Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

kỹ thuật trồng nấm ngọc châm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO MÔN SẢN XUẤT NẤM
ĐỀ TÀI:QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM NGỌC CHÂM

Sinh viên thực hiện: GVHD:
Hồ Thị Yến Vi 11113255 Ths. Phạm Thị Ngọc
Hoàng Thị Hạnh 11113098
Đặng Đức Xuân 11113247
Phan Trường Thắng 11113285
Lê Khánh Duy 11113076
I. Giới thiệu
1. Danh pháp và phân loại:
Nấm Ngọc bích có tên khoa học là Hypsizygus
marmoreus H.E. Bigelow.

Tên tiếng Nhật là Bunashimeji, tên tiếng Hoa là Yuxun hay
Bayuxun, còn tên tiếng Anh là Crab mushroom hay Beech
mushroom.

Tên tiếng Việt thì phức tạp hơn, thị trường phổ biến gọi là
nấm Linh chi trắng và nâu, ngoài ra cũng có đề nghị gọi là
nấm Cua, nấm Cẩm thạch, Ngọc trâm hay Ngọc châm,
nấm Hải sản,…
Hiện nay có hai chủng nấm Ngọc bích: trắng và nâu
Nấm Ngọc bích trắng Nấm Ngọc bích nâu
2. Nguồn gốc:
Nấm Ngọc bích đầu tiên được trồng ở Trung Quốc, sau
đó được trồng ở Nhật Bản, các nước Bắc Mỹ và Châu
Âu. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng loài nấm


này trong sản xuất còn nhiều hạn chế.

3. Giá trị của nấm Ngọc bích:
Nấm Ngọc bích là loại
nấm quý và có giá trị
dinh dưỡng cao. Nấm có
mùi vị thơm ngon, tác
dụng kích thích tiêu hóa,
rất hợp khẩu vị đối với
người Á Đông. Ở Nhật
Bản, nấm được sử dụng
rất rộng rãi trong bữa ăn
hàng ngày.
Nấm Ngọc bích còn có giá
trị dược liệu cao. Nấm có
thể làm giảm cholesterol
trong máu, ngăn chặn sự
lão hóa, giúp cơ thể chống
lại vi trùng gây bệnh…
Đặc biệt là khả năng hoạt
hóa làm tăng sản xuất
interneukin- , đại thực
bào, chống khối u.
4. Hình thái giải phẫu của nấm Ngọc bích
Nấm thường mọc thành cụm gồm nhiều tai nấm. Mỗi tai
nấm chia làm 3 phần chính: mũ nấm, phiến nấm và cuống
nấm.
Mũ nấm: hình tròn, mặt mũ khô, mép hay gấp nếp, cuộn vào
khi non, đường kính biến thiên từ 1,3 – 3 cm
Phiến nấm: màu trắng, cứ 1 cm có 40 – 60 phiến, trên phiến

có đảm hình chùy.
Cuống nấm: màu trắng, hơi có chất sợi, thịt trắng, tương đối
cứng và chắc, phần gốc hơi thót lại, cao từ 4 – 8 cm.
Nấm cắt ngang
Phiến nấm trên kính hiểm vi
Mũ nấm
5. Điều kiện phát triển

Nhiệt đọ tối ưu cho sự mọc sợi nấm là 25oC, ra quả thể
là 12 – 14oC.

Ánh sáng thích hợp cho sự hình thành quả thể là 550 –
1000 lux.

Ẩm độ không khí thích hợp 85 – 90 oC.

Độ thoáng khí: hàm lượng CO2 thấp hơn 0,2%.
Nấm ra quả thể thành thục sau 50 – 55 ngày nuôi cấy.
II. Quy trình sản xuất
1. Xử lý nguyên liệu:
Đối với mùn cưa: đổ ra nền sạch, sau đó dùng bình ô doa
tưới đều nước vôi trong lên mùn cưa, vừa tưới vừa đảo
(tỷ lệ 1 kg mùn cưa khô trộn với 1,2 lít nước).
Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3-4 lần rồi ủ
thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ
nước và trương nở tế bào gỗ.
Thời gian ủ khoảng từ 2- 4 ngày.


Đối với bông hạt xử lý ngâm bông nhanh trong dung dịch
nước vôi trong khoảng 1%, vắt nhẹ, ủ lại thành đống
(đống ủ phải để trên kệ, kệ có khe hở để nước không bị
đọng ở đáy đống ủ), che phủ kín đống ủ bằng nilon hoặc
bao tải dứa. Thời gian ủ từ 24-36 giờ.
2. Phối trộn nguyên liệu
Trước khi phối trộn nguyên liệu cần kiểm tra lại độ
ẩm của hai đống ủ bông và mùn cưa, yêu cầu đạt
khoảng 60-65%. Kiểm tra bằng cách dùng tay nắm
nguyên liệu lại, thấy không bị vỡ ra, đồng thời không
bị rỉ nước ở kẽ tay là được. Trường hợp đống ủ khô
quá, thì phải bổ sung nước, ủ lại 1 ngày. Đống ủ ướt
quá thì phải trải rộng ra để bay bớt hơi nước.
Công thức phối trộn: 45% bông + 40% mùn cưa + 10%
cám gạo + 3% cám ngô + 1% đường. Trộn đều bột nhẹ
với bột ngô và cám gạo. Sau đó, rắc đều lên đống mùn
cưa và bông đã trộn với nhau. Dùng xẻng đảo đi đảo lại
3-4 lần là được.
Công thức phối trộn khác
Công thức 1:

Mùn cưa gỗ cao su: 78%

Cám : 20%

Đường : 1%

Thạch cao (bột nhẹ):1%
Độ ẩm hỗn hợp: 65%. Hấp khử trùng 2 giờ. Cỡ bịch
30x15x0.05 cm hoặc:17x33x 0.05 cm

Công thức 2:

Mùn cưa: 20%

Bã rượu : 70%

Bột bắp : 6%

Bột nhẹ : 1%
PH: 8%
Công thức 3:

Mạt cưa :50%

Vỏ hạt bông: 35%

Cám : 10%

Bột cây bắp : 4%

Bột nhẹ : 1%
Công thức 4:

Ruột bắp: 40%

Mùn cưa: 35%

Cám: 25%
Công thức 5:


Ruột bắp: 54%

Vỏ đậu vàng: 17%

Cám: 8%

Bột cao lương :8%

Trấu: 13%
Đóng túi nilon chịu nhiệt
kích thước 19x38 cm, cổ
nhựa, chun cao su, bông
nút, nắp đậy. Đáy túi phải
phẳng tròn, đặt xuống nền
không bị đổ. Xung quanh
túi căng phẳng, không tạo
nếp gấp. Mỗi túi nguyên
liệu có khối lượng khoảng
0,8 kg. Khử trùng bằng lò
thủ công
Hấp khử trùng bịch phôi
3. Tiến hành nuôi cấy

Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy
phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%)
xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa
từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy.

Dụng cụ cấy gồm hộp cấy bằng gỗ, khay cấy, que cấy,
đèn cồn, lọ đựng cồn, bông thấm cồn để vệ sinh. 1 chai

giống cấy 35-40 bịch.
Dụng cụ cấy phôi: để cấy nấm vào trong bịch
phôi
Tiêu chuẩn giống: có màu trắng đục đồng nhất, sợi
mượt, không bị mốc, không bị chua, giống không quá già
hoặc quá non.
Ươm sợi

Sau khi cấy giống xong, chuyển bịch vào phòng nuôi để ươm
sợi. Điều kiện phòng nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, có cửa ra
vào và lối đi giữa các giàn rộng để tiện vận chuyển; giàn giá nên
có nhiều tầng để tăng diện tích, mỗi giàn nên có 5 - 7 tầng, mỗi
tầng cách nhau 50-60cm.

Diện tích phòng phụ thuộc vào diện tích đất sử dụng.

Nhiệt độ phòng nuôi từ 22 - 24oC là tốt nhất.

Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn
chế vận chuyển bịch nhiều lần; nuôi sợi kéo dài khoảng 70 - 80
ngày.

Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, tháo bỏ cổ nút và nút
bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở
trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể
nấm đồng đều. Cào xong buộc miệng túi như hình chiếc
nơm. Để các túi nấm đã xử lý xong lên giàn ngay tại
phòng nuôi sợi khoảng 4-5 ngày, khi sợi nấm phục hồi lại
thì mở miệng túi chuyển sang phòng chăm sóc cho ra quả

thể.

×