ra đời các tổ chức chính trị như: Việt
Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt… Hội này dần dần trở thành tổ chức cách mạng mang
tên Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928). Về sau những hội viên tiên tiến đã tách ra
thành lập tổ chức cộng sản mang tên Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).(0,5đ)
- Phong trào của giai cấp tư sản thúc đẩy sự ra đời của tổ chức cách mạng mang tên
Việt Nam Quốc dân đảng (12/1927). Tổ chức này tan rã đầu năm 1930 sau khi phát
động cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại.(0,5đ)
- Phong trào công nhân thúc đẩy sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
(6/1925). Sau đó phân hoá thành 2 tổ chức cộng sản ( Đông Dương Cộng sản Đảng và
An Nam Cộng sản đảng). Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.(0,5đ)

Câu 5- Xô viết Nghệ - Tĩnh…(2,5điểm)
a/ Nguyên nhân thất bại:
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan:
- Đảng vừa mới thành lập, chưa có kinh nghiệm giành và giữ chính quyền.Việc giành
chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mang tính tự phát, chưa được chuẩn bị chu đáo.
(0,5điểm)
- Chính quyền Xô viết thi hành những chính sách sai lầm như: đề khẩu hiệu “phú – trí
- địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” nên đã đẩy các bộ phận giai cấp khác sang phía
đối lập, chống lại chính quyền. (0,5điểm)
- Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh, trong khi đó chính quyền chỉ thành lập được
ở một số thôn, xã nên không đủ sức đương đầu. (0,5điểm)
b/Bài học kinh nghiệm:
Phong trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh để lại nhiều bài học kinh
nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945: về chuẩn bị lực lượng, thành lập mặt
trận dân tộc thống nhất, chớp thời cơ…(1,0điểm)

Câu 6- Cách mạng tháng Tám năm 1945…(3,0điểm)
a/Thời cơ của Cách mạng tháng Tám:

- Thế giới: Quân Đồng minh tiến công vào các vị trí của Nhật Bản ở Châu Á - Thái
Bình Dương: ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử vào 2 thành phố Nhật
Bản; ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông Nhật ở Đông
Bắc Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng. (0,5điểm)
- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang
mang. (0,5điểm)
- Đảng Cộng sản đã chuẩn bị chu đáo cho tổng khởi nghĩa suốt 15 năm để lãnh đạo
toàn dân tổng khởi nghĩa; nhân dân sẵn sàng đứng lên tổng khởi nghĩa (0,5điểm)
b/ Đây là thời cơ “ngàn năm có một”, bởi vì:
- Kẻ thù trực tiếp duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật đã hoàn toàn rệu
rã. Kẻ thù mới là Anh và Tưởng với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật
chưa kịp vào nước ta. Nếu ta không sớm nắm lấy chính quyền, đứng ở danh nghĩa
nước chủ nhà để đón tiếp Đồng minh thì thời cơ giành độc lập sẽ mất. (0,75điểm)
- Nhân dân ta đã nhanh chóng tổng khởi nghĩa trong 15 ngày (14- 28/8/1945), lập nên
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (2/9/1945). Đây là thắng lợi vĩ đại nhưng ít đổ máu.
(0,75điểm)

Câu 7- Quan hệ Xô- Mỹ…(3,0điểm)
a/ Lý do Liên Xô và Mỹ chuyển từ đối đầu sang đối thoại:
Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài đã làm cho cả 2 nước quá tốn kém và bị suy giảm
thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. (0,75điểm)
Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản, Tây Âu… đã đặt ra nhiều khó khăn và
thách thức to lớn. Các nước này đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm với
Mỹ. Còn Liên Xô thì kinh tế đang từng bước lâm vào khó khăn. Do vậy, 2 cường quốc
đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. (0,75điểm)
b/ Các sự kiện…
- 26/5/1972, hai nước ký “Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa”
(ABM), sau đó ký “Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” ( SALT-1).
(0,5điểm)
- Từ đầu những năm 70, đặc biệt là từ năm 1985, khi Goocbachôp cầm quyền ở Liên

Xô, hầu như 2 nước thường xuyên có những cuộc hội đàm cấp cao để ký kết các văn
kiện về hợp tác kinh tế, về thủ tiêu tên lửa tầm trung, về cắt giảm vũ khí, hạn chế chạy
đua vũ trang. (0,5điểm)
Tháng 12/1989, cuộc gặp giữa Goocbachôp và Busơ ở đảo Manta (Địa Trung Hải),
đã tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. (0,5điểm)

Hết



×