Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc trẻ điếc thế nào pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.76 KB, 5 trang )

Chăm sóc trẻ điếc thế nào

Trẻ em bị điếc không nghe được nên không học nói được. Trẻ điếc
gần như bị ngăn cách với mọi người vì không nghe được, không
nói được, dẫn tới bị rối loạn về tâm lý, quan hệ xã hội kém, kiến
thức về cuộc sống nghèo nàn, lệch lạc.
Nỗi khổ của trẻ em bị điếc
Nếu để ý quan sát bạn sẽ nhận thấy nỗi khổ của trẻ em bị điếc, đó
là: trẻ thường bồn chồn, lo lắng, vẻ mặt và tâm trạng tỏ ra rất khổ
sở trước các tình huống bất ngờ, trẻ không được chuẩn bị, không
hiểu nổi ý nghĩ và hành động của người khác, trẻ không diễn tả
được ý muốn của bản thân. Do đó trẻ bị điếc có những phản ứng
khác nhau, tùy theo bản tính tự nhiên của trẻ như: cáu kỉnh, gây gổ,
hay thờ ơ lãnh đạm, tính khí thất thường. Mọi cách cư xử của bố
mẹ, người thân như quá thương yêu chiều chuộng, hay nóng giận,
lạnh nhạt đều làm cho tình trạng của trẻ càng nặng thêm.

Nhận biết mức độ điếc của trẻ
Hiện nay người ta sử dụng 2 phương pháp để đánh giá sức nghe:
một bằng máy đo thính lực, hai bằng tiếng nói. Loại máy để kiểm
tra độ điếc gọi là máy đo thính lực, có nhiều loại: đơn giản thì chỉ
để khám tầm soát điếc; loại máy phức tạp không những xác định
được mức độ điếc mà còn xác định các dạng điếc. Do ở gia đình và
hầu hết các cơ sở y tế tuyến phường xã không có máy đo thính lực,
nên phải dùng giọng nói để phát hiện điếc. Cách làm như sau:
đứng phía sau cách trẻ nghi ngờ bị điếc một cánh tay chếch về một
bên; hướng dẫn trẻ dùng tay đè lên nắp tai bên kia; nói thầm nhiều
từ, nếu trẻ nghe và nhắc lại đúng thì kết luận là tai đang thử nghe
bình thường. Đổi tai thử: nếu trẻ không nhắc lại được thì thử tiếp
bằng cách nói nhiều từ với giọng bình thường (to hơn nói thầm),
nếu trẻ nhắc lại đúng thì kết luận tai thử bị điếc nhẹ. Nếu trẻ không


nhắc lại được thì thử tiếp bằng cách nói nhiều từ với giọng nói lớn;
nếu trẻ nhắc lại đúng thì kết luận tai thử bị điếc trung bình. Nếu trẻ
không nhắc lại được tiếp tục thử bằng cách hét nhiều từ ở sát tai;
nếu trẻ nhắc lại đúng, tai đang thử bị điếc nặng; đổi tai thử, nếu
trẻ không nghe được tiếng hét lớn, thì bị điếc sâu hay còn gọi là
điếc.
Thử thính lực ở trẻ sơ sinh: thực hiện tại một phòng yên tĩnh, khi
bé vừa mới ngủ không quá 5 phút; nói từng chữ cái: A, B, C, D, E
cách tai thử của bé 50cm. Quan sát phản ứng của bé xem có chớp
mắt, mở mắt, vặn mình, cử động chân tay thì kết luận bé nghe
được, tai bé nghe bình thường. Thử thính lực ở trẻ 1-3 tuổi: trong
một phòng yên tĩnh, người thử đứng cách 1m phía sau lưng bé
nhưng không được để bé biết, tạo ra tiếng động từ các dụng cụ thử:
ly, thìa, trống, chuông; quan sát phản ứng của bé với tiếng động
như: chớp mắt, lắng nghe, quay đầu về nơi phát ra tiếng động.Nếu
có kết luận bé nghe được, nghĩa là bé nghe bình thường.
Đánh giá thính lực trẻ 3-7 tuổi: phòng yên tĩnh, người thử ngồi đối
diện với bé, nói tên các hình trong một số tranh hình đơn giản để
bé nghe và chỉ vào cho đến lúc bé hiểu cách thử. Sau đó người thử
đứng phía sau nói thầm tên các hình, mỗi hình nói từ 2-3 lần cho
đến lúc chắc chắn bé nghe được. Đánh gíá bé nghe được hay
không bằng cách quan sát bé có chỉ đúng hình được nói ra hay
không. Không có tranh, có thể yêu cầu bé chỉ đồ vật có trong
phòng thử như bàn, ghế, đồ chơi, hoặc chỉ các bộ phận cơ thể như
tai, mũi, miệng, chân tay…Nếu nói thầm bé chỉ không đúng thì nói
to bình thường, nếu bé chỉ không đúng thì dùng nói to, rồi đến hét
to gần tai. Căn cứ vào việc bé nghe được ở mức độ nào để đánh giá
sơ bộ bé điếc nhẹ, trung bình, hay nặng

Sơ đồ đặt máy trợ thính.

Phương pháp điều trị
Nếu đã phát hiện trẻ bị điếc, cần phải điều trị sớm để giảm tác hại
do điếc. Tùy theo từng nguyên nhân gây giảm thính lực mà điều
trị. Giảm thính lực do tai ngoài, trong một số trường hợp như trẻ đi
tắm biển về hoặc sau khi tắm gội bị điếc luôn một hoặc hai tai.
Nguyên nhân là do nước vào tai, ráy tai bị nở ra bít kín đường
truyền âm thanh đến màng nhĩ. Điều trị bằng cách lấy ráy tai ra trẻ
sẽ nghe lại bình thường. Điếc bệnh lý ở tai giữa: tắc vòi nhĩ, viêm
tai giữa thanh dịch, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
sẽ dẫn đến viêm tai giữa thủng màng nhĩ. Điều trị bằng cách dùng
thuốc và phẫu thuật vá màng nhĩ. Điếc do bệnh lý ở tai trong: điếc
đột ngột thường gặp sau một đêm ngủ dậy. Đây là một cấp cứu tai
mũi họng, vì kết quả điều trị rất khác nhau tùy thuộc thời gian đến
sớm hay muộn. Sau khi đã điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, tuy
sức nghe đã cải thiện, nhưng vẫn không giao tiếp bình thường thì
phải cho trẻ dùng máy trợ thính, hoặc cấy điện ốc tai.
Mọi trường hợp điếc từ nhẹ, trung bình, hay điếc nặng, điếc sâu mà
chưa có điều kiện để cấy điện ốc tai, thì cần cho trẻ dùng máy nghe
càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tiếng nói của trẻ có thể bị méo. Trẻ
không nghe được nên không hiểu người khác nói gì, dần dần trẻ bị
cô lập, tâm sinh lý thay đổi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Cấy điện ốc tai đối với trẻ bị điếc nặng và sâu, máy nghe cũng kém
tác dụng. Nếu trẻ điếc bẩm sinh và điếc trước khi học nói thì thời
gian bắt đầu cấy điện ốc tai rất quan trọng, phải cấy điện ốc tai
trước 5 tuổi, tốt nhất là cấy từ 2 - 3 tuổi vì đây là giai đoạn trẻ học
nói.

×