Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thalidomide trong điều trị bệnh đa u tủy xương ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.29 KB, 5 trang )

Thalidomide trong điều trị bệnh đa u
tủy xương
Bệnh đa u tủy xương, còn gọi là bệnh Kahler, là bệnh tăng
sinh ác tính dòng tương bào. Đây là bệnh tăng sinh các
monoprotein với triệu chứng thường gặp là đau xương
khớp, thiếu máu, suy thận, tăng calci máu. Gần đây, trên
thế giới có nhiều nghiên cứu đã sử dụng thalidomide
trong điều trị bệnh đa u tủy xương và cho nhiều kết quả
hứa hẹn.
Việc điều trị bệnh hiện nay tập trung vào ức chế sự tăng
sinh dòng tương bào, với hóa trị liệu đơn độc hay lý tưởng
nhất là hóa trị liệu kết hợp với ghép tủy tự thân hay ghép
tủy đồng loại. Phương pháp điều trị này cho phép kéo dài
thời gian sống thêm nhiều năm. Các thuốc sử dụng trong
điều trị bệnh gồm nhiều thuốc như melphalan, prednison,
dexamethason, vincristin, adriamycin, cyclophosphamid
với nhiều phác đồ phối hợp khác nhau như MP
(melphalan + prednison), VAD (vincristin + adriamycin +
dexamethason), VMCP (vincristin + melphalan +
cyclophosphamid + prednison) Tuy nhiên, mỗi phác đồ
có những thành công cũng như những hạn chế nhất định.

Tủy xương người bình thường.

Khi nghiên cứu về bệnh đa u tủy xương, các nhà khoa học
nhấn mạnh yếu tố hoại tử u (TNF-a) và interleukin-6 (IL-
6) có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh mạch máu, vốn đóng
vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh. Các nghiên
cứu đồng thời cũng nhận thấy vai trò của thalidomide
trong việc ức chế các yếu tố TNF-a và IL-6. Ngày
26/5/2006, FDA đã chính thức công nhận thalidomide là


thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đa u tủy xương.
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đánh giá hiệu quả và tính
an toàn của thalidomide trong điều trị bệnh đa u tủy
xương là vào năm 1999. Các bệnh nhân trong nghiên cứu
đều đã thất bại hoặc tái phát với các điều trị thông thường
trước đó. Sau khi dùng thalidomide đơn độc liều tăng dần
từ 200mg- 800mg/ngày, các tác giả nhận thấy có 32%
bệnh nhân có đáp ứng với thuốc. Thuốc được dung nạp
tương đối tốt, các tác dụng phụ bao gồm ngủ gà, táo bón,
bệnh lý thần kinh ngoại biên. Rất nhiều nghiên cứu sau đó
cho thấy tỷ lệ đáp ứng ở những bệnh nhân đa u tủy xương
tái phát hoặc thất bại trong điều trị trước đó sau khi dùng
thalidomide đơn độc khá cao (50 - 83%) với liều thuốc
thay đổi tùy nghiên cứu, tối thiểu là 50mg/ngày, tối đa là
800mg/ngày. Trong các nghiên cứu mở rộng sau này,
thalidomide còn được dùng kết hợp với các thuốc khác
với các phác đồ như thalidomide + dexamethason,
thalidomide + melphalan (đây là hai phác đồ phối hợp
được nghiên cứu nhiều nhất), thalidomide +
cyclophosphamit + dexamethason + thalidomide + VAD,
thalidomide + interferon a và nhìn chung đều cho kết
quả tốt hơn so với các phác đồ cổ điển như điều trị
dexamethason đơn độc, hoặc MP, hoặc VAD. Với các kết
quả nghiên cứu trên, sử dụng thalidomide đơn độc hay
phối hợp dần được coi như liệu pháp điều trị chuẩn trong
điều trị bệnh đa u tủy xương tái phát hoặc kháng thuốc.
Về sau, nhiều nghiên cứu đã mở rộng chỉ định điều trị
thalidomide cho những bệnh nhân đa u tủy xương mới
phát hiện, chưa điều trị thuốc khác bao giờ với tỷ lệ đáp
ứng từ 66 - 81%, kéo dài thời gian sống cũng như thời

gian đến đợt tái phát tiếp theo so với một số phác đồ
chuẩn như MP, VAD. Thuốc có thể dùng đơn độc hay kết
hợp với các thuốc khác như thalidomide + dexamethason,
thalidomide + dexamethason + melphalan. Không những
đóng vai trò quan trọng trong các phác đồ hóa trị liệu đơn
thuần, thalidomide đơn độc hay phối hợp với
dexamethason hoặc một số thuốc khác còn được dùng
như liệu pháp dẫn để chuẩn bị trước ghép tủy, liệu pháp
củng cố và duy trì sau ghép tủy tự thân, ghép tủy đồng
loài hay sau điều trị bằng các phương pháp hóa trị liệu.
Về liều dùng thalidomide, trong đa số các nghiên cứu đều
tăng dần liều từ 100mg đến liều dung nạp tối đa tới
800mg/ngày. Tuy nhiên, tần suất cũng như mức độ các
tác dụng phụ cũng tăng theo liều thuốc. Một số nghiên
cứu cho thấy liều thấp thalidomid (50- 400mg, trung bình
100mg/ngày) cũng cho kết quả khá tốt. Tuy vậy, mức độ
đáp ứng của bệnh với liều thuốc nào là tối ưu còn phụ
thuộc vào các yếu tố tiên lượng bệnh, giai đoạn bệnh và
vẫn đang cần nghiên cứu thêm.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm ngủ gà,
mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, khô da, nổi ban đỏ Các tác
dụng phụ này giảm dần khi giảm liều của thuốc và thường
hết tác dụng phụ khi giảm liều xuống còn 50 -
100mg/ngày. Liều cao trên 200mg/ngày nếu phối hợp với
dexamethason làm tăng độc tính trên da. Một số trường
hợp dùng thalidomide kéo dài gây bệnh lý thần kinh ngoại
biên với các biểu hiện như giảm cảm giác hay đau nhói,
bỏng rát ở tay hay mặt. Các tác dụng khác ít gặp hơn như
phù, nhịp tim chậm, giảm bạch cầu, bất lực. Các tác dụng
phụ trầm trọng là động kinh, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Huyết khối tĩnh mạch sâu gặp ở 1-5% các trường hợp
dùng thalidomide đơn độc, 10-15% khi phối hợp với
dexamethason và có thể lên tới 25% khi phối hợp với
thuốc gây độc tế bào như adriamycin. Vì vậy, liệu pháp
dự phòng huyết khối bằng thuốc chống đông heparin
trọng lượng phân tử thấp cần được sử dụng thường quy
khi điều trị thalidomide (duy trì chỉ số INR từ 2-3). Một
tác dụng phụ nguy hiểm nhất là gây quái thai: không có
chân, tay hoặc các rối loạn về tai, mắt, thần kinh trung
ương. Thuốc chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ có thai,
thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch
sâu và bệnh lý thần kinh ngoại biên

×