Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.88 KB, 4 trang )



www.hoc360.vn



1

Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích “Vĩnh
biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch Vũ Như Tô) của
Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941, khi đó anh chưa đầy
30 tuổi. Sáng tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh, chín chắn đến thế chứng tỏ một tài năng
lớn, một kì công đáng ngạc nhiên. Anh thường hay quan tâm đến quá khứ dân tộc, phát
hiên trong những câu chuyện quá khứ những vấn đề mang tính thời đại, soi sáng cho cuộc
sống hiện tại của chúng ta. Nhưng anh không phải là một nhà “khảo cổ”, bản lĩnh nghệ sĩ
vẫn bộc lộ trọn vẹn khi nhà văn phát hiện trong câu chuyện quá khứ những thông điệp
dành cho hôm nay và thậm chí cả muôn đời. Có thể lấy vở kịch Vũ Như Tô làm ví dụ tiêu
biểu cho điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã sửa đi sửa lại văn bản rất nhiều lần
và hình như vẫn chưa hoàn toàn ưng ý. Hơn thế nữa mấy lời đề tựa cho tác phẩm đâu chỉ
đơn thuần là thủ pháp nghệ thuật nhằm khơi gợi cảm hứng “đồng sáng tạo” ở độc giả. Đó
thực sự là những băn khoăn của nhà văn về thiên chức, số phận của người sáng tạo ra cái
đẹp. “
Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút
chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”

Về cốt truyện của vở kịch xin không nhắc lại. Ở đây chỉ nhìn nhận lại xung đột
kịch cơ bản trong vở kịch này là gì? Trong hầu hết các tài liệu hướng dẫn giảng dạy đều nói
đó là xung đột giữa tài năng và điều kiện thi thố tài năng, giữa quyền lợi nhân dân và quyền
lợi dân tộc, hay giữa nghệ sĩ và nhân dân…Trong một công trình nghiên cứu sâu sắc về Vũ
Như Tô, nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư đã chỉ ra rằng xung đột nghệ sĩ và nhân dân mới


thực sự là xung đột của bi kịch còn ngoài ra chỉ nêu lên nguyên nhân hoặc chỉ là suy diễn tự
biện, không ăn khớp với thực tế tác phẩm. Đoạn trích trong SGK Ngữ Văn nâng cao lớp 11
đã cho thấy điều này. Quan hệ đối kháng giữa Vũ Như Tô và nhân dân đói khổ bị bắt đi xây
dựng Cửu Trùng Đài. Người nghệ sĩ chỉ biết đến đồ án công trình nghệ thuật lí tưởng của
mình, bưng tai bịt mắt trước hậu quả tai hại mà nó gây ra cho dân chúng tất yếu phải hứng
chịu những lời nguyền rủa. Cần lưu ý rằng, trong toàn bộ vở bi kịch ta chỉ thấy sự phá
phách Cửu Trùng Đài, sự thóa mạ Vũ Như Tô từ bọn nổi loạn do Trịnh Duy Sản cầm đầu.
Nhưng thực chất đối kháng này không phải là vấn đề chính yếu, theo Phạm Vĩnh Cư thì
Trịnh Duy Sản và bè lũ của chúng chỉ là công cụ “
báo thù lịch sử
”. Nếu không có chúng thì
sẽ có những người khác phá Cửu Trùng Đài và sự bại vong của Vũ Như Tô là không thể
tránh khỏi. Tất nhiên xung đột kia chỉ có chúng ta nhận ra còn Vũ Như Tô thì không ý thức
được điều đó. Đây là điểm mấu chốt để nhà văn thể hiện tính căng thẳng của hành động
kịch. Trong hồi thứ 5, Vũ Như Tô chỉ biết đặt ra những câu hỏi ngơ ngác trước tình thế cấp
bách như ssôi lửa bỏng này:
Có việc gì? Lạ chưa, nguy làm sao? Sao bà nói lạ? Làm sao tôi
phải trốn? Tôi làm gì nên tội? Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! Thợ theo quân phản
nghịch? Ta có thù oán gì với các người?
. Bên cạnh đó ông ta tỏ ra tự tin một cách phi lí khi
cho rằng: Họ tìm tôi nhưng có lí gì để giết tôi? “. Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không
có tội và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, một kì công
muôn thủa”. Rõ ràng là đến phút cuối của đời mình Vũ Như Tô vẫn không nhận ra được
mình là kẻ có tội. Ông đã làm đúng thiên chức của mình là sáng tạo ra cái đẹp, một cái đẹp
thuần túy, bên ngoài, siêu việt Trong một xã hội còn tồn tại những bất công, bất bình đẳng


www.hoc360.vn




2

giai cấp việc theo đuổi thực hiện lí tưởng cái đẹp bằng mọi giá có thể sẽ dẫn người nghệ sĩ
đến chỗ chà đạp lên cái thiện và khi kiên quyết lựa chọn nó trong những điều kiện như thế
chắng khác nào đẩy cái đẹp bên bờ vực của sự phá sản. Cửu Trùng Đài bị phá hoại, bị đốt
thành hư vô do sự ra tay của lực lượng quần chúng cũng cực đoan không kém gì Như Tô
và họ chỉ chấp nhận sự tồn tại của những thứ lợi ích thực tế trên đời. Vũ Như Tô chưa hề
tỉnh ngộ khi thốt lên những lời cay đắng khi bị đưa ra pháp trường:
Đốt thực rồi! Đốt thực
rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi
Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!
”. Vũ Như Tô chỉ đau cho mộng lớn của mình không thành
hiện thực chứ không phải đau vì nhận thấy sai lầm của mình. Ông thực sự là một nhân vật
bi kịch điển hình với những khát vọng lớn lao, những lầm lạc và “sự cứng đầu” cho đến khi
chết.
Tuy nhận ra tính tất yếu và hợp lí của bi kịch Cửu Trùng Đài nhưng chúng ta
không khỏi đau xót: Chẳng lẽ trên đời con người chỉ cần những cái thiết thực và hữu ích hay
sao? Chẳng lẽ những dự án, công trình nghệ thuật lớn lao chỉ là món hàng xa xỉ? Nếu thế
thì phải chăng khát vọng hướng về cái đẹp là một lỗi lầm lớn của con người? Thật tự nhiên
khi ta đau xót đặt ra những câu hỏi đó là ta đã đồng cảm cùng với tác giả: Vũ Như Tô phải
hay những người giết Như Tô phải? Câu hỏi dùng dằng ở trạng thái lưỡng phân đó là niềm
trăn trở khôn nguôi của chúng ta trong mọi thời đại. Nó cho ta cái nhìn đúng đắn về quyền
và khả năng chung sống của mọi giá trị tồn tại ở trên đời. Trên đây người viết đã nói Vũ
Như Tô đã làm đúng thiên chức của mình là sáng tạo ra cái đẹp. Khi khẳng định nhân vật
này là nghệ sĩ ta vô hình chấp nhận một quy ước: chỉ nhìn con người ở một phương diện
then chốt và phân biệt nó với những kiểu người khác vì thực ra trong một con người tồn tại
rất nhiều con người: công dân, gia đình, xã hội … và khi bàn về cái gọi là thiên chức cũng
phải xem xét nó một cách toàn diện. Chẳng lẽ Vũ Như Tô chỉ có thiên chức sáng tạo ra
những giá trị siêu việt mà không có thiên chức bảo vệ các giá trị khác của đời sống? Vả

chăng, sáng tao ra cái đẹp mà đẩy cái đẹp vào thế chênh vênh dễ bị sụp đổ thì như thế đã
làm đúng thiên chức hay chưa? Trong con người Vũ Như Tô ngay cả ở điểm đúng nhất này
cũng đã mang một cái gì đó chưa hẳn là đúng. Ta không thể không kính phục tài năng và
đam mê thuần túy của Vũ Như Tô. Ông đã đốt cháy mình, đã hi sinh bản thân mình vì cái
đẹp. Hành trình của Vũ Như Tô có thể gọi là cuộc
hành trình tiêu diệt cái đa nguyên để đi
tới cái nhất nguyên, từ con người đến công cụ, công cụ
cho niềm đam mê của mình. Quả là
một kết luận tàn nhẫn nhưng có thể minh chứng bằng nhiều chi tiết của vở kịch. Ban đầu
Vũ Như Tô chấp nhận phụ trách xây dựng công trình với các điều kiện: thứ nhất phải xây
theo đúng bản đồ mà ông đưa ra, không thay đổi một chút nào. Thứ hai là nhà vua phải
trọng đãi những người xây dựng Cửu Trùng Đài. Nhưng rồi Vũ Như Tô đã không chùn tay
trừng trị những người thợ bỏ trốn. Khi vợ là Thị Nhiên lên thăm ông, ông không để tâm gì
đến những nỗi đói khổ của nhân dân do bà kể, chỉ mơ mộng về Cửu Trùng Đài, như bị hút
mất hồn, những lời đối thoại kịch cũng trở nên chệch choạc. Ở lớp IX của hồi năm, Vũ Như
Tô từng nói :
Đời ta không quý bằng Cửu Trung Đài
. Liên hệ câu này với câu nói trước của
Vũ Như Tô trước mặt vua Lê Tương Dực:
huống chi xây dựng Cửu Trùng Đài vì bệ hạ thì ít
mà vì tiểu nhân thì nhiều
. Ta dễ nhận thấy sự thay bậc đổi ngôi. Vũ Như Tô từ chỗ là chủ
của công trình, dần trở thành người bị chính nó sai khiến. Cửu Trùng Đài bỗng nhiên biến
thành nhân vật “ma quái” kéo tất cả mọi người vào vòng bi kịch. Ở đây nhà văn không
ngừng mổ xẻ hiện thực ở chỗ nếu không bị phá thì Cửu Trùng Đài không biết sẽ tác oai tác


www.hoc360.vn




3

quái cuộc sống nhân dân không biết đến khi nào. Đau xót, khắc khoải trước Cửu Trùng Đài
bị phá tan hoang không thương tiếc nhưng nhà văn vẫn khong khoan nhượng trước Vũ Như
Tô. Huy Tưởng đã miêu tả bằng cảm quan hiện thực sâu sắc lực lượng nhân dân đang nhân
danh những giá trị đời sống bình thường phá hủy Cửu Trùng Đài. Trong tiếng rú của Vũ Như
Tô hẳn chứa đựng niềm thảng thốt của tác giả.
Khi nói đến vở bi kịch này không thể quên được nhân vật Đan Thiềm, một người
đồng bệnh với Vũ Như Tô. Bà yêu quý hết mực cái tài của Vũ Như Tô và không biết bao lần
bà nhắc đến cái tài ấy bằng niềm ngưỡng mộ sâu sắc hoặc xót xa vô bờ bên. Cái “bệnh Đan
Thiềm” mà nhà văn nói đến trong lời đề tựa chính là ở đó. Đan Thiềm đã sẻ chia với Vũ Như
Tô khá vọng sáng tạo một công trình hoành tráng lỗng lẫy, làm vẻ vang cho đất nước, khiến
dân tộc ta có thể thoát khỏi mặc cảm tự ti với các dân tộc khác. Chính bà đã xẹt lên tia lửa
làm bùng cháy đam mê sáng tạo đang phục sẵn trong con người của Vũ Như Tô. Nhà kiến
trúc sư này chỉ cần bà nói ra câu đó là sẵn sàng lao vào công trình có thể tranh tinh xảo
cùng hóa công. Về một mặt nào đó
Đan Thiềm là một nửa con người của Như Tô
. Nỗi đau
của Đan Thiềm trước công trình bị tàn phá cũng không kém gì Vũ Như Tô, thậm chí còn có
phần thảm não hơn bởi trong đó có sự hòa trộn của nỗi tuyệt vọng về cái đẹp siêu đẳng bị
hủy hoại cùng với con người tài năng mà bà rất mực kính trọng. Tất nhiên Đan Thiềm khác
Vũ Như Tô ở chỗ luôn nhận ra tình thế để tìm cách ứng xử, trong khi nghệ sĩ hoàn toàn
không sống với thực tế. Bà hiểu ró khi dân chúng nổi lên họ nông nổi vô cùng, họ không
phân biệt đau là phải đâu là trái. Nhưng có thấu suốt tình hình bao nhiêu cuối cùng bà vẫn
không thể giúp được Vũ Như Tô thoát khỏi cái chết và dĩ nhiên cũng không thể cứu được
mình. Dù thực ra việc cứu mình với bà không có bao nhiêu ý nghĩa, bà đã nguyện hi sinh tất
cả cho sự thăng hoa của cái tài hoa nên hki cái tài ấy bị tiêu diệt thì Đan Thiềm đón nhận
cái chết một cách dửng dưng. Song vấn đề không phải ở chỗ Đan Thiềm không ý thức được
rằng cái giá xương máu phải trả là quá đắt để làm được Cửu Trùng Đài, mà quan trọng là ở

chỗ, trong hành động thực tế, bà đã chọn đứng về phía Vũ Như Tô chứ không phải nhân
dân. Và cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm gánh một kết cục tất yếu.
Nguyễn Huy Tưởng phải có một bản lĩnh nghệ thuật rất cao khi viết vở bi kịch Vũ
Như Tô. Đứng trên tinh thần quyền lợi của dân tộc nhưng nhà văn vẫn băn khoăn day dứt.
Tại sao một dân tộc “sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam”, trải qua bao phen vật lộn vậy
mà vẫn thiếu những “đài cao mộng lớn”? Tại sao có thực tế đó? Tác giả gần như đã có câu
trả lời khi đặt hai câu hỏi đó gần nhau để nhận thấy rằng có những quan hệ ràng buộc và
chi phối. Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn trước bao nhiêu thiên tai địch họa, việc theo đuổi
những công trình kì vĩ làm hao người tốn của có thể dẫn tới sự diệt vong của một dân tộc.
Nhưng khi dân tộc đã “tồn tại” đã “trụ” được thì sự bằng lòng với cái thiết thực bình
thường xem ra không phải là tâm thế đáng trông đợi, đáng mong chờ? Từ góc độ nghệ sĩ
luôn khát khao sáng tạo ra những cái đẹp trường tồn cùng năm tháng, nhà văn đã đặt ra
vấn đề thật đáng cho chúng ta suy ngẫm. Có lúc bản thân người viết cũng đôi khi đặt ra câu
hỏi : Tại sao chúng ta cứ nói dân tộc Việt là một dân tộc có truyền thống thi ca mà chúng ta
không có những tác phẩm tầm cỡ đạt giải Nobel văn học. Hiện nay chúng ta có rất nhiều
cây bút trẻ, họ đưa ra trong trang viết của mình những vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Nhưng khi những điều ấy trôi qua, thử hỏi còn cái gì sẽ tồn tại ở trên đời. Những giải


www.hoc360.vn



4

thưởng Nobel hằng năm được trao đâu phải chỉ có những vấn đề đơn giản của một dân tộc,
một nhóm người. Đó chắc chắn phải là những điều mang tính nhân loại phổ quát…

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Tài liệu sưu tầm



×