Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những bệnh nguy hiểm trong thai kỳ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.1 KB, 4 trang )


Chú ý bệnh tật nguy hiểm trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Những bệnh nguy hiểm trong thai kỳ
- Trước lúc mang thai hoặc trong quá trình mang thai,
nếu thai phụ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng như:
Herpes sinh dục, giang mai, Rubella, Toxoplasma
gondii, Cytomegalovirus … sẽ có nguy cơ sinh con tử
vong hoặc bị dị tật: mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát
triển trí tuệ.
TS-BS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TP.HCM khuyến cáo, để
“mẹ tròn con vuông”, chị em không nên chủ quan bỏ qua
một số xét nghiệm trước khi mang thai hoặc trong lúc mang
thai.
Mẹ mang bệnh, con dị tật nặng
TS-BS Thu Hà cho biết, các bệnh nhiễm trùng nêu trên là
một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong sơ sinh
và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau
này của trẻ, gọi tắt là nhóm bệnh Torch. Khi trẻ sơ sinh mắc
bệnh thường có những biểu hiện tương tự nhau như: nổi
ban và những dấu hiệu về thị giác, thính giác, chậm phát
triển tâm thần vận động, vàng da, gan to, lách to….
Tại hội thảo “Tầm quan trọng sàng lọc Torch trong thai kỳ”
diễn ra tại TP.HCM vừa qua, TS-BS Liliane Grangeot -
Keros, khoa Y Trường ĐH Paris-Sud, Pháp, cho biết, ước
tính số lượng người VN nhiễm Herpes sinh dục khoảng 20
triệu người. Nếu thai phụ nhiễm loại virus này, có thể gây tử
vong cho thai nhi. Còn bệnh Toxoplasma gondii (một loại
đơn bào ký sinh ở mèo) cũng khiến cho gần 5.000 thai phụ
VN bị nhiễm mỗi năm. Đây là loại ký sinh trùng phổ biến
nhất, lây từ động vật sang người thông qua thực phẩm,
nước uống bị nhiễm khuẩn. Ký sinh này có thể tàn phá


nghiêm trọng bào thai: 5-10% sẩy thai, 8-10% trẻ sơ sinh bị
tổn thương mắt, có thể kèm theo tổn thương não rất nghiêm
trọng, 10-13% trẻ sơ sinh bị tổn thương thị giác.

Cần sàng lọc bệnh nhiễm trùng trước khi có ý định mang
thai. (Ảnh minh họa)
Với bệnh Rubella còn gọi là sởi Đức, nguy hiểm nhất là mắc
Rubella trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ khiến 90% trẻ có thể
bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, chậm phát triển trí tuệ, sẩy
thai cao. Tại BV Từ Dũ, trong năm 2010 có đến 258 thai phụ
nhiễm Rubella nguyên phát, trong đó chấm dứt thai kỳ 162
trường hợp. Với bệnh giang mai, trong số những bà mẹ mắc
bệnh giai đoạn sớm của thai kỳ, nếu không điều trị, 40%
trường hợp bị sẩy thai. Còn nếu mắc Cytomegalovirus (một
loại virus phổ biến trên toàn cầu, lây chủ yếu qua đường tình
dục), sẽ khiến cho 10% trẻ sơ sinh bị biến chứng về sau,
trong đó có 80-90% trẻ bị dị tật nặng như: mất thính giác,
khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ.
Chỉ 50% thai phụ có triệu chứng khi mắc bệnh
Các bác sĩ cho rằng, mặc dù các chứng bệnh này làm tăng
nguy cơ tử vong và dị tật ở trẻ sơ sinh, thế nhưng, chỉ 50%
thai phụ có biểu hiện mang bệnh. Do đó, trước khi quyết
định mang thai, chị em nên xét nghiệm Torch và tiếp tục xét
nghiệm trong ba tháng đầu thai kỳ để phát hiện các chứng
bệnh nhiễm trùng Torch. Nếu có mắc bệnh cũng giúp điều trị
kịp thời, giảm rủi ro sẩy thai. Các xét nghiệm dùng sàng lọc
và chẩn đoán Torch trước sinh gồm: xét nghiệm huyết thanh
học, siêu âm, cấy virus máu mẹ, cấy virus dịch ối, IgM dịch
ối, PCR dịch ối.
Với những trường hợp không mắc bệnh, chị em có thể chích

vaccine ngừa bệnh, tuy nhiên hiện nay chỉ có vaccine ngừa
Rubella. Với bệnh giang mai, Herpes sinh dục lây truyền chủ
yếu qua đường tình dục, vì vậy phòng ngừa bằng lối sống
lành mạnh, dùng bao cao su sẽ giúp ích phần nào trong việc
phòng ngừa bệnh này. Cytomegalovirus lây truyền chủ yếu
qua dịch tiết cơ thể, do vậy phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay
bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với đối tượng nguy cơ.
Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma gondii bằng cách không ăn
thịt sống; không uống sữa chưa tiệt trùng; không ăn rau và
trái cây chưa rửa kỹ; rửa tay trước khi ăn bằng nước xà
phòng ấm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thịt sống; rửa dao
bằng nước xà phòng sôi sau khi cắt thịt hoặc rau sống.

×