Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một vài cách dùng dưa hấu chữa bệnh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109 KB, 5 trang )

Một vài cách dùng dưa hấu chữa bệnh
Trước nay, dưa hấu được xem là một trong những
loại trái cây hết sức thông dụng của mọi gia đình,
đặc biệt khi tiết trời trở nên oi bức, nóng nực. Dưa
hấu không những ngon ngọt, dễ ăn mà còn cung cấp
cho cơ thể một lượng nước khá lớn, không ít các
vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. Hơn nữa, trong
y học cổ truyền, cả ruột và vỏ dưa hấu còn được dùng
làm thuốc chữa bệnh.
CÔNG DỤNG CỦA DƯA HẤU THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN
Giá trị của quả dưa hấu đã được dân gian đúc kết qua câu:
"Nhiệt thiên lưỡng khảm qua, dược vật bất dụng qua"
(Trời nóng ăn hai quả dưa thì không cần phải uống thuốc)
và coi dưa hấu là "Hạ quý thủy quả chi vương" (Vua của
trái cây mùa hè). Các y thư cổ như Bản thảo phùng
nguyên, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Nhật dụng bản thảo
đều cho rằng dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải thử,
trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa
nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do
viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp, lỵ, say nắng, say
nóng, giải độc rượu Thậm chí còn coi dưa hấu có tác
dụng thanh nhiệt tả hỏa tựa như cổ phương trứ danh Bạch
hổ thang.
CÁC CÁCH CHẾ BIẾN DƯA HẤU ÐIỂN HÌNH
Trong đời sống hàng ngày, nhiều người tỏ ra rất lúng túng
không biết nên chế biến và dùng dưa hấu thế nào để vừa
đạt hiệu quả giải khát lại vừa đáp ứng tối đa nhu cầu dùng
làm thuốc trong ăn uống. Trong bài viết này, chúng tôi
xin được giới thiệu một số cách chế biến điển hình để bạn
đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.


Cách 1: Dưa hấu 1.500g, muối ăn lượng vừa đủ. Dưa rửa
sạch, bổ đôi, nạo lấy phần ruột rồi gói vào khăn vải sạch,
ép lấy nước; Vỏ dưa cạo bỏ vỏ xanh, thái vụn rồi cũng ép
lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt); Hòa hai thứ nước
lại với nhau, pha thêm chút muối, dùng làm đồ giải khát.
Công dụng: Tiêu phiền, giải độc, làm hết khát. Người bị
viêm nhiễm, mụn nhọt, cao huyết áp dùng rất hữu ích.
Cách 2: Dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100g.
Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang dưới núm một miếng
để làm nắp, lấy thìa đánh nhuyễn phần ruột đỏ. Chuối bóc
vỏ, thái vụn rồi cho cùng mật ong vào trong lòng quả dưa,
tiếp tục đánh nhuyễn, đậy nắp, để vào tủ lạnh chừng 3 giờ
là dùng được. Ðây là món giải khát thơm ngon, lại giàu
chất dinh dưỡng, có công dụng bồi bổ, nhuận tràng, thông
tiện. Theo y học cổ truyền, chuối (hương tiêu) vị ngọt,
tính mát, có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch
và làm hết khát.
Cách 3: Dưa hấu 1.500g, mật ong 30g, chanh 100g, rượu
hoa quả 50ml. Dưa rửa sạch, dùng máy ép lấy nước rồi
vắt chanh và cho mật ong cùng rượu vào quấy đều. Công
dụng: Tiêu khát giải thử, sử dụng để giải khát mùa hè rất
tốt. Theo y học cổ truyền, chanh vị chua ngọt, tính mát, có
công năng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt giải thử, hóa đàm
chỉ khái. Dinh dưỡng học cổ truyền thường dùng chanh
phối hợp với dưa hấu hoặc nước mía để chế các loại nước
giải khát thanh nhiệt trong mùa hè.
Cách 4: Dưa hấu 500g, mía 200g, đường phèn 20g. Dưa
rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, thái miếng; Mía róc vỏ, chẻ nhỏ.
Hai thứ cho vào máy ép lấy nước, chế thêm đường phèn,
uống hàng ngày. Công dụng: Thanh nhiệt lợi niệu, làm

khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Ðây là loại nước
giải khát rất tốt và hấp dẫn, vừa thơm ngon vừa ngọt mát.
Theo y học cổ truyền, mía vị ngọt, tính lạnh, có công
dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát, hòa trung
nhuận táo, thường được dinh dưỡng học cổ truyền sử
dụng cho những bệnh nhân bị các chứng bệnh như say
rượu, ho và viêm hầu họng do phế âm hư, nôn và buồn
nôn do bệnh lý dạ dày tá tràng, táo bón
Cách 5: Vỏ dưa hấu 150g, khổ qua (mướp đắng) 50g, bí
đao 50g. Vỏ dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh, thái vụn; Khổ qua
và bí đao đều gọt vỏ bỏ ruột rồi thái vụn. Tất cả cho vào
máy ép lấy nước, có thể cho thêm chút đường phèn, hòa
tan rồi dùng làm nước giải khát. Công dụng: Thanh nhiệt
giải thử, trừ phiền chỉ khát; Dùng làm đồ uống mùa hè rất
tốt, đặc biệt với những người bị tiểu đường, mụn nhọt,
viêm đường tiết niệu, béo phì Theo y học cổ truyền, khổ
qua vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải thử,
giải độc minh mục. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh
khổ qua có khả năng làm hạ đường huyết ở những bệnh
nhân bị tiểu đường. Bí đao vị nhạt, tính lạnh, có công
dụng thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi thủy tiêu
thũng, giúp cơ thể trở nên thon thả, da dẻ tươi sáng.
Cách 6: Vỏ dưa hấu 150g, bách hợp 50g, lê 100g, đường
phèn 10g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh, bách hợp rửa sạch, lê
bỏ vỏ và hạt, tất cả thái vụn, cho vào máy ép lấy nước,
hòa đường phèn rồi uống. Công dụng: Thanh nhiệt trừ
thử, thanh tâm nhuận phế, giải khát. Theo y học cổ truyền,
lê vị ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt sinh tân,
nhuận táo hóa đàm, giải rượu; Thường được dùng cho
những người bị sốt cao mất nước, tiểu đường, táo bón,

viêm nhiễm đường hô hấp, say rượu Bách hợp vị ngọt
đắng, tính hơi lạnh, có công dụng nhuận phế chỉ khái,
thanh tâm an thần; Thường được dùng cho những người
bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ
thể sau khi bị các bệnh có sốt cao kéo dài.
Cách 7: Dưa hấu 6.000g, dứa 500g, đường cát 50g, nước
đun sôi để nguội 300ml. Dưa bỏ vỏ và hạt, dứa gọt vỏ thái
miếng ngâm với nước muối nhạt trong 1 phút, đem hai
thứ ép lấy nước cốt, hòa đường, chế thêm nước rồi làm đồ
giải khát. Công dụng: Thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ
khát, kích thích tiêu hóa, được dùng làm nước uống lý
tưởng trong mùa hè. Theo y học cổ truyền, dứa vị ngọt
chua, tính bình, có công năng thanh nhiệt sinh tân, trừ
phiền chỉ khát. Loại quả này có mùi thơm và vị ngọt đặc
biệt, được dân gian ca tụng là "Bà chúa của các loại hoa
quả".
Dưa hấu tuy có tác dụng thanh nhiệt giải khát lý tưởng và
chữa trị được nhiều bệnh tật, nhưng khi dùng cần lưu ý
không nên ăn quá nhiều một lần và nhiều lần trong một
ngày, đặc biệt là những người tỳ vị vốn đã hư yếu, hay
đau bụng đi lỏng và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cũng
không nên ăn những quả dưa hấu chưa chín, bị hư do để
quá lâu và bị giập nát.

×