Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số cách dùng khổ qua chữa bệnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.53 KB, 5 trang )

Một số cách dùng khổ qua chữa bệnh
Trong thực tế, bạn có thể gặp người thân,
bạn bè bị ngất mà không thể mời được thầy
thuốc hoặc đang ở xa các cơ sở y tế. Bạn sẽ
xử trí thế nào trong tình huống này? Bài viết
dưới đây xin giới thiệu một phương pháp đơn
giản và hiệu quả của y học cổ truyền dùng
chữa ngất.
Ngất là gì?
Ngất hoặc nhiều người thường gọi là "chết giấc"
thực chất là trạng thái mất ý thức một cách đột
ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất
có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não
lan tỏa tạm thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch,
bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa v.v
Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặp ở
các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng
sức hoặc dùng một số thuốc ức chế trung khu hô
hấp, thuốc ngủ; Rất thường gặp ở người có rối
loạn nhịp tim như nhịp tim quá chậm hoặc quá
nhanh. Có thể gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ
tim, tụt huyết áp khi thay đổi tư thế, hẹp động
mạch chủ, tràn dịch ngoài tim , dẫn đến tình
trạng giảm thấp oxy máu và thiếu máu nuôi
dưỡng não bộ.
Các dấu hiệu của ngất
Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài
việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân
còn có các dấu hiệu như nhức đầu, hoa mắt,
chóng mặt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, có


thể co giật Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến
nhanh trong vòng 3 phút rồi bệnh nhân hồi tỉnh
lại
Có nhiều cách xử trí ngất, trong phạm vi bài viết
này, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương
pháp bấm huyệt hoặc tác động vào huyệt đơn
giản như sau:
Phương huyệt chủ yếu
Chỉ cần tác động vào một huyệt vị duy nhất -
huyệt Nhân trung là có thể giải quyết được tình
trạng này.
Vị trí và tác dụng của huyệt vị
Nhân trung
Là huyệt hội của Nhân mạch với kinh Thủ túc
Dương minh, còn có tên là huyệt Thủy cấu, Quỷ
cung, Quỷ thị. Vị trí nằm ngay dưới gốc mũi,
trên rãnh nhân trung, thường được xác định ở vị
trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Vì nằm ở rãnh
nhân trung nên cổ nhân lấy ngay đặc điểm vị trí
mà đặt thành tên gọi. Tiền nhân cho rằng nhân
trung có tác dụng khai khiếu, thanh nhiệt, thanh
thần, định trí, đuổi phong tà, điều hòa nghịch
khí của âm dương; Bên cạnh đó cũng cho rằng
nhân trung là một huyệt thường dùng để cứu
trong các trường hợp cấp cứu bất tỉnh, lạnh chân
tay Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh
khi châm cứu, bấm huyệt nhân trung có tác
dụng kích thích trung khu hô hấp và tim mạch.
Cách bấm huyệt
Cần khẩn trương, nhanh chóng thực hiện các thủ

thuật bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có
biểu hiện ngất, nhằm giúp họ thoát khỏi tình
trạng ngất càng nhanh càng tốt.
Khi bấm huyệt, có thể dùng đầu ngón tay cái
bấm vuông góc vào huyệt vị; Hoặc có thể dùng
ngay một vật có đầu nhọn như đầu bút bi, bút
chì ấn mạnh vào huyệt cũng rất tốt. Cần bấm
nhanh, mạnh, dứt khoát vào huyệt nhân trung.
Các biện pháp phối hợp
- Ðặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng
lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang
một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn
vào phổi).
- Cho ngửi tinh dầu như các loại dầu cao
Trường Sơn, dầu Gấu , xoa vào nhân trung.
- Nếu có điều kiện nên cho bệnh nhân đắp chăn
ấm, tránh gió lùa.
Kinh nghiệm thực tiễn
Thực tế cho thấy có thể dùng phương pháp bấm
huyệt để giải quyết tình trạng ngất mà không
phải dùng đến bất cứ thuốc men gì. Phương
pháp này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, cả khi
không có thầy thuốc bên cạnh. Cần chú ý, nếu
người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì
sau khi đã xử trí như trên, cần đến khám bác sĩ
để xác định rõ nguyên nhân bệnh lý.


×