Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

kỹ thuật trồng cây hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 21 trang )

Sinh Viên Thực Hiện :
1.Vũ Tôn Quyền 11113173
2.Phan Hoài Hận 11113101
3.Vũ Đình Huấn 11113109
4.Nguyễn An Bình 11113002
5.Huỳnh Thị Phúc Nguyên 11113021
6.Nguyễn Thành Vũ 11113246
7.Nuyễn văn Phúc 11113026
8.Nguyễn Minh Phương 11113027
9.Lâm Văn Thời 11113035
GVHD: PGS.TS. Lê Quang Hưng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

I.Giới thiệu về cây tiêu, cây muồng đen và cây cà
phê.
II.Kỹ thuât trồng tiêu trên cây muồng đen xen
canh với cây cà phê.
III. Đánh giá mô hình trồng xen canh tiêu với cà
phê.
I. Giới thiệu

Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) được
phát hiện khá sớm, mọc hoang dã trong
các rừng nhiệt đới ẩm của Ấn Độ. Hồ
tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn
không mang lông, bám vào các cây
khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá
mọc cách. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-
30 quả trên một chùm, lúc đầu màu


xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có
màu đỏ. Cây hồ tiêu là loài cây ưa bóng
ưa điều kiện khí hậu nống ẩm. Nhiệt độ
thích hợp là 25-28
0
C, lượng mưa hàng
năm yêu cầu vào khoảng 1200-
2500mm. Tiêu có thể trồng trên nhiều
loại đất khác nhau đất sét pha, đất đỏ
bazan, đất xám.

Cây muồng đen (Senna siamea)
thuộc họ đậu, ở Việt Nam cây mọc
hoang dại trong các rừng tự nhiên từ
Quảng Ninh đến các tỉnh tây nguyên
như Gia Lai ,Đắklắk và phía nam
như Đồng Nai là loại cây trung tính,
ưa sáng, chịu hạn tốt. Cây thường
xanh. Muồng đen sinh trưởng khỏe,
đường kính thân tăng nhanh, vỏ cây
nhám thuận tiện để tiêu leo bám,cao
từ 15 đến 20 m, đường kính khoảng
30–45 cm.Cây được ưa chuộng
trồng làm cây bóng mát, cây tầng
cao che bóng trong các lô cà phê,
nhất là trong các đồn điền thời Pháp
thuộc.

Cây cà phê là một chi thực vật họ thiên
thảo (Rubiaceae). Chi cà phê bao gồm

nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Cà phê
coa hai loại chính: Cà phê chè và Cà phê
vối. Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà
phê vối tới 10 m. Lá Cà phê mặt trên lá
có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt
hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm,
rộng 4–6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ
cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m
với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh
vàng rồi cuối cùng là đỏ. Hoa cà phê
màu trắng, có năm cánh, thường nở thành
chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa chỉ nở
trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ
phấn chỉ vài ba tiếng. Cà phê là loài
cây tự thụ phấn
*
Hiện nay, hồ tiêu được trồng ở
nhiều nơi và trồng trên trên nhiều
loại trụ khác nhau : trụ gỗ, trụ bê
tông, trụ gạch và trụ sống.Trồng
tiêu trên cây trụ gỗ , trụ gạch, trụ
bê tông trong điều kiện không che
bóng vẫn cho năng suất cao nhưng
cây nhanh chóng suy kiệt. Trồng
tiêu trên cây trụ sống vừa tạo được
độ che bóng cho vườn tiêu vừa
đảm bảo trụ cho tiêu leo bám, kéo
dài thời gian khai thác vườn cây,
hạn chế đươc một số bệnh cho cây
tiêu và giảm được chi phí đầu tư

ban đầu.
1.Kỹ thuật trồng tiêu trên muồng đen
xen canh với cà phê:
Trồng trụ sống cây muồng đen :
- Trồng muồng đen từ cây con thì phải
trồng trước khi trồng tiêu 2 năm, nếu
trồng tiêu cùng năm thì phải trồng thêm
cây trụ tạm cho tiêu leo khi cây muồng
còn nhỏ.
II. Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ muồng
đen xen canh với cà phê.
- Dùng cây trụ muồng bằng cành có thể
trồng cùng năm với tiêu và không cần trụ
tạm.
- Nên trồng tốt nhất vào đầu mùa mưa. Cần
chăm sóc tốt cho cây trụ sống đảm bảo yêu
cầu leo bám cho cây hồ tiêu. Mỗi năm bón
thúc phân cho cây trụ sống từ 2- 3 lần
- Cây cách cây, hàng cách hàng 3,3m x 3,3m.
Trồng 1 hàng tiêu (trụ sống) xen 1 hàng cà
phê, trồng theo hướng bắc nam để đón ánh
nắng đều khắp cả vườn. Với khoảng cách
trên, 1 ha sẽ trồng được 500 cây cà phê và
500 trụ tiêu. Với 500 trụ tiêu được trồng xen
như trên sẽ cho năng suất cao hơn và ít dịch
bệnh hơn so với trồng tiêu đám.
2.Trồng và chăm sóc hồ tiêu trong vườn cà phê:
2.1. Trồng hồ tiêu trong vườn cà phê
a.Đào hố:
- Kích thước mỗi hố 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụ tạm 10-

15cm, sao cho tâm hố (vị trí đặt bầu tiêu) cách cây trụ sống từ 40-
50cm mỗi hố trồng 1 dây tiêu hay 1 bầu tiêu.
- Cũng có thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2
dây hay 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố.
b.Bón lót:
- Mỗi trụ tiêu được bón lót 10-20kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân
lân, 0,2-0,3kg vôi bột, trộn đều phân với đất mặt và lấp xuống hố.
c.Xử lý đất:
- Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như
Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, 20-30 g/hố.
d.Che nắng và chắn gió:
- Do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụng che bóng, cần làm
túp che nắng, chắn gió cẩn thận cho tiêu.
2.2 Chăm sóc hồ tiêu trong vườn cà phê:
a.Buộc dây tiêu:
- Tiêu trồng bằng dây thân: Sau khi trồng 1-2 tháng, mỗi hom
thân mọc 1-2 cành tược. Tược lên đến đâu phải buộc dây đến đó
để rễ bám chắc vào trụ tạm, có như vậy thì cây mới cho ra nhánh
ác.
- Tiêu trồng bằng dây lươn: Dây lươn không ra nhánh ác ngay.
Tuy vậy vẫn phải thường xuyên buộc dây vào trụ tạm Khoảng
10 tháng đến 1 năm sau khi trồng, dây bám trên trụ tạm từ 1,2-
1,5m thì bắt đầu ra cành ác
- Việc buộc dây nên tiến hành từ 7-10 ngày/lần.
b.Tạo hình, nuôi thân:
- Tạo sự thông thoáng cho trụ tiêu đảm bảo
cho sự phát triển đồng đều và cho năng suất
hiệu quả.
- Lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân
dây tiêu trên trụ.

- Trong quá trình chăm sóc vườn tiêu chú ý
cắt tỉa các loại cành sau:
+ Tỉa bỏ tất cả các dây thân, cành ác mọc
phía dưới gốc tiêu. Cành lá của cành ác cách
mặt đất 10-15cm. Dây lươn cũng được tỉa bỏ
trừ mục đích để lại nhân giống.
+ Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán
tiêu, hãm ngọn dây tiêu ở độ cao 5m, không
để ngọn dây tiêu trùm lên ngọn cây trụ sống
đã hãm ngọn.
c.Rong tỉa cây trụ sống (cây muồng
đen):
- Mỗi năm rong 2 lần chính:
+ Đầu mùa mưa: Rong mạnh, chỉ
để lại 1 cành nhỏ hút nhựa hoặc có thể
chặt ngang ngọn đối với các loại cây
có khả năng tái sinh mạnh như muồng
đen, keo dậu. Chú ý không để ngọn
dây tiêu trùm lên cây trụ sống đã hãm
ngọn.
+ Tháng 8: Rong tỉa nhẹ, sau đó để
cây tái sinh tạo bóng mát cho vườn
tiêu trong mùa khô.
d.Tưới nước và thoát nước:
- Giai đoạn mùa khô trùng vào giai đoạn
tưới nước cho cây cà phê. Vì vậy cây hồ
tiêu cũng được hưởng lượng nước tưới
để sinh trưởng và ra hoa. Tốt nhất tưới
phun cà phề và tiêu đều đươc tưới.
- Mùa mưa vun gốc tiêu ở các trụ tiêu

cho nước không ứ đọng ở các gốc tiêu
nước được thoát xuống các bồn cà phê.
e.Bón phân:
- Lượng phân bón mỗi năm phụ thuộc vào giống,
mật độ trồng và khoảng cách trồng
- Từ năm trồng mới đến năm thứ 3 dùng phân NPK
16-16-8-13S Đầu Trâu và phân hữu cơ Compomix
với liều lượng sau:
+ Trồng mới: bón 10-15kg phân chuồng hoặc 2-
3kg Compomix/trụ, sau đó bón thúc 0,2-0,3kg
/trụ NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu.
+ Năm thứ 2: 0,5-0,6kg NPK 16-16-8-13S Đầu
Trâu + 1-2kg Compomix/trụ .
+ Năm thứ 3: 0,8-1,0kg NPK 16-16-8-13S Đầu
Trâu + 1-2 kg Compomix/trụ.
+Các năm kinh doanh dùng phân NPK 16-8-16
Đầu Trâu hoặc NPK 25 -10-20 TE Đầu Trâu, bón
từ 1,2- 2 kg/trụ tùy loại phân và tùy năng suất vườn
cây.
Sử dụng phân bón lá trên cây hồ tiêu :
- Hồ tiêu Kiến thiết cơ bản:
Sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 005 với liều
lượng 200gr/1 phuy 200 lít, xịt từ 400-600 lít
nước/ha cách nhau 7-10 ngày/lần.
- Hồ tiêu kinh doanh:
Sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 901 với liều
lượng 200gr/1 phuy 200 lít, xịt từ 400-600 lít
nước/ha cách nhau 7-10 ngày/lần, tập trung
vào giai đoạn trước khi ra hoa và sau đậu trái,
nuôi trái.

d.Phòng trừ sâu bệnh hại:
Trên tiêu có nhiều sâu bệnh hại như rệp
sáp, rầy, tuyến trùng,bệnh chết nhanh, chết
chậm, thán thư,… nhưng nguy hiểm nhất
là bệnh chết nhanh, chết chậm .
+Bệnh chết nhanh do Phytophthora
capsici làm cho tiêu chết rụi rất nhanh. Để
phòng trừ hiệu quả phải thiết kế mương
thoát nước.Sử dụng Phosphonat
(Agrifos+Aliette), Metalaxyl phun ướt chu
kỳ 3 – 4 lần cách nhau 7- 10 ngày/lần.
+Bệnh chết chậm: do Fusarium sp,
Rhizioctonia sp , Pythium sp.Để phòng trị
bệnh này không để vùng trồng tiêu ẩm
ướt . Dùng các loại thuốc sau: Oncol
25WP, Vmoca, phòng với MT1( chất hữu
cơ + Trichoderma sp)
- Trồng xen canh cây hồ tiêu trong lô
cà phê bằng cách cho leo lên muồng
đen giúp che mát cho cây cà phê rất
hiệu quả, phát triển bền vững.
- Có tác dụng chắn gió rất hiệu quả.
- Cây hồ tiêu không cạnh tranh dinh
dưỡng với cây cà phê vì cây tiêu được
trồng ở dưới gốc các cây bóng mát, và
cây đai rừng.
- Cây hồ tiêu không cạnh tranh ánh
sáng trong lô cà phê vì cây tiêu có bộ
tán hình trụ vươn thẳng lên phía trên
bám vào thân cây bóng mát, cây đai

rừng.
- Giai đoạn mùa khô trùng vào giai đoạn tưới nước cho cây cà
phê. Vì vậy cây hồ tiêu cũng được hưởng lượng nước tưới để sinh
trưởng và ra hoa.
- Cây hồ tiêu thu hoạch vào sau mùa thu hái cà phê, do vậy không
có sự tranh chấp về lao động.
- Các loại sâu bệnh của cây cà phê và cây bóng mát, đai rừng nói
chung không gây hại cho cây hồ tiêu và ngược lại.
- Mặt khác vị trí trồng cây tiêu lại có một khoảng cách đối với gốc
cà phê.( thực tế cây hồ tiêu trồng xen trong lô cà phê hầu như
không bị bệnh hại) cây muồng đen không có nguồn bệnh hại lây
sang cây tiêu.
- Sản phẩm hồ tiêu có thể bảo quản được nhiều năm mà không bị
hư hỏng ( khi giá thấp thì giữ lại chờ khi giá cao mới bán).
*
Trồng xen cây hồ tiêu trong lô cà phê
bằng cách cho leo lên cây bóng mát,
chắn gió, đai rừng là hình thức khai
thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu
quả, và góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái.
- Điều quan trọng là hiệu quả kinh tế
đem lại rất cao
+ Bình quân một hecta cà phê trồng
xen canh với hồ tiêu năng suất giảm
còn 3 đến 3.5 tấn cà phê nhân( giá cà
phê 4000đồng/kg)
+ Bên cạnh đó với khoảng hơn 300
trụ tiêu xen canh cho thu nhập khoảng
3 kg tiêu khô trên một trụ(giá tiêu

140000/kg)
=> Sản lượng cà
phê và hồ tiêu
trong mô hình xen
canh đem lại đã
vượt xa mô hình
vườn cà phê độc
canh.
Kết luận: Đây là phương thức canh tác
thông minh tạo ra cơ sở cho việc sản
xuất cà phê bền vững cả về mặt kinh tế,
xã hội và môt trường.Đồng thời cũng
góp phần đáng kể cho sự phát triển
nghành tiêu Việt Nam.
Bài thuyết trình của nhóm đến đây là hết
Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe!

×