Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc Nam, thuốc Bắc không lành như ta tưởng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.68 KB, 5 trang )

Thuốc Nam, thuốc Bắc không
lành như ta tưởng
Gần đây, tình trạng ngộ độc liên tiếp xảy ra do sử dụng
thuốc Nam, thuốc Bắc ở nhiều nơi, đặc biệt là trường hợp
hai cháu bé tại Nam Định uống thuốc bổ của bà lang bị
ngộ độc.
Thuốc Nam hoặc thuốc Bắc đều được bào chế từ các
nguồn động thực vật để trở thành dược liệu. Người ta sử
dụng những thành phần có lợi trong dược liệu để trị liệu
và bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng lại có những độc
chất khác chứa trong cùng một loại dược liệu. Mặc dù đã
áp dụng các phương pháp khử độc hoặc làm giảm độc
trong quá trình bào chế thành dược liệu, tuy nhiên, nếu
lạm dụng liều quá ngưỡng cho phép vẫn có thể gây độc.
Đó là chưa nói tới nguồn thực vật sử dụng chế biến dược
liệu còn để lại dư chất là độc tố của thuốc trừ sâu hay chất
bảo quản dược liệu sau chế biến hoặc dược liệu bị mốc có
cả các nấm mốc gây độc…

Cũng như thuốc Tây y, thuốc Nam,
thuốc Bắc cũng có những vị có độc
tính.
Các vị thuốc chứa chất độc
Một số vị thuốc Nam, thuốc Bắc độc dùng trong trị liệu
như nhân ngôn, thạch tín, cà độc dược, phụ tử, mã tiền…
đều là những vị thuốc có độc tính cao được sử dụng trong
các thang thuốc.
Chất độc vô cơ như thạch tín (arsenic), là chất được dùng
làm thuốc kích thích tủy xương để tạo máu với liều nhỏ,
nhưng khi sử dụng liều cao lại gây độc mà rất khó bị phân
hủy.


Chất độc hữu cơ gặp ở các dạng tự nhiên, trong cây cỏ
như cà độc dược, tam thất, lá ngón các chế phẩm từ
thuốc phiện cũng được dùng trong y tế dưới dạng hoạt
chất như morphin mà trong thuốc Đông y cũng có dùng
dạng thuốc phiện để trị bệnh. Mã tiền liều thấp có công
hiệu làm cường kiện cơ (tăng trương lực cơ), nhưng là cây
rất độc vì cây có chất gelmicine giống chất strychnine nên
dùng quá liều sẽ gây ngộ độc. Cà độc dược được chế
thành atropine và benladone, cả hai loại này đều xếp vào
độc bảng A. Trong Đông y cũng dùng chúng để trị bệnh.
Đặc biệt là cây trúc đào (nerium oleanderi), mọi thành
phần của cây đều độc vì có chất oleanderi và neriolin
được sử dụng làm thuốc. Có trường hợp mù mắt do nhựa
trúc đào, cành trúc đào làm que xiên thịt nướng, khi ăn
thịt sẽ bị ngộ độc.
Cây hoa đỗ quyên vừa dùng làm thuốc trị bệnh, song có
chứa chất độc, nếu lạm dụng cũng gây ngộ độc. Cây mao
địa hoàng (digitalis purpurea), cho chất digoxin chữa trị
bệnh tim, nếu uống quá liều cũng bị ngộ độc.
Mật ong cũng có thể gây độc nếu như loại mật ong này
được lấy từ các loài hoa độc (lim, bạch đàn ) và trong đó
có một số loại độc chất chưa phân lập được nếu ăn nhiều
sẽ gây độc (say mật).
Ngay cả nhân sâm, nếu sử dụng không đúng cũng bị ngộ
độc hoặc gây tử vong. Mặc dù Đông y cho rằng, sâm là
một vị thuốc đại bổ nguyên khí, phục mạch, cố thoát, bổ
tỳ ích phế, sinh tân, an thần. Nhưng khi lạm dụng hoặc
dùng không đúng mục đích cũng gây nguy hiểm chết
người. Nên người xưa có dặn: “Phúc thống phục nhân
sâm tắc tử” (người đau bụng do hư hàn uống nhân sâm có

thể chết). Khi dùng nhân sâm cần lưu ý: người có bệnh
thực nhiệt và thấp nhiệt không nên dùng; khi dùng nhân
sâm phải bỏ cuống sâm đi, vì nó dễ gây nôn mửa; không
dùng đồ sắt để cắt, nấu nhân sâm; suyễn khạc ho do khí
ủng trệ, đờm thực nhiều thì không dùng; các chứng đau
do thực (đau bụng cứng, sờ vào đau thêm) không nên
dùng; khi phối hợp với các vị thuốc khác phải tránh dùng
với lê lô (tương phản là phản lại nhau), ngũ linh chi
(tương úy tức là sợ nhau), bồ kết (tương ố tức là ghét
nhau) sẽ có hại…

Để đảm bảo an toàn, người dân
cần bốc thuốc tại cơ sở YHCT
tin cậy. Ảnh: Phương An
Và việc sử dụng không đúng
Đó là mới dẫn một trong số các vị thuốc có thể gây độc,
chứ chưa nói đến khi sử dụng không đúng mục đích trong
thang thuốc khiến có thể gây tử vong như trong y thư nói:
“Hàn ngộ hàn tắc tử” nghĩa là khi cơ thể đã hàn mà lại sử
dụng các vị thuốc mang tính hàn, đương nhiên hàn sẽ tăng
lên bội phần dẫn đến chết! Chẳng hạn, khi hàn phải dùng
ôn pháp để làm ấm nóng cho người bệnh. Vậy phải dùng
các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn, quyết
lảnh hồi dương cứu nghịch. Trên lâm sàng thường dùng
các vị thuốc như: nhân sâm, phụ tử, nhục quế, sanh
cương. Hay “Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng” ý nói là cơ địa
người bệnh đã nhiệt mà lại sử dụng những vị thuốc mang
tính nóng ắt sẽ làm cho người bệnh sinh điên! Ví dụ như
mắc chứng can phong nội đồng do nhiệt thịnh, cần dùng
câu đằng với linh dương giác, cúc hoa, thạch cao thì lại

dùng phụ tử, nhục quế, sanh cương… Dùng hoàng bá
thuốc giáng hỏa, hay huyền sâm.
Còn khi lập thang thuốc mà có những vị đối kháng trong
cùng một thang là có thể xảy ra sự tương tác bất lợi như
vị thuốc này kìm hãm hay làm giảm tác dụng của một
hoặc nhiều vị khác có cùng thang, thậm chí sự tương tác
còn có thể tạo thành chất độc… như vậy sẽ không đạt
mục đích điều trị khỏi bệnh, mà còn gây hại cho cơ thể
người bệnh và dẫn đến tử vong.
Hoặc bắt không đúng bệnh, như người bệnh bị âm hư thì
phải bổ âm hoặc nâng âm hạ dương để cho âm dương cân
bằng…

×