Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

§23. CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HỆ SỐ CÔNG SUẤT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.72 KB, 2 trang )

§23. CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
HỆ SỐ CÔNG SUẤT

I- MỤC TIÊU
 Hiểu ý nghĩa và phân biệt được công suất toàn phần, công suất tức
thời, công suất trong bình và công suất tiêu thụ trong mạch điện xoay
chiều.
 Hiểu ý nghĩa của hệ số công suất cos.
 Biết cách tính công suất và các đại lượng liên quan.
II- CHUẨN BỊ
Giáo viên
Tranh vẽ phóng to Hình 23.1.

Hình 23.1
Thí nghiệm về công suất
Học sinh
Ôn lại cách tính công suất của dòng điện không đổi, cách tính các giá
trị trung bình.
III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Để đặt vấn đề cho bài học, phần mở bài có đưa ra một TN mà nếu tính
toán theo công thức đã học ở phần dòng điện không đổi thì sẽ thấy một nghi
vấn. GV có thể đưa ra sơ đồ này (có ghi rõ số liệu) rồi yêu cầu hai HS tính
theo hai công thức đã học P = UI và P = RI
2
rồi so sánh.
Nếu có thể làm TN thì HS rất dễ phát hiện điện trở R bị nóng còn
cuộn dây L (kích thước lớn hơn) hầu như không nóng. Kết quả này sẽ càng
khắc sâu nghi vấn cần giải quyết.
2. Để giải quyết vấn đề trên, SGK đã trình bày ngay cách tính giá trị trung
bình của công suất. Việc này có thể hơi đột ngột với HS. Vì vậy, khi định
hướng cho HS giải quyết nghi vấn trên, GV nên giải thích vì sao lại làm như


vậy. Lí do chủ yếu là không thể có một giá trị xác định về I hay U của dòng
điện xoay chiều mà chỉ có thể có các giá trị tức thời luôn biến đổi không thể
đo lường được.
Với HS ban KHXH, không yêu cầu trình bày quá sâu về toán học khi
đưa ra biểu thức công suất trung bình.
3. Làm thế nào để HS hiểu rõ ý nghĩa của hệ số cos là một băn khoăn
của GV, nhiều GV đã có các giải pháp hữu ích. Ví dụ như so sánh công
thức P = UIcos với công thức A =FScos (công cơ học) ta có thể phát
hiện nhiều ý nghĩa tương tự.

×