Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài:30 (1tiết) QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁCLƠ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 3 trang )

Bài:30 (1tiết)
QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁCLƠ
1. MỤC TIÊU
1.1.kiến thức:
-Nêu được quá trình đẳng tích.
-Phát biểu và nêu được bài tập về mối quan hệ giữa Pvà T trong quá trình
đẳng tích.
-Nhận biết được dạng đường đẳng tích trong hệ toạ độ p-T
-Phát biểu định luật Sáclơ
1.2. kĩ năng:
-Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận
về mối quan hệ giữa P-T trong quá trình đẳng tích.
-Vận dụng được định luật Sáclơ để giải các bài tập trong sgk và các bài tập
tương tự.
1.3. Thái độ (nếu có):
2. CHUẨN BỊ
2.1.Giáo viên:
-Thí nghiệm vẽ ở hình 30.1và 30.2 sgk.
-Bảng kết “quả thí nghiệm”, sgk
2.2.học sinh:
-Giấy kẻ ôli 15x15cm.
-Ôn lại kiến thức về nhiệt độ tuyệt đối.
Gợi ý sử dụng CNTT:
Mô phỏng thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng tích.
Hỗ trợ việc vẽ đường đẳng tích.
3 . TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu quá trình đẳng tích và phương án thí nghiệm khảo sát.
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Phát biểu quá trình đẳng tích .
-Quan sát hình 30.2 và trình bày
phương án thí nghiệm khảo sát quá


trình đẳng tích.
-xử lý số liệu ở bảng 30.1 để rút ra
quan hệ P-T trong quá trình đẳng
tích.
-Nhận xét trình bày của hs.
-Gợi ý: Nếu tỉ số giữa hai đại lượng không đổi
thì quan hệ là tỉ lệ thuận.
Nếu tích số giữa hai đại lượng không đổi thì
quan hệ là tỉ lệ nghịch.
Hoạt động 2 ( phút): Phát biểu và vận dụng định luật Sáclơ
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Phát biểu về quan hệ P-T trong quá
trình đẳng tích.
-Rút ra phương trình 30.2.
-Giới thiệu về định luật Sáclơ.
-Hướng dẫn:xác định áp suất và nhiệt độ của khí
ở mỗ trạng thái và áp dụng định luật Sáclơ.
-Làm bài tập ví dụ.
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về đường đẳng tích.
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên
của áp suất theo nhiệt độ trong quá
trình đẳng tích.
- Nhận xét về dạng đường đồ thị thu
được.
-So sánh thể tích ứng với 2 đường
đẳng tích của cùng một lượng khí vẽ
cùng trong hệ toạ độ P-T
-Hướng dẫn sử dụng số liệu bảng 30.1 vẽ trong
hệ toạ độ P-T

-Nêu khái niệm và dạng đường đẳng tích
-Gợi ý:Xét 2 điểm thuộc 2 đường đẳng tích,biểu
diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng
nhiệt độ.
Hoạt động 4 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu: hs chuẩn bị bài sau

4. RÚT KINH NGHIỆM:

×