Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Hy Lạp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.54 KB, 30 trang )

Hy Lạp
Ελληνική Δημοκρατία
Ellinikí Dimokratía


Quốc kỳ

Khẩu hiệu
Ελευθερία ή Θάνατος
(Tiếng Hy Lạp: "Tự do hay Chết")
Quốc ca
Ύμνος εις την Ελευθερίαν (Imnos is tin
Eleftherian)

Thủ đô
Athena (Αθήνα)
38°0′B, 23°43′Đ
Thành phố lớn nhất
Athena
Ngôn ngữ chính thức

Tiếng Hy Lạp
Chính phủ
Cộng hòa

Tổng thống
Thủ tướng
Károlos Papoúlias
George Papandreou
Độc lập


Tuyên bố
Công nhận

Diện tích
• Tổng số 131,940 km² (hạng 94)
• Nước (%) 0,86%
Dân số
• Điều tra 2004 10.665.989 (hạng 70)
• Mật độ 82 /km²
GDP (PPP) Ước tính 2005
• Tổng số 230,684 tỉ Mỹ kim
HDI (2005) 0,912 (cao) (hạng 24)
Đơn vị tiền tệ
Euro¹ (EUR)
Múi giờ
EET (UTC+2)
• Mùa hè (DST) EEST (UTC+3)
Tên miền Internet
.gr
¹ Trước 2001 là Drachma Hy Lạp
Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas; tiếng Anh: Greece hoặc
Hellas), tên chính thức Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία Elliniki
Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo
Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về
phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegea bao bọc phía đông và
phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước
này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu
vực Địa Trung Hải. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Hy Lạp là 10.706.290
người
[1]

, mật độ dân số khoảng 82 người/km².
Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng
sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của
nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến thời trung cổ, Hy
Lạp trở thành một bộ phận của Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế
Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa
và giành lại độc lập cho dân tộc.
Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế - OECD, Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Năm 1981, Hy Lạp trở
thành một thành viên của Liên minh Châu Âu
[2]
.
Mục lục
 1 Lịch sử
o 1.1 Thời kỳ tiền sử
o 1.2 Hy Lạp cổ đại
o 1.3 Đế chế Byzantine
o 1.4 Đế chế Ottoman
o 1.5 Nước Hy Lạp hiện đại thành lập
o 1.6 Hy Lạp trong Thế chiến thứ hai (1940-1944)

o 1.7 Hy Lạp thời hậu chiến (1944-1966)
o 1.8 Chế độ độc tài tại Hy Lạp (1967-1974)
o 1.9 Hy Lạp ngày nay (từ năm 1975 đến nay)
 2 Chính trị
 3 Phân chia hành chính
 4 Địa lý
o 4.1 Lãnh thổ
o 4.2 Địa hình

o 4.3 Khí hậu
o 4.4 Thực vật và động vật
 5 Nhân khẩu
o 5.1 Dân số
o 5.2 Các nhóm thiểu số
o 5.3 Tôn giáo
 6 Kinh tế
o 6.1 Các ngành kinh tế
o 6.2 Ngoại thương
 7 Văn hóa
o 7.1 Văn học
o 7.2 Kiến trúc
o 7.3 Ẩm thực
o 7.4 Thể thao
 8 Xếp hạng quốc tế
 9 Tham khảo
 10 Xem thêm
 11 Liên kết ngoài
Lịch sử
Bài chi tiết: Lịch sử Hy Lạp
Thời kỳ tiền sử


Một bức tranh tường miêu tả cảnh đấu bò tại cung điện Knossos
Vào Thời kỳ Đồ Đồng, tại Hy Lạp đã xuất hiện hai nền văn minh lớn là nền văn
minh Minoan trên đảo Crete và nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese
thuộc miền nam Hy Lạp.
Nền văn minh Minoan đạt đến đỉnh cao trên đảo Crete vào khoảng năm 2700 đến
1450 trước Công nguyên. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa trên sản xuất nông
nghiệp và hoạt động ngoại thương với các quốc gia láng giềng. Người Minoan đã

sản xuất ra nhiều loại đồ gốm chất lượng cao và xây dựng được nhiều đền đài
tráng lệ. Dấu tích của những công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên đảo
Crete, một trong số đó là quần thể cung điện tại Knossos. Đến khoảng năm 1600
trước Công nguyên, nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese đã phát
triển thịnh vượng và lấn át nền văn minh Minoan đang tan rã. Họ đã xây dựng
được nhiều thành phố lớn giàu có và thiết lập các mối quan hệ ngoại thương với
các quốc gia láng giềng. Thế nhưng đến khoảng năm 1200 TCN, trước sự đe dọa
của ngoại xâm, các thành trì tại Mycenae đã bị bỏ phế, buôn bán với nước ngoài bị
đình trệ. Nền văn minh Mycenae sụp đổ đã dẫn tới một thời kỳ khủng hoảng tại
Hy Lạp kéo dài hơn 3 thế kỉ với tên gọi Kỷ nguyên Bóng tối.
Hy Lạp cổ đại
Bài chi tiết: Hy Lạp cổ đại


Đền Parthenon trên đồi Acropolis
Khoảng thế kỉ 8 trước Công nguyên, Hy Lạp bắt đầu thoát ra khỏi Kỷ nguyên
Bóng tối. Kinh tế, đặc biệt là ngoại thương được đẩy mạnh với các cơ sở thương
mại được thành lập tại rất nhiều nơi. Dân số Hy Lạp tăng nhanh trong khi đất đai
có hạn đã dẫn tới dòng người Hy Lạp di cư ra khắp các vùng tại Địa Trung Hải,
đặc biệt là miền nam Ý và thành lập những thành phố mới độc lập với các thành
phố quê hương của họ. Nền kinh tế phát triển đã khiến Hy Lạp trở nên rất giàu có.
Đơn vị hành chính cơ bản ở Hy Lạp cổ đại là các thành bang. Thông thường giữa
các thành bang hay xảy ra xung đột với nhau để tranh giành lãnh thổ, trong đó hai
thành bang Athena và Sparta là có ảnh hưởng đặc biệt trong lịch sử của Hy Lạp.
Thời kỳ đầu, các thành bang theo chế độ quân chủ. Nhưng về sau, đặc biệt là ở
Athena, nền dân chủ đã được thành lập, dù Sparta vẫn còn giữ vững chế độ quân
chủ trong suốt lịch sử tồn tại của họ. Tuy nhiên chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ rất
khác so với ngày nay vì chỉ có những công dân nam giới mới được quyền bầu cử.
Chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại.
Năm 490 trước Công nguyên, Hy Lạp đã đánh bại quân Ba Tư xâm lược tại trận

Marathon nổi tiếng. Và đến năm 480, thủy binh Ba Tư lại phải chịu thất bại nặng
nề trong trận thủy chiến Salamis. Những trận chiến này đã khẳng định sức mạnh
quân sự hùng hậu của Hy Lạp. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế của Vương quốc
Macedonia, người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập,
Ba Tư và Ấn Độ. Những cuộc chinh phục của ông đã dẫn tới sự định cư và thống
trị của người Hy Lạp tại nhiều vùng đất xa xôi và làm ảnh hưởng văn hóa của Hy
Lạp lan rộng hơn bao giờ hết. Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hy Lạp hóa. Về
sau, khi Đế chế La Mã thành lập và trở nên hùng mạnh, Hy Lạp đã trở thành một
tỉnh của La Mã nhưng những ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp cổ đại vẫn được duy
trì và phát triển.
Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng sâu rộng đến La Mã và nền văn minh phương Tây
hiện đại. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Hy Lạp cổ đại là
thần thoại Hy Lạp, một tập hợp gồm nhiều truyền thuyết về các vị thần như Zeus,
Hera, Athena, Apollo Triết học Hy Lạp là nền móng của triết học phương Tây
với các nhà triết học nổi tiếng như Thales, Platon, Aristote Toán học và khoa học
Hy Lạp đạt được khá nhiều thành tựu rực rỡ với các nhà khoa học bậc thầy như
Pythagoras, Archimedes. Họ đã phát minh ra những định lý cơ sở cho toán học và
khoa học hiện đại. Kiến trúc Hy Lạp cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn với các
công trình tiêu biểu như đền Parthenon, các khu di tích Olympia, Delphi với hàng
loạt các đền đài, quảng trường, nhà hát, sân vận động khác. Hy Lạp cũng là nơi ra
đời Thế vận hội (Olympic) đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên và được tổ
chức 4 năm một lần, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic hiện đại ngày nay.
Đế chế Byzantine
Vào khoảng cuối thế kỉ 3, Đế chế La Mã phân chia thành hai phần: phía Tây và
phía Đông. Hy Lạp trở thành một phần của Đế chế Đông La Mã, sau này đổi tên
thành Đế chế Byzantine. Đế chế Byzantine là một nhà nước trung cổ theo đạo Cơ
đốc, trong đó tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức. Thế kỉ 11 và thế kỉ 12 là thời
kỳ hoàng kim của Đế chế Byzantine. Tuy nhiên sau đó, đế chế này đã dần dần bị
suy yếu trước những cuộc tấn công của người Hồi giáo và cuối cùng sụp đổ vào
năm 1453.

Đế chế Ottoman
Dưới sự cai trị tàn bạo của Đế chế Ottoman theo Hồi giáo, một bộ phận lớn trí
thức người Hy Lạp đã nhập cư vào Tây Âu, đặc biệt là Ý. Họ đã góp phần rất lớn
trong Phong trào Phục hưng tại châu Âu thời trung cổ. Một bộ phận khác thì rời bỏ
bán đảo Hy Lạp và đến sống tại những vùng núi hoang vu hẻo lánh hay những hòn
đảo trên biển Aegean, nơi mà Đế chế Ottoman không thể áp đặt hệ thống chính trị
và tôn giáo của họ lên người Hy Lạp. Những cộng đồng người Hy Lạp được củng
cố với nhau do cùng chung cơ sở tôn giáo là đạo Chính thống và tôn giáo đã đóng
vai trò khá quan trong trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Hy Lạp sau này.
Nước Hy Lạp hiện đại thành lập


Lá cờ của Hy Lạp trong cuộc chiến giành độc lập năm 1821
Tháng 3 năm 1821, cuộc chiến tranh giành độc lập Hy Lạp chống lại Đế chế
Ottoman bùng nổ mạnh mẽ. Cuộc chiến này kéo dài cho đến tận năm 1829, khi
nền độc lập của nước Hy Lạp non trẻ chính thức được công nhận tại Nghị định thư
Luân Đôn. Năm 1832, Đế chế Ottoman đã phải thừa nhận nền độc lập của Hy Lạp
trong Hiệp ước Constantinople. Vào năm 1827, Ioannis Kapodistrias được chọn là
người đứng đầu chính phủ cộng hòa tuy nhiên ngay sau đó, nền cộng hòa đã bị
giải tán và thay thế bởi chế độ quân chủ. Vị vua đầu tiên là Othon của Hy Lạp,
một người thuộc dòng họ Wittelsbach. Đến năm 1863, vua Othon bị phế truất và
thay thế bởi hoàng tử Vilhelm của Đan Mạch, thuộc dòng họ Oldenburg. Vilhelm
đã đăng quang danh hiệu vua Hy Lạp với tên gọi Georgios I của Hy Lạp và mang
theo một món quà của nước Anh: ngày 29 tháng 3 năm 1864, chủ quyền của quần
đảo Ionia đã được Anh chuyển giao cho Hy Lạp và đến ngày 28 tháng 5 năm 1864,
quần đảo này đã được thống nhất với Hy Lạp.
Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển nhanh chóng, những
cải cách chính trị được thực hiện. Năm 1877, thủ tướng Charilaos Trikoupis đã cắt
giảm bớt quyền lực của hoàng gia Hy Lạp. Năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu
tiên đã được tổ chức tại thành phố Athena.

Cuộc chiến tranh Balkan (1912-1913) đã dẫn tới việc các vùng Crete, Chios,
Samos và miền nam Macedonia, trong đó có Thessaloniki được sát nhập vào Hy
Lạp. Năm 1913, vua Georgios I bị ám sát tại Thessaloniki và được thay thế bởi
người con cả là vua Constantine I của Hy Lạp. Trong Thế chiến thứ nhất, Hy Lạp
đã tham gia vào phe Entente chống lại Đức và Áo. Điều này đã gây ra xung đột
giữa nhà vua và thủ tướng Eleftherios Venizelos và cuối cùng dẫn đến việc vua
Constantine I phải nhường ngôi cho con trai đồng thời gây ra sự chia rẽ về chính
trị tại Hy Lạp.
Tranh chấp lãnh thổ về khu vực Smyrna thuộc Tiếu Á cũng dẫn tới cuộc chiến
tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ (1919-1922) giữa người Hy Lạp và những người
người cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, người Hy Lạp bại trận, Hiệp ước
Lausanne được ký kết vào năm 1923 đã định ra đường biên giới ngày nay và định
ra việc trao đổi dân cư giữa hai nước. Năm 1936, tướng Ioannis Metaxas thiết lập
chế độ độc tài tại Hy Lạp, còn gọi là chế độ mùng 4 tháng 8.
Hy Lạp trong Thế chiến thứ hai (1940-1944)


Một tấm biểu ngữ ủng hộ Hy Lạp trong Thế chiến thứ hai
Ngày 28 tháng 10 năm 1940, nhà độc tài Ý Benito Mussolini gửi tối hậu thư yêu
cầu Hy Lạp đầu hàng và cho quân phát xít chiếm đóng lãnh thổ. Người Hy Lạp đã
kiên quyết nói không và đứng về phe Đồng Minh chống lại lực lượng phát xít.
Ngay lập tức, quân phát xít Ý đã tràn vào chiếm đóng Hy Lạp từ miền nam
Albania nhưng đã vấp phải sự kháng cự hiệu quả của quân đội Hy Lạp. Tiếp theo
đó là trận đánh tại dãy núi Pinlus đã khiến cho quân Mussolini bị đẩy lùi. Lúc đó,
Adolf Hitler mới nhận ra vị trí chiến lược của Hy Lạp và hạ lệnh cho quân phát xít
Đức và Bulgaria tràn vào lãnh thổ nước này.
Sự xâm lược của phát xít Đức vào ngày 6 tháng 4 năm 1941 đã hoàn thành việc
chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp. Nước này trở thành một chiến trường ác liệt
cho đến ngày 12 tháng 10 năm 1944, khi thành phố Athena được quân Đồng Minh
giải phóng. Trong thời gian cai trị của phát xít Đức, nhiều người Do Thái tại Hy

Lạp đã bị đẩy vào các trại tập trung và giết hại. Nạn đói sau chiến tranh đã giết
chết khoảng 300.000 người.
Hy Lạp thời hậu chiến (1944-1966)
Sau khi được giải phóng khỏi ách cai trị của phát xít Đức, cuộc nội chiến Hy Lạp
bùng nổ giữa những người cánh tả và cánh hữu. Cuộc chiến kéo dài từ năm 1946
đến năm 1949, khi lực lượng cánh tả bị đánh bại tại trận Grammos-Vitsi. Trong
các thập niên 1950, 1960, Hy Lạp đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và
vững chắc do nằm trong Kế hoạch Marshall của Mỹ.
Chế độ độc tài tại Hy Lạp (1967-1974)


Xe tăng tấn công Đại học Bách khoa Athena năm 1973
Bắt đầu từ năm 1965, Hy Lạp lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị khiến tình
hình đất nước trở nên hỗn loạn. Ngày 21 tháng 8 năm 1967, một cuộc đảo chính
được Mỹ ủng hộ
[cần dẫn nguồn]
đã diễn ra, lật đổ chính phủ dân chủ và thành lập một
chế độ độc tài quân sự với tên gọi Chế độ Đại tá.
[cần dẫn nguồn]
Những năm sau đó,
rất nhiều người cánh tả và cộng sản tại Hy Lạp đã bị bắt giữ và tra tấn hết sức dã
man
[cần dẫn nguồn]
. Nhiều chính trị gia phải chạy sang các nước khác như Pháp và
Thụy Điển để xin tị nạn
[cần dẫn nguồn]
. Vào tháng 11 năm 1973, sinh viên trường Đại
học Bách khoa Athena nổi dậy chống lại chế độ độc tài nhưng cuộc nổi dậy nhanh
chóng bị dập tắt, xe tăng được điều đến tấn công trường đại học và tàn sát sinh
viên

[cần dẫn nguồn]
.
Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đảo Síp. Cuộc khủng hoảng sau
đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài tại Hy Lạp vào ngày 23 tháng 7 năm
1974.
Hy Lạp ngày nay (từ năm 1975 đến nay)


Tràng pháo hoa mở màn Olympic 2004 tại Athena, Hy Lạp
Ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, cựu thủ tướng Constantine Karamanlis đã từ
Pháp trở về Hy Lạp và thành lập Đảng Dân chủ Mới. Chính phủ dân chủ được tái
thành lập tại Hy Lạp và bản hiến pháp dân chủ của nước cộng hòa được ban hành
vào năm 1975. Chế độ quân chủ ở Hy Lạp chính thức bị giải tán trong một cuộc
trưng cầu dân ý cùng năm. Sau đó, Andreas Papandreou cũng trở về từ Mỹ và
thành lập Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp.
Về đối ngoại, mối quan hệ vốn thường xuyên căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ đã dần
dần được cải thiện. Mùa hè năm 1999, những trận động đất lớn đã tấn công hai
quốc gia này, và những hoạt động cứu trợ nhau sau đó giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ đã góp phần làm ấm lại mối quan hệ giữa hai nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh
Châu Âu
[3]
. Nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển rất nhanh chóng, với một nguồn vốn
đầu tư lớn của nước ngoài đổ vào Hy Lạp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở
của nước này, xây dựng nền kinh tế Hy Lạp theo hướng hiện đại. Dịch vụ và du
lịch ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Năm
2001, Hy Lạp tham gia vào nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro
và sau đó tổ chức thành công Thế vận hội 2004
[4]
.

Chính trị
Tập tin:Geogre Papandreou.jpg
Ông Geogre Papandreou, thủ tướng hiện nay của Hy Lạp
Hy Lạp là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ đại diện
[5]
. Tổng thống là
người đứng đầu đất nước và được lựa chọn bởi quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy
nhiên sau cuộc đổi hiến pháp vào năm 1986, quyền lực của tổng thống dã bị cắt
giảm đáng kể và bây giờ hầu như chỉ mang tính nghi thức. Thủ tướng là người
đứng đầu chính phủ Hy Lạp và có quyền lực chủ yếu trong các công việc của quốc
gia.
Quốc hội Hy Lạp có tổng cộng 300 ghế. Những cuộc bầu cử quốc hội thường
được tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên tổng thống có quyền giải tán quốc hội và tổ
chức bầu cử sớm. Từ khi Hy Lạp quay trở về tiến trình dân chủ từ năm 1975, Hy
Lạp đã trở thành một quốc gia theo chế độ đa đảng. Hai đảng có vai trò quan trọng
nhất trên chính trường Hy Lạp là Đảng Dân chủ mới (Νέα Δημοκρατία) và Phong
trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp(Πανελλήνιο Σοσιαλιστικό Κίνημα).
Tổng thống hiện nay của Hy Lạp là ông Karolos Papoulias. Còn thủ tướng đương
nhiệm là ông Geogre Papandreou. Theo quy định, chỉ có 5 đảng có số phiếu bầu
cao nhất mới có ghế trong quốc hội. Trong cuộc bầu cử vào ngày 16 tháng 9 năm
2007, Đảng Dân chủ Mới là đảng có số phiếu bầu cao nhất với 152 ghế trong quốc
hội, còn Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp đứng thứ hai với 102 ghế. Những
đảng còn lại có ghế trong quốc hội là Đảng Cộng sản Hy Lạp, Liên minh Cánh tả
Cấp tiến và Đảng Nhân dân Chính thống giáo.
Phân chia hành chính


Bản đồ phân chia hành chính Hy Lạp
Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Hy Lạp
Toàn bộ đất nước Hy Lạp được chia thành 13 tỉnh và 1 khu tự trị. Các tỉnh của Hy

Lạp bao gồm 9 tỉnh nằm trên đất liền (bán đảo Hy Lạp) và 4 tỉnh thuộc các đảo và
quần đảo. Riêng Núi Athos, một khu vực dành riêng cho những tu sĩ nam theo
Chính thống giáo được công nhận là một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc
chủ quyền của Hy Lạp
[6]
. Đây là một bán đảo nhỏ nằm ở phía đông nam tỉnh
Trung Macedonia. Tiếp đó, 13 tỉnh của Hy Lạp lại được chia tiếp thành 54 huyện.
Địa lý
Lãnh thổ


Bản đồ Hy Lạp
Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000
hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất
của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940
km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.
Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ
đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km),
Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ
nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất
lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển.
Địa hình
Đất nước Hy Lạp có địa hình khá hiểm trở với khoảng 80% diện tích là đồi núi.
Nằm ở trung tâm đất nước Hy Lạp là dãy núi Pinlus hùng vĩ với độ cao trung bình
là 2636 m so với mực nước biển. Dãy núi Pinlus là một nhánh mở rộng của dãy
Alps Dinaric trên bán đảo Balkan và còn tiếp tục trải dài qua bán đảo Peloponnese,
mở rộng xuống phía nam tạo thành rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên biển Aegean,
cuối cùng kết thúc ở đảo Crete. Những hòn đảo trên biển Aegean của Hy Lạp
chính là đỉnh của những dãy núi chạy ngầm bên dưới đáy biển. Phia bắc của Hy
Lạp có dãy núi Rhodope làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Hy Lạp và

Bulgaria. Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp, cao 2919 m. Đây được cho là
nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đại và ngày nay trở thành một địa
điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp.


Vịnh Navagio ở Zakynthos.
Các đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ tại Hy Lạp và tập trung ở các vùng
Thessaly, Trung Macedonia và Thrace. Đây là những nơi có nhiều đất đai màu mỡ
đồng thời là những vùng tập trung đông dân cư tại Hy Lạp.
Các sông ở Hy Lạp thường ngắn và dốc, một số sông nhỏ thường hay bị khô cạn
vào mùa hè. Các con sông là một nguồn cung cấp thủy điện lớn cho Hy Lạp. Nước
này còn có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú như nhôm, than non, magie,
kẽm, niken, dầu hỏa.
Khí hậu


Cảnh biển ở Hy Lạp
Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn
phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có
độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió.
Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải,
khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu
ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể
có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và
khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ
cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhất
vào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến
64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ
[7]
. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu

ở những vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus.
Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích
phân bố nhỏ, tập trung ở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với
khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải.
Thủ đô Athena của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và
ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ
trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C
[8]
. Phía bắc của thành phố Athena có
kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung
Hải.
Thực vật và động vật


Hồ Kremasta ở Hy Lạp
Rừng chiếm khoảng 50% diện tích đất đai tại Hy Lạp với nhiều loài thực vật đa
dạng, phong phú. Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp và đã
được dùng làm vòng nguyệt quế cho những nhà vô địch thể thao thời xưa. Tại
những vùng đồng bằng ở Hy Lạp có rất nhiều rừng cây ôliu xanh tốt. Còn tại
những vùng núi phía bắc có những cánh rừng linh sam và thông đen. Rừng sồi và
dẻ mọc ở những vùng thấp hơn, bên cạnh đó còn có những cánh đồng trồng nho.
Các loài cây quen thuộc khác ở Hy Lạp là hoa giấy, hoa nhài, mimosa, trúc đào,
hoa huệ xạ
Hy Lạp có một hệ động vật khá đa dạng. Tại những vùng rừng núi ở Hy Lạp có
gấu nâu, linh miêu, chó sói, cáo, hươu, nai Hệ sinh vật biển tại Hy Lạp cũng rất
phong phú với các loài như hải cẩu, rùa biển, mực, bạch tuộc, cá heo, cá voi.
Nhân khẩu
Dân số



Một con phố ở trung tâm thành phố Corfu
Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Hy Lạp là 10.706.290 người. Con
người đã đến vùng đất ngày nay là Hy Lạp từ Thời kỳ Đồ đá cũ vào khoảng 3000
năm trước công nguyên. Sau đó, tổ tiên của người Hy Lạp đã đến đây vào khoảng
thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và xây dựng những nền văn minh rực rỡ.
Vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, có 3 triệu dân sinh sống trên bán đảo
Hy Lạp và 6 triệu người Hy Lạp định cư tại nhiều vùng khác nhau quanh khu vực
Địa Trung Hải. Trong thời kỳ Đế chế Byzantine, nhiều dòng người khác nhau, chủ
yếu là người Slav và người Do Thái đã nhập cư vào Hy Lạp. Đến khi bán đảo Hy
Lạp bị thống trị bởi Đế chế Ottoman, nhiều người Hy Lạp đã rời bỏ đất nước để
sang Tây Âu. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ 19 cho đến khi kết thúc Thế
chiến thứ hai, một dòng người Hy Lạp rất lớn cũng di cư sang Mỹ, Canada và Úc
để thoát khỏi tình trạng bất ổn trong nước. Hiện nay, một bộ phận người dân Hy
Lạp cũng có xu hướng nhập cư sang các nước phát triển khác trong Liên minh
Châu Âu như Đức và Bỉ để kiếm việc làm.
Tốc độ gia tăng dân số của Hy Lạp hiện nay là 0,16%. Nhiều khả năng Hy Lạp sẽ
phải đối mặt với tình trạng giảm dân số trong tương lai khi mà tỉ lệ tử tại nước này
đã vượt quá tỉ lệ sinh. Dân cư Hy Lạp tăng lên chủ yếu do nhập cư
[9]
.
Các nhóm thiểu số
Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số Hy Lạp. Trong đó các
nhóm dân tộc thiếu số chính là người Thổ Nhĩ Kỳ, người Slav, người Albania,
người Armenia, người Do Thái
Người Thổ Nhĩ Kỳ là cộng đồng thiểu số lớn nhất tại Hy Lạp với số lượng khoảng
74.000 người. Họ sinh sống tập trung ở tỉnh Thrace thuộc miền đông bắc Hy Lạp.
Tuy những mâu thuẫn lịch sử giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp vẫn còn
tồn tại nhưng đa phần các nhóm dân này đều sống hòa thuận với nhau.
Người Slav phân bố chủ yếu ở miền bắc Hy Lạp và có nguồn gốc từ người
Bulgaria và người Macedonia. Họ được phân chia thành hai nhóm tôn giáo chính

là người Slav theo đạo Chính thống và người Slav theo đạo Hồi. Người Albania
cũng là một nhóm dân lớn ở Hy Lạp, chủ yếu là những người Albania nhập cư
sang để tìm việc làm. Người Do Thái thì từng có một cộng đồng dân cư rất lớn tại
nước này, nhưng phần lớn họ đã bị giết hại bởi phát xít Đức trong Thế chiến thứ
hai hoặc nhập cư sang Israel và một số nước khác. Ngày nay cộng đồng Do Thái ở
Hy Lạp chỉ còn rất ít với khoảng 5500 người, tập trung chủ yếu ở Thessaloniki.
Ngoài ra ở Hy Lạp còn có một cộng đồng người Armenia khá đông đảo với
khoảng 35.000 dân.
Tôn giáo


Một tu viện Chính thống giáo ở miền bắc Hy Lạp
Chính thống giáo Hy Lạp được hiến pháp công nhận là tôn giáo chính thức tại Hy
Lạp, song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo. Chính thống giáo
Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân
bố rộng khắp toàn đất nước Hy Lạp. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai với số
tín đồ ước tính từ khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ yếu ở tỉnh
Thrace. Bên cạnh đó còn có cộng đồng người Hồi giáo nhập cư vào khoảng
200.000 đến 300.000 người. Cộng đồng Thiên chúa giáo tại Hy Lạp có số tín đồ
ước tính khoảng 250.000 người. Còn đạo Nhân Chứng Giê-hô-va và đạo Tin lành
đều có khoảng 30.000 tín đồ. Cộng đồng theo đạo Do Thái trước kia rất đông tại
Hy Lạp, nay chỉ còn 5000 người và phân bố chủ yếu ở Thessaloniki.
Kinh tế
Hy Lạp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao
[10]
. Từ sau Thế chiến thứ hai,
Hy Lạp đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu với tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm khoảng 7% từ năm 1950 đến năm 1973. Những chính sách cải cách
kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh Châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế
Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp.

Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Hy Lạp năm 2006 là 0,921 - đứng thứ 24
trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hy Lạp năm 2007 là 23.500
USD
[11]
.
Các ngành kinh tế


Đảo Rhodes, một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hy Lạp
Dịch vụ chiếm một tỉ trọng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Trong các ngành
dịch vụ, Hy Lạp đặc biệt phát triển ngành du lịch, vốn là thế mạnh của nước này
với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử
độc đáo. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15%
GDP, đồng thời tạo ra nhiều việc làm lớn cho người dân Hy Lạp. Năm 2005, Hy
Lạp đón tiếp khoảng 18 triệu du khách quốc tế đến tham quan.
Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản
xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng
có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp
đóng tàu hùng mạnh
[12]
. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở Hy Lạp là dệt,
hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy chiếm tỉ
trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại cây
trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam,
chanh Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 74,4%, công nghiệp
20,6% và nông nghiệp 5,1%
[13]
.
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp đạt 4,3%, cao hơn so với mức
trung bình của Liên minh Châu Âu.

Tuy nhiên, vào năm 2010, Hy Lạp trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng,
& lây lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Cộng hoà Ireland, Vì thế, chính
phủ Hy Lạp đã phải sử dụng biện pháp Thắt lưng buộc bụng, nhưng không dược
dân chúng ủng hộ & đã liên tiếp xảy ra biểu tình, mà mãi sau đó mới im ắng được.
Ngoại thương
Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những
thị trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%),
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (7,5%), Bulgaria (6,3%) và Mỹ
(5,3%).
[cần dẫn nguồn]

Nhập khẩu năm 2006 của Hy Lạp đạt khoảng 59,1 tỉ USD.
[cần dẫn nguồn]
Các mặt
hàng nhập khẩu của Hy Lạp bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhiên liệu và
hóa chất. Các thị trường nhập khẩu chính của nước này là Đức (13,3%), Ý
(12,8%), Pháp (6,4%), Hà Lan (5,5%) và Nga (5,5%).
[cần dẫn nguồn]

Đồng tiền chính thức của Hy Lạp là đồng euro.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×