Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ai không nên đi lễ hội, du lịch? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.12 KB, 5 trang )


Ai không nên đi lễ hội, du lịch?

Ngày nay, khi đời sống nhân dân đã khá lên thì việc đi tham quan du
lịch và tham gia các lễ hội là mong ước của nhiều người với tâm niệm đi
để cầu phúc, cầu an… cho bản thân và cho gia quyến. Tuy nhiên việc
đến các điểm du lịch, lễ hội đòi hỏi bạn phải có sức khỏe để đi máy bay,
tàu, xe và còn phải trèo đèo lội suối, leo lên núi cao, đi xuống hang sâu…
bởi đó là nơi tập trung đông người, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ăn
nghỉ thất thường. Vậy ai là người chưa nên đi du lịch lễ hội vì sức khỏe
không đảm bảo?
Phụ nữ có thai
Thai phụ có một trong các bệnh lý sau đây thì không nên du lịch, lễ hội: bạn
có tiền sử bị sảy thai, sinh non, hở cổ tử cung, nhiễm độc thai nghén; Những
sản phụ trước đây có các bệnh: suy tim, thiếu máu nặng, huyết khối nghẽn
mạch, đái tháo đường Các địa danh du lịch có thể gây nguy cơ cao cho sản
phụ và thai nhi như vùng núi cao, vùng có dịch sốt rét là những nơi không
nên đến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Thai phụ bị sốt rét trong thai
kỳ có nguy cơ tử vong cao vì bệnh sốt rét có thể xảy ra nặng như sốt rét thể
não, tán huyết ồ ạt và suy thận. Sốt rét có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết
lưu, sinh non và nhiễm khuẩn bẩm sinh.
Người cao tuổi và người có bệnh mạn tính
Đối với người cao tuổi, mất ổn định thể lực dễ bị ngã khi phải đi bộ nhiều ở
nơi lễ hội. Ngã là một tai nạn gây hậu quả rất nặng nề ở người cao tuổi,
trong đó khoảng 5% trường hợp ngã có gãy xương, là nguyên nhân đứng
hàng thứ 6 về tử vong của người già. Người cao tuổi dễ bị ngã khi bị viêm
phổi, nhồi máu cơ tim, mắt kém, tai kém, lú lẫn mất phương hướng, huyết áp
dao động, say rượu, tác động của một số thuốc hạ huyết áp mạnh, thuốc an
thần quá liều… người cao tuổi trong các trường hợp đó không nên đi du lịch,
lễ hội. Tai biến tim mạch, đột qụy ở người già cũng dễ xảy ra khi phải vận
động quá sức, lại ăn nghỉ thất thường, kèm theo hít phải nhiều khói hương,


bụi bẩn, nhiễm lạnh khi lên núi cao, gió lớn kèm mưa rét như đường lên núi
Yên Tử, chùa Hương, Sa Pa…
Những bệnh nhân mắc một trong các bệnh mạn tính sau đây cũng nên tạm
hoãn chuyến du lịch, hoãn tham gia lễ hội hoặc chỉ đi khi đảm bảo các yêu
cầu bảo vệ sức khỏe:
- Bệnh tim mạch: thường gây ra các trường hợp cấp cứu và tử vong chủ yếu
trong các chuyến bay. Vì vậy người có bệnh tim không nên tới các vùng xa
xôi hay khắc nghiệt như vùng băng giá. Nếu buộc phải đi máy bay (để trở về
nhà) thì bệnh nhân nên mang tất cả thuốc men trong hành lý xách tay, cùng
một bản kết quả đo điện tâm đồ mới để sử dụng khi cần thiết. Bệnh nhân đã
gắn máy tạo nhịp hãy yên tâm rằng máy không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị
kiểm tra ở sân bay. Bệnh nhân nên yêu cầu ghế ngồi cạnh lối đi, để có thể đi
lại, thực hiện các động tác thể dục và uống nước thường xuyên trong chuyến
bay nhằm ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch và tắc nghẽn mạch phổi.
- Bệnh phổi mạn tính: có các triệu chứng khó thở, phù, khò khè, tím tái và
đau ngực. Nếu PaO2 của bệnh nhân dưới 72mmHg, nên yêu cầu được cung
cấp ôxy bổ sung trong chuyến bay. Những bệnh nhân sau đây tuyệt đối
không được đi máy bay: bị co thắt phế quản giai đoạn cấp tính, nhiễm
khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tĩnh mạch, mới phẫu thuật lồng ngực trong
vòng 3 tuần trước chuyến bay, tràn khí màng phổi. Những bệnh nhân bệnh
phổi mạn tính cần giảm hoạt động ngoài trời ở hành trình du lịch nếu không
khí bị ô nhiễm quá mức như khói hương, bụi bẩn.

Lễ hội đông người, kèm theo khói hương ngột ngạt
rất nguy hiểm cho người bị bệnh tim phổi mạn tính,
hen suyễn, người cao tuổi
- Bệnh hen suyễn: các yếu tố nguy cơ gây bùng phát cơn hen suyễn ở các
điểm du lịch, lễ hội là thay đổi thời tiết, khói hương, thức ăn lạ, đến nơi
đông người, nhiều bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, mùi nặng và các dạng bụi
nước, phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời; một số loại thức ăn như thịt bò,

gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, rượu; một số thuốc uống như thuốc
chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp… nên bệnh nhân hen suyễn phải
tùy điều kiện thời tiết, phương tiện đi lại mà cân nhắc đi hay không nên đi
du lịch lễ hội.
- Bệnh đái tháo đường: đi du lịch sẽ gặp tình trạng thay đổi về số lượng thức
ăn và thời gian ăn… Do đó bệnh nhân nên mang theo thuốc men trong đó
nên có một lọ insulin dùng cho cấp cứu, ống tiêm và kim tiêm insulin, thiết
bị và dụng cụ theo dõi đường huyết, thức ăn nhẹ theo hành lý xách tay.
Insulin cần được giữ lạnh. Bệnh nhân cũng nên mang theo tờ giấy liệt kê loại
và liều insulin đã dùng. Khi đến các điểm du lịch cần kiểm tra đường máu
để xem có cần thêm hay bớt liều insulin hay không.
- Bệnh nhân mới phẫu thuật không nên du lịch xa, không nên bay đường dài
trong vòng 3 tháng sau mổ, vì nguy cơ hình thành những khối máu đông gây
tử vong rất cao.
Cẩn thận khi đến vùng cao
Những tua du lịch lên các vùng núi cao trên 2.000m, do thiếu thời gian rèn
luyện để thích nghi khí hậu, mọi người, nhất là người già, thai phụ có thể bị
thiếu ôxy. Dấu hiệu nặng nhất và kéo dài nhất là đau đầu, uể oải, chóng mặt,
rét run, buồn nôn và nôn, khó thở và tím tái, dễ kích thích, ù tai, rối loạn thị
lực, thính lực, khó thở tăng, đau đầu tăng, nhịp tim nhanh, thở nhanh ngắt
quãng, có khi nặng hơn như bị phù phổi và bệnh não.
Khi lên cao trên 3.000m, không khí loãng càng làm cho chúng ta bị thiếu
ôxy Thiếu ôxy do hô hấp trong trường hợp: không khí loãng, không đủ
ôxy để thở khi bay lên cao (đi máy bay), leo núi hoặc sống trên núi cao…
Khi đó bạn có thể mắc “bệnh độ cao”. Bệnh độ cao là thiếu ôxy cấp tính khi
chúng ta lên cao đột ngột trên 3.000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà
không có hoặc hỏng bình ôxy. Các triệu chứng là rối loạn thần kinh, mệt
mỏi, nhức đầu, phản xạ chậm chạp, buồn nôn, nhìn mờ, hoa mắt; nghe kém,
ù tai, nôn, tim đập nhanh, yếu, có thể loạn nhịp. Gặp các triệu chứng này
bệnh nhân cần được cho thở ôxy ngay và trở xuống độ cao dưới 3.000m.

Nếu không xử trí kịp thời, hệ thần kinh bị ức chế sâu sắc dẫn tới co giật, hôn
mê và tử vong.

×