Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Từ và cấu tạo từ (phần cuối) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.18 KB, 6 trang )

Từ và cấu tạo từ
(phần cuối)
2. Cấu tạo từ
2.a. Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc
một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ:
T


ti
ế
ng Anh
Antipoison

=
anti

+
poison

T


ti
ế
ng Nga
nucaтeль

= nuca + тeль

Vậy hình vị là gì?
Quan niệm thường thấy về hình vị, được phát biểu như sau:


Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về
mặt ngữ pháp.
Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về
hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng
thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi
tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành
động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện.
Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại
thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc).
Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc
lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt,
đi, làm… của tiếng Việt.
Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ
thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е… của
tiếng Nga.
Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị
biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh.
- Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ
giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ:
cat
s
, play
ed
, work
ed
, sing
ing

trong ti
ế

ng Anh

дом
е
, pук
у
, чита
ю

trong ti
ế
ng Nga

- Hình vị phái sinh là những hình vị biến bổi một từ hiện có cho một từ mới.
kind – kindness; merry – merryly, (to) work – worker… của tiếng Anh hoặc như
trường hợp дом – домuк; nucать – nucателъ của tiếng Nga.
Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ýe trước hết đến các hình vị tự do và hình vị
tái sinh.
Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai
loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố
(cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ). Tuỳ theo phụ tố đứng
ở trước gốc từ, trong gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố,
trung tố và hậu tố.
2.b Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau. Nói
khác đi, người ta có những cách khác nhau trong khi sử dụng các hình vị để tạo từ.
1+ Dùng một hình vị tạp thành một từ. Phương thức này thực chất là người ta cấp
cho một hìnhvị cái tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng không có gì khác nếu ta
gọi đây là phương thức từ hoá hình vị. Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết,
ngủ,… của tiếng Việt; các từ: đây, tức, phle, kôn,… của tiếng Khmer, các từ: in, of,
with, and,… của tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này.

(Thật ra, nói “dùng một hình vị tạo thành một từ” hoặc “từ hoá hình vị” là không
hoàn toàn chặt chẽ về logic, vì điều đó ngụ ý rằng hình vị phải là cái có trước từ.
Trong khi đó, xét tới ngọn nguồn và tổng thể ngôn ngữ thì từ phải là cái có trước,
còn đơn vị mang tư cách hình vị và những “hình vị được từ hoá” chỉ là các kết quả
có được ở hậu kì. Do vậy, đây chỉ là cách nói cho giản tiện trong việc phân loại và
miêu tả mà thôi).
2+ Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ.
2.a. Phương thức phụ gia
a.1. Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn.
Ví dụ: tiền tố y- npu- беэ-… trong tiếng Nga: бежать – убежать, npuбежать;
лететь – npuлететь…
Tiền tố anti-, im-, un-… trong tiếng Anh: foreign – antiforeign, possible –
impossible
Tiền tố ch, -m trong tiếng Khmer: Lơ (trên) – chlơ (đặt lên trên); hôp (ăn) – mhôp
(thức ăn)…
a.2. Phụ thêm hậu tố
Ví dụ: Hậu tố -uк, -ка, -шuк… của tiếng Nga trong các từ домuк, студентка,
каменшuк.
Hậu tố -er, -ness, -less, -li, -ity… của tiếng Anh trong các từ player, kindness,
homeless…
a.3. Phụ thêm trung tố
Ví dụ: Trung tố -uзн-, -uв- của tiếng Nga trong các từ болuзна, красuвый… Trung
tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – khnout (cái nút), back (chia)
– phnack (phần bộ phận)… Trung tố -el, -em trong tiếng Indonesia ở các từ
gembung (căng, phồng lên) – gelembung (mụn nước, cái bong bóng) guruh (sấm,
sét) Œ gemuruh (oang oang)…
2.b. Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ
Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành.
Ví dụ:
trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot…

trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay…
Ở đây không phải chỉ kể những trường hợp ghép các hình vị thực gốc từ, mà còn
kể cả trường hợp ghép các hình vị vốn hiện diện là những từ hư, những "từ ngữ
pháp" như bởi vì, cho nên… trong tiếng Việt.
2.c. Phương thức láy
Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu
trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới. Ví dụ như
những từ:
- co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh… của tiếng Việt.
- thmây thây, thlay thla, srâu sro… của tiếng Khmer.
Trên đây đã trình bày một số phương thức cơ bản để cấu tạp từ trong các ngôn ngữ.
Sự thật thì các phương thức ấy có những biểu hiện còn đa dạng hơn và đôi khi
chúng đan xen vào nhau. Mặt khác, cũng cần lưu ý là các phương thức tạo từ
không hiện diện và hoạt động đồng đều trong mọi ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong các
ngôn ngữ Ấn-Âu, phương thức phụ gia có hiệu lực mạnh bởi một trong những lí do
là ở các ngôn ngữ này, sự đối lập hình vị gốc từ với các phụ tố là nét nổi bật; và
chúng có những hệ hình thái cực kì phát triển. Trong khi đó tiếng Việt, một ngôn
ngữ đơn lập, không biến hình, lại chủ yếu dựa vào phương thức hợp thành và
phương thức láy. Kết cục là trong mỗi ngôn ngữ tồn tại một tình trạng gần như là
đắp đổi, bù trừ giữa các phương thức cấu tạo từ: phương thức này ít hoạt động thì
gia tăng phương thức kia để "bù lại".

×