Cách chọn mua đàn Violin
Sau đây là một số điểm lưu ý giành cho những ai muốn tự mình đi mua đàn
violin
**Thứ nhất, xem về mặt kỹ thuật . Việc này bạn có thể học từ thợ mộc, hay
những người buôn bán đồ gỗ. Ngày xưa tôi ở ViệtNam làm thợ mộc, thấy
mấy ông già nhà quê sành đồ gỗ chẳng kém gì mình . Tuy họ không biết tên
gỗ, nhưng biết chắc gỗ nào đẹp và đắt hơn gỗ nào, chỉ dựa vào mắt nhìn mà
thôi.
Nói tóm lại, gỗ mặt đàn phải có vân càng thẳng càng tốt, song song, và cách
đều, khoảng cách 2 milímet. Vân không nên rõ quá (đó là vòng năm của cây
gỗ, mùa đông mùa hè sáng sẫm khác nhau). Gỗ các chỗ khác vân càng sâu,
càng dày thì càng tốt. Ví dụ, lưng đàn có 50 đôi vằn (một đôi gồm một vằn
sáng và một vằn tối, làm nên một bước sóng) là tốt. Đàn rẻ tiền có thể làm
bằng gỗ dán.
Khỏi phải nói, bạn chỉ cần tỉ mỉ, thì có thể thấy được đàn có bị sứt mẻ, nứt
nẻ, gẫy vỡ gì không. Bên trong và bên trái của đàn thì khó nhìn thấy, nên
đành chịu, nhưng những chỗ nào nhìn thấy thì nên săm soi cho kỹ. Sau đó,
lấy đầu ngón nay gõ nhẹ lên mọi nơi để nghe xem có tiếng rè không . Nếu
có, thì đàn có chỗ nứt, vỡ, hay bong keo dán ở đâu đó.
**Thứ hai, xét về mặt âm thanh . Bạn cần một người biết chơi Violin để thử
đàn . Thử đàn vào ban đêm ở nhà quê, khi không còn tiếng ồn . Người chơi
phải chơi hết sức to tiếng, và người nghe ở xa, xem độ vang xa cúa đàn. Nếu
100 mét mà nghe rõ bài hát thì được. Nếu không, thì là đàn tịt .
Ngoài độ vang xa, còn cần độ hay nữa . Cái này tuỳ từng người mà chọn đàn
. Có người thích tiếng đanh, nhọn sắc, trong suốt, ngọt lịm . Có người thích
tiếng êm như nhung, ấm áp, mượt mà.
Dù tiếng nào cũng hay cả, nhưng tránh những yếu tố: chua, mờ, khè, và
những âm mình không thích .
Điều ba, còn yêu cầu phản ứng nhanh nhậy cúa đàn nữa . Đó là đặc tính dễ
chơi . Đàn tốt thì dễ chơi, ai kéo đàn cũng kêu ra tiếng hay và lớn, nhưng
đàn xấu thì chỉ thày giáo mới kéo ra tiếng thôi, còn học sinh thì kéo ra tiếng
mèo kêu, người thường kéo đàn thì khò khè, chẳng ra tiếng. Để thử đặc tính
này, người thử phải chơi Violin rất khá . Có bài nhạc để thử đặc tính này,
gồm những miếng kỹ thuật cao cấp, người kém không chơi nổi, người giỏi
thì chơi khó khăn . Chơi những miếng kỹ thuật này, tiếng đàn sẽ nghe thấy
rõ ràng hay hoặc dở . Tôi không đủ trình độ thử đến đây, nên chỉ dám kể mà
thôi .
Tóm tắt lại, xem đàn để mua, thì chắc bạn biết qua được món kỹ thuật, và
chúng ta - những người võ vẽ Violin vài năm - có thể qua được món tiếng
đàn, và như thế có thể mua được đàn Vĩ
cầm dưới 500 đôla. Violin với giá 600 -800 k tiền Việtnam thì không nên
khắt khe về âm thanh lắm. Khi tập nó, bạn sẽ bị vấp vào điều 3 là cái chắc
chắn. Có nghĩa là nó khó chơi ra tiếng, và ra tiếng rõ và hay. Đến tiệm đàn
có chục cây để thử chơi và so sánh thì tốt . Nếu không, bạn nên quen biết 1
chục người có Violin mà thử để có khái niệm Violin là thế nào. Nếu chưa có
khái niệm, thì cứ tạm coi điều 1 mà xét đàn.
**Khi mua violin bạn nhìn lên cái top của cung đàn ( chỗ máy cái cần để
chỉnh dây đàn đó , xem thử cái miếng mà để tựa những dây đàn có thấp quá
không , nếu thấp quá là không được >> âm phát ra sẽ không trong , bấm lại
không ấm
Về tăng đưa cái này nằm ở chỗ cái cằm dùng để tựa cái cằm đóa phải kiểm
tra đủ phải có 4 cái tăng đưa
Tăng đưa : là cái trục nhỏ để vặn và chỉnh cho dây đàn chính xác tuyệt đối
ngoài cái cần chỉnh đàn ở top
Phải lấy đủ bộ : 1 asshe ( cây bow ) 1 gối tựa ( dùng để kẹp với violin ) 1
hộp nhựa thông ( dùng với asshe ) 1 bộ dây đàn sơ cua ( cái này không bít có
cho hay ko ) và tất nhiên cuối cùng là Violon.