Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài 16. DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.13 KB, 5 trang )

Bài 16. DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG


I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nêu được cách tạo ra dòng điện trong chân không.
- Nêu được bản chất và các tính chất của tia catod.
- Trình bày được cấu tạo và hoạt dộng của ống phóng điện tử.
Kĩ năng:
- Nhận dạng được các thiết bị có ứng dụng ống phóng điện tử.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. Phấn màu, thước kẻ.
2. Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Nêu cách tạo ra dòng điện trong chân không?
- Bản chất dòng điện trong chân không là gì?
TL1:
- Trong chân không không có điện tích tự do. Để tạo ra dòng điện trong chân không, người
ta phải đưa hạt tải điện vào trong đó. Thường là dòng electron phát xạ ra từ catod bị nung
nóng.
- Bản chất của dòng điện trong chân không là: là dòng electron chuyển dời có hướng.
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Nêu đặc điểm của dòng điện trong chân không và giải thích các đặc điểm ấy.
TL2:
- Dòng điện trong chân không không tuân theo định luật Ôm.
Ban đầu U tăng thì I tăng, sau đó khi U lớn hơn một giá trị
nhất định nào đó thì I không tăng nữa.
Giải thích:
+ Khi U


AK
<0 dòng điện không đáng kể vì các electron bật ra
khỏi catod vẫn có một vận tốc đáng kể và có 1 phần về được
anod nên vẫn tạo thành dòng điện, dù rất nhỏ.
+ Khi hiệu điện thế U
AK
> 0, anod hút electron nên gây ra dòng điện lớn.
+ Khi mọi electron từ catod phát ra đều đã về anot thì dòng điện không tăng nữa dùng hiệu
điện thế tăng.
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Bản chất của tia catod là gì?
I (mA)
U(V)
- Nêu các tính chất của tia catod?
TL3:
- Tia catod có bản chất là dòng electron bay tự do trong ống thí nghiệm.
- Các tính chất của tia catod:
+ Phát ra theo phương vuông góc với bề mặt catod. Gặp vật cản nó chậm lại và làm cho
vật tích điện âm.
+ Nó mang năng lượng lớn, làm đen phim ảnh và làm huỳnh quang một số tin thể.
+ Từ trường làm cho nó lệch theo hướng vuông góc với phương lan truyền và từ trường.
+ Điện trường làm cho nó lệch ngược chiều với chiều điện trường.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Nêu cấu tạo của ống phóng điện tử và hoạt động của nó.
TL4:
- Gồm một ống chân không, phía đuôi có lắp một một súng electron. Ngoài ra còn có hai
cặp bản cực bố trí theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang để điều khiển
hướng của chùm tia đập vào màn huỳnh quang.
- Khi súng bắn electron được nung nóng, các electron phát xạ ra. Các electron này được
điều khiển hướng bay bằng các điện trường giữa các bản cực tới đập vào các vị trí nhất

định trên màng huỳnh quang và làm điểm đó phát sáng.
Phiếu học tập 5 (PC5): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Bản chất dòng điện trong chân không là
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào.
B. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương.
C. dòng chuyển dời có hướng của các ion âm.
D. dòng chuyển dời có hướng của các proton.

2. Các electron trong đèn diod chân không có được do
A. các electron được phóng qua vỏ thủy tinh vào bên trong.
B. đẩy vào từ một đường ống.
C. catod bị đốt nóng phát ra.
D. anod bị đốt nóng phát ra.

3. Khi tăng hiệu điện thế hai đầu đèn diod qua một giá trị đủ lớn thì dòng điện qua đèn đạt
giá trị bão hòa ( không tăng nữa dù U tăng) vì
A. lực điện tác dụng lên electron không tăng được nữa.
B. catod sẽ hết electron để phát xạ ra.
C. số electron phát xạ ra đều về hết anod.
D. anod không thể nhận thêm electron nữa.

4. Đường đặc trưng vôn – ampe của diod là đường
A. thẳng. B. parabol.
C. hình sin. D. phần đầu dốc lên, phần sau nằm ngang.

5. Tính chỉnh lưu của đèn diod là tính chất
A. cho dòng điện chạy qua chân không.
B. cường độ dòng điện không tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
C. chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều.
D. dòng điện có thể đạt được giá trị bão hòa.


6. Tia catod không có đặc điểm nào sau đây?
A. phát ra theo phương vuông góc với bề mặt catod;
B. có thể làm đen phim ảnh;
C. làm phát quang một số tinh thể;
D. không bị lệch hướng trong điện trường và từ trường.

7. Bản chất của tia catod là
A. dòng electron phát ra từ catod của đèn chân không.
B. dòng proton phát ra từ anod của đèn chân không.
C. dòng ion dương trong đèn chân không.
D. dòng ion âm trong đèn chân không.

8. Ứng dụng nào sau đây là của tia catod?
A. đèn hình tivi; B. dây mai – xo trong ấm điện;
C. hàn điện; D. buzi đánh lửa.

TL5. Đáp án:
Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 3: C; Câu 4: D; Câu 5: C; Câu 6: D; Câu 7: A; Câu 8: A.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin: (UD1) Mô phỏng sự phát xạ electron và dòng
điện trong chân không.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các
nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 16. Dòng điện trong chân không
I. Cách tạo ra dòng điện trong chân không
1. Thí nghiệm…
2. Giải thích…
II. Tia catod
1. Thí nghiệm …
2. Tính chất của tia catod …

3. Bản chất của tia catod…
III. Ống phóng tia điện tử và đèn hình
1. Sùng electron …
2. Ống phóng tia điện tử …
3. Đèn hình …

Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 đến 6 bài 15 để kiểm tra.
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về cách tạo ra dòng điện trong chân không.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời câu
hỏi PC1.
- Trả lời PC 2.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.

- Trả lời C1.
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
- Gợi ý HS trả lời.
- Nêu câu nêu PC2.
- Hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi nhỏ
nếu cần.
- Nêu câu hỏi C1.
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu bản chất và tính chất của tia catod.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục II, trả lời các câu hỏi PC3.
- Nghe hướng dẫn, thảo luận, trả lời.


- Trả lời C2.
- Nêu câu hỏi PC3.
- Hướng dẫn HS trả lời, khẳng định các nội
dung cơ bản.
- Nêu câu hỏi C2.
Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu ống phóng tia điện tử và đèn hình.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC4 - Nêu câu hỏi PC4
- Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 6.
Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC5.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS thảo luận theo PC5
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức
trong bài.
Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 9 đến 12
(trang 116).
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

×