Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

môn thị trường và các định chế tài chính : hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng không kỳ hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.6 KB, 28 trang )

[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
DANH SÁCH NHÓM 2
1. Nguyễn Thị Thanh Bình 35K7.1
2. Lê Thị Kim Chi 35K7.1
3.Trần Lê Phương Linh 35K7.1
4. Huỳnh Thị Mai Ly 35K15.2
5. Đàm Thị Đại 35K15.2
6. Lê Hồng Hiền 35K07.2
7. Trần Thị Ngân Anh 35K07.2
8. Nguyễn Lê Phương Loan 35K07.2
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 1
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục lục Trang
1. Khái quát thị trường chứng khoán phái sinh 3
2. Nghiên cứu hợp đồng kì hạn
2.1. Các khái niệm cơ bản 3-4

2.1. Đặc điểm của hợp đồng kì hạn 4-7
2.2. Hợp đồng kì hạn ra đời và tồn tại 7-8
2.3. Tỷ giá kì hạn 9
2.3.1. Khái niệm 9
2.3.2. Công thức 9
2.4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn 10-11
2.4.1. Ưu điểm 10
2.4.2. Nhược điểm 11
3. Nghiên cứu hợp đồng tương lai
3.1. Các khái niệm cơ bản 11
3.2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai 12-13


3.3. Lí do hợp đồng tương lai tồn tại 14
3.4. Các chủ thể trên thị trường tương lai
3.4.1. Những nhà đầu cơ 14-15
3.4.2. Những người phòng hộ 15-16
3.4.3. Nhà đầu cơ hưởng chênh lệch 16
3.4.4. Các đối tượng trên sàn giao dịch 16-17
3.4.5. Các đối tượng khác trên sàn giao dịch 17-18
3.5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai 18-19
3.5.1. Ưu điểm 18
3.5.2. Nhược điểm 19
3.6. Các lệnh trên thị trường tương lai 19-22
4. So sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai
4.1. Giống nhau 22
4.2. Khác nhau 23-27
Tài liệu tham khảo 28
1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH:
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 2
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các
loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một
loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay
một số tài sản tài chính khác, gọi là tài sản cơ sở (underlying asset). Tài sản cơ sở
có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Các loại công
cụ tài chính phái sinh bao gồm:
• Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
• Hợp đồng hoán đổi (swaps)
• Hợp đồng tương lai (futures)
• Quyền chọn (options).
Các loại hợp đồng phái sinh được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát

triển và giao dịch hàng hóa và giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường trái
phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối. Phần tiếp theo của bài này sẽ
xem xét chi tiết hơn một trong những loại hợp đồng tài chính phái sinh, đó là hợp
đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai cũng như so sánh điểm khác biệt giữa hai loại
hợp đồng này.
2. HỢP ĐỒNG KÌ HẠN (Forward contracts)
2.1. Các khái niệm cơ bản :
Hợp đồng kì hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối
với một loại tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện
tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai.
* Một số khái niệm liên quan:
• Ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn: là thời điểm xác định trong
tương lai.
• Kì hạn của hợp đồng: là thời gian từ ngày kí hợp đồng đến ngày thanh toán.
• Giá kì hạn: là giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng.
• Giá giao ngay: là giá bán của tài sản được giao vào ngày giao ngay.
• Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được
xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 3
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền
tệ.
2.2. Đặc điểm của hợp đồng kì hạn :
• Hợp đồng kì hạn được mua bán trên thị trường phi tập trung.
• Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một tổ
chức với một nhà đầu tư . Thông thường hợp đồng này thực hiện giữa các tổ chức
tài chính với nhau hoặc giữa tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp
phi tài chính (các hợp đồng này thường được kí kết song phương).
• Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đến ngày đáo hạn.Tại thời

điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán
tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp
đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua
bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
Ví dụ 1: Vào ngày 1/09/2006, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 1 tấn gạo với
kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/12/2006) với giá 7.000đ/kg. B được gọi là người
bán trong hợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng B
phải bán cho A một tấn gạo với giá 7.000đ/kg và A phải mua 1 tấn gạo của B với
giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.
Ví dụ 2: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao
động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời
tiết.
Năm nào thời tiết tốt và giá cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong
nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời
tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 4
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân.
Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn Vinacafe, có thể
thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với nông dân. Ví dụ vào đầu
vụ, Vinacafe ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của ông X 20 tấn cà phê với giá là
15 triệu đồng/tấn. Ông X được gọi là người bán và Vinacafe là người mua trong
hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng ông X phải bán cho Vinacafe 20 tấn cà phê với giá
thỏa thuận trước là 15 triệu đồng/tấn và Vinacafe phải mua 20 tấn cà phê của ông
X với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.
Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả ông X và Vinacafe đều có được sự yên
tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường.
• Hợp đồng kì hạn không được tiêu chuẩn hóa:
• Giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau: dựa theo những ước tính

mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao
nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết
trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết
một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.
• Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng chống lại các
nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai.
• Rủi ro tín dụng: Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua
và bên bán của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Trong
trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện
hợp đồng thì việc giao dịch để bán lại hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều
khó khăn do các điều kiện của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận
với nhau.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 5
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
• Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa thông
thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán.
• Cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi
nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi
bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng.Khi có sự
thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một
trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Bob muốn mua một căn nhà trong năm tới. Đồng thời Andy hiện tại
đang sở hữu một căn nhà trị giá 100.000 USD mà anh ta muốn bán trong năm tới.
Hai người ký một hợp đồng kỳ hạn với giá mua bán căn nhà là 104.000 USD trong
vòng một năm tới. Một năm sau, giá thị trường của căn nhà là 110.000 USD. Khi
đó Andy cũng buộc phải bán căn nhà cho Bob với giá 104.000 USD.
Hãy nghiên cứu ví dụ sau để hiểu rõ hơn về đặc điểm của một hợp đồng kì
hạn :
Giả sử Mr. X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr. Y

sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thoả thuận bán
ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là $104,000, hợp đồng này là một hợp
đồng kì hạn. Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai,
ngược lại, Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là
$110,000, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá $104,000 theo như
cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ $6000, còn X lãi $6000 (vì X
có thể mua nhà của Y với giá $104,000 và bán ngay trên thị trường với giá
$110,000).
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 6
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng
lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất.
Tiếp tục ví dụ trên, giả sử giá bán hiện nay của ngôi nhà là $100,000, thì Y có
thể bán ngay để đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm. Sau 1 năm Y sẽ có
số tiền $104,000 mà không phải chịu chút rủi ro nào. Trong khi đó nếu X muốn
mua ngay ngôi nhà anh ta sẽ đến vay ngân hàng số tiền $100,000, và cũng phải trả
lãi 4%/năm. Còn ngược lại nếu kí hợp đồng mua kì hạn anh ta sẽ không phải trả lãi
nên X cũng sẵn sàng bỏ ra $104,000 để mua ngôi nhà trong vòng 1 năm nữa. Đó là
lý do vì sao giá kì hạn được thống nhất ở $104,000 chứ không phải là $100,000.
2.3. Thị trường kì hạn ra đời và tồn tại :
• Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán
ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định
kể từ khi thỏa thuận hợp đồng.
• Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện
phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của
tỷ giá gây ra. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được
sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết
trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường.
• Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại,

các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các
công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên
chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao
dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 7
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thực
hiện giao dịch loại hợp đồng này.
Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà
nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số
17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quy chế này giao dịch hối
đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số
lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện
trong tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do
ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham
gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên
độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời
điểm ký kết hợp đồng. Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức
đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này
vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao
dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt
thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để
khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu.
Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống
giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Về
phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo
ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có
thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để
quản lý rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam gia nhập WTO và

dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can
thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 8
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia tăng. Do vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu
nên làm quen với loại giao dịch này càng sớm càng tốt.
2.4. Tỷ giá kỳ hạn
2.4.1. Khái niệm :
Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác
định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn
và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
2.4.2. Công thức:
Gọi:
• F là tỷ giá kỳ hạn
• S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND
• r
d
là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND
• r
y
là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD
Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau:
Công thức (1) dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity –
IRP). Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù
đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch
giá không thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi
suất.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 9


F = S(1 + r
d
)/(1+ r
y
) (1)
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
2.5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn:
2.5.1. Ưu điểm:
• Có thể được thiết kế một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào sự thoả thuận
của hai bên.
• Là phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, với tư cách là công cụ
phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập
hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên
thị trường tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra.
• Do có sự thay đổi giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay mà phát sinh
các khoản lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn.
2.5.2. Nhược điểm :
Chính là những rủi ro còn tồn tại trong hợp đồng
• Thiếu tính lỏng (lack of liquidity), bên bán rất khó tìm được đối tác
có cùng sở thích với mình, nếu có tìm được thì hợp đồng kỳ hạn rất dễ bị đối tác ép
giá do khả năng tìm kiếm thêm một đối tác trên thị trường đòi hỏi chi phí cao
• Vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể
không chính xác.
• Rủi ro tín dụng: Do không có chi phí nào phát sinh trong hợp đồng
kỳ hạn và không một tổ chức nào đứng ra đảm bảo rằng các bên sẽ thực hiện đúng
cam kết của mình vào thời điểm thực hiện hợp đồng, nên rủi ro tín dụng có thể xảy
ra.
Chẳng hạn:Bên mua sẽ không thực hiện hợp đồng nếu giá chứng khoán trên thị
trường giảm thấp hơn so với giá cam kết vào trước ngày giao hàng và họ có thể

Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 10
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
mua được chứng khoán cùng loại trên thị trường ở mức giá thấp hơn. Và ngược lại,
bên bán có thể từ chối bán chứng khoán nhưng đã cam kết khi giá chứng khoán
trên thị trường tăng lên.
• Rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản của hợp đồng: Vì các điều
khoản của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau nên sẽ gặp
khó khăn nếu chuyển nhượng lại hợp đồng cho bên thứ ba trong trường hợp một
bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Để hạn chế rủi ro,
trong một số trường hợp khi kết hợp đồng kỳ hạn, các bên tham gia ký quỹ một số
tiền nhất định tại bên trung gian thứ ba. Điều này đảm bảo các bên tham gia phải
thực hiện đúng như cam kết và nếu vi phạm, bên còn lại có thể nhận số tiền này
như là khoản bồi thường cho các bất lợi có thể xảy ra.
3. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Future contracts)
3.1. Các khái niệm cơ bản :
Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài
sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã
thỏa thuận ở thời điểm hiện tại.
* Một số khái niệm:
• Giá tương lai: là giá cả được quyết định tại phiên giao dịch hay giá
được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng.
• Giá quyết toán: là giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng.
• Ngày trong tương lai: là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối
cùng.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 11
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
• Vị thế mua (long position): người nắm giữ vị thế mua có nghĩa vụ
mua tài sản cơ sở theo giá đã thỏa thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

• Vị thế bán (short position): người nắm giữ vị thế bán có nghĩa vụ
bán tài sản cơ sở theo giá đã thỏa thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
3.2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai :
• Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung
• Niêm yết trên sở giao dịch:
• Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người
môi giới, được giao dịch tại Sở giao dịch.Điểm này cho phép giá cả được hình
thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công
khai.
• HĐTL là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong
tương lai
Khi lập một HĐTL thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào trong mối
liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định
cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá
thoả thuận trước. Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thoả
thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương
lai.
Như vậy, cả hai bên trong quan hệ HĐTL đều bị ràng buộc bởi những quyền và
nghĩa vụ nhất định. Và để đảm bảo cho các HĐTL được thi hành nên SGD đã qui
định các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc ký quỹ hoặc
các giấy tờ chứng minh khác.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 12
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó
là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là
kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham
gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị
trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.
Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu giao tháng 5/2007 theo

một hợp đồng tương lai với giá $65/thùng. Đến tháng 5/2007, giá dầu lên
$85/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000 thùng dầu với giá $65 hoặc A
sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B 20x100,000= 2tr USD.
• Xoá bỏ rủi ro tín dụng:
Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai
bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty
thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người
bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh
toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không
ảnh hưởng gì đến bên kia.
• Các điều khoản trong hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá:
Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp đồng, thời gian và
địa điểm giao hàng: được Sở Giao dịch xác định cụ thể.
• Các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện ký quỹ một số tiền nhất
định. Số tiền ký quỹ được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng và
không được trả lãi. Có 02 loại: ký quỹ ban đầu (initial margin) và ký quỹ duy trì
• Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to
market):
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 13
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng
ngày.Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận
(giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho
bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, vì không bên nào biết về đối tác
của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán
bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng.
3.3. Thị trường tương lai tồn tại vì những lý do sau:
1. Giúp cho các giao dịch xuyên thời gian trở nên dễ dàng hơn. Sản xuất, tiêu
dùng và các quyết định kinh doanh trở nên tối ưu hơn khi có thị trường tương lai.

Nó cho phép các cá nhân thực hiện các hợp đồng chi phí thấp một cách nhanh
chóng để trao đổi tiền-hàng trong tương lai. Những người phòng hộ và đầu cơ sẽ
giao dịch trên thị trường tương lai khi tốc độ là quan trọng.
2. Hợp đồng tương lai cho các cá nhân biết để họ hành động dựa vào những
thông tin hảo hạn Bằng cách này, giá sẽ trở nên hiệu quả hơn. Hay nói cách khác,
giá sẽ phản ánh thong tin đầy đủ hơn và nguồn tài nguyên sẽ được phân chia một
cách tối ưu.
3. Hợp đồng tương lai cho phép các cá nhân phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Các nhà sản xuất và người sử dụng sau đó có thể làm những gì tốt nhất. Những
người phòng hộ sẽ chuyển rủi ro sang những người đầu cơ. Sự không chắc chắn về
giá trong tương lai là những điều kiện để các hợp đồng tương lai giao dịch thành
công. Thu hút cả những người đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro.
4. Giá tương lai thường chứa đựng thông tin bên trong nó, thường được gọi là
chức năng “khám phá giá” của hợp đồng tương lai. Nhà sản xuất và người tiêu
dung có thể có những nhận định hiệu quả nhất về cung cầu hàng hóa trong tương
lai, giá giao ngay tương lai sẽ như thế nào, bằng cách xem xét giá tương lai vào
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 14
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
thời điểm hiện tại ra sao. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định sản xuất và dự
trữ tốt nhất.
3.4. Các chủ thể trên thị trường tương lai
3.4.1. Những nhà đầu cơ (speculators):
Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao
động giá. Họ có thể giữ thế trường vị (long position) hay đoản vị (short position)
hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (spread position). Có thể chia ra làm 2
loại nhà đầu cơ:
- Nhà đầu cơ vị thế (position traders): Họ thường vào các vị thế và giữ chúng
trong vài ngày, vài tuần, hay vài tháng. Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật
để dự đoán sự biến động giá và xu hướng giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị

thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Hoặc những nhà đầu cơ khác lại sử dụng các
phân tích cơ bản để đưa ra nhận định về giá, họ thường sử dựa vào các dữ liệu kinh
tế vĩ mô để đưa ra các dự đoán về sự biến động giá.
- Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong
một ngày giao dịch.Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao
dịch ngày thường tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến động giá cả
thường xuyên, và tốn các chi phí cho những giao dịch trong suốt một ngày, với
mục đích kiếm được vài tick lợi nhuận trong một giao dịch.
3.4.2. Những người phòng hộ (Hedgers):
Là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự
biến động giá bất lợi cho họ. Ví dụ, một công ty Việt Nam phải mua 100.000 thùng
dầu với giá $60/thùng để bán qua Mỹ với giá kỳ vọng khoản $75/thùng, rủi ro hiển
hiện ở đây là trong suốt khoảng thời gian vận chuyển dầu qua Mỹ, giá dầu ở Mỹ sẽ
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 15
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
giảm xuống dưới $75/thùng sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí là lỗ. Khi đó, để hạn
chế tối đa rủi ro, công ty này có thể bán hợp đồng tương lai (vào thế đoản vị) dầu
với cùng số lượng để phòng ngừa rủi ro. Nếu giá lúc giao hàng giảm,công ty sẽ bị
giảm lợi nhuận hay lỗ, nhưng sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận ở hợp đồng tương lai
dầu. Đây là một ví dụ của phòng hộ đoản vị (short hedge).
Một ví dụ khác, một công ty ký hợp đồng bán nữ trang cho một nhà bán lẻ vào
tháng 1, giao hàng vào tháng 9. Nhưng vào thời điểm hiện tại, công ty không có
vàng nguyên liệu trong kho, và cũng không có đủ tiền mặt để mua vàng vào lúc
này,công ty dự tính rằng vào tháng 5 mới có thể đáp ứng được nguồn vàng nguyên
liệu để bắt đầu sản xuất, nhưng lo ngại từ đây đến đó giá vàng sẽ tăng, làm đội giá
sản phẩm đầu ra. Để phòng ngừa cho điều này, công ty có thể mua mua những hợp
đồng tương lai vàng để tránh rủi ro tăng giá vàng nguyên liệu. Đây là một ví dụ của
phòng hộ trường vị (long hedge).
3.4.3. Những người đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageurs):

Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào
đó cùng những hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau ở hai thị tường
khác nhau.Họ là những người dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá
tương lai, hay những biến động cung cầu nhất thời làm rối loạn giá để kiếm lợi
nhuận từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá tương lai.
3.4.4. Những đối tượng trên sàn giao dịch
Những người giao dịch trên các sàn giao dịch có thể được phân loại theo mục
tiêu và chức năng:
- Những người giao dịch sàn (Floor traders) : là những thành viên giao dịch các
hợp đồng tương lai ở các khu vực tương lai (futures pit). Những người giao dịch tài
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 16
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
khoản riêng của anh ta gọi là một local, họ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường
vì họ hoạt động như những nhà đầu cơ (scalpers) giao dịch rất ngắn hạn.Họ muốn
mua hợp đồng tương lai ở giá đã đặt (bid) và nhanh chóng bán lại ở một mức giá
phù hợp (asked). Họ phải đăng ký với ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC)
để được hoạt động.
- Những nhà môi giới sàn (floor brokers) : giúp thi hành lệnh cho các bên ,ví
dụ như các FCM (Futures commission merchant), hoạt động gần giống như các
công ty môi giới chứng khoán, bằng cách thu phí giao dịch (khoảng $1 hay $2 mợt
hợp đồng).Họ cũng phải đăng ký với CFTC để được hoạt động.
- Một chủ thể nữa là những người giao dịch sàn mà hoạt động như cả một local
và một nhà mội giới, thường được gọi là dual trading. Họ thường thực hiện mua 2
hợp đồng trong một khỏang thời gian ngắn ở 2 mức giá khác nhau, 1 cho khách
hàng và 1 cho chính anh ta. Điều này gây ra những tranh cải về “tình trạng tiến
thoái lưỡng nan về đạo đức (ethical dilemma)”, nên để được phép hoạt động,anh ta
phải trải qua những thủ tục kiểm tra dài dòng và hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế
sự lạm dụng của anh ta.
3.4.5. Những đối tượng khác tham gia trên thị trường

- Những người cộng tác (Associated persons-APs): là những cá nhân làm việc
cho FCM bằng cách nhận lệnh và chấp nhận lệnh. Gần giống những người môi
giới chứng khoán.
- Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers-CTAs):
phân tích thị trường tương lai, cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch,
đồng thời đưa ra các lời khuyên, tư vấn cho các nhà giao dịch.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 17
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
- Các nhà môi giới giới thiệu (Introducing brokers-IBs): Là những cá nhân trực
tiếp kinh doanh với các FCM và các CTA, nhưng chính họ không phải là các AP
và các CTA. Một IB thường chào mời và chuyển lệnh, khi một lệnh được nhận,nó
được đưa vào một FCM để thi hành.Những IB khác thì góp các khoản quỹ nhỏ
thành một khoản lớn để có thể trở thành một CTA mà đòi hỏi khoản đầu tư tối
thiểu lớn.
- Các nhà huy động quỹ hàng hóa (Commodity pool operators-CPOs): Hoạt
động như các quỹ tương hỗ trong thị trường chứng khoán, huy động vốn của các
nhà đầu tư nhỏ và sử dụng để giao dịch tương lai.
Các đối tượng này muốn tham gia thị trường tương lai cần phải đăng ký với
CFTC để được hoạt động.
3.5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai :
3.5.1. Ưu điểm:
• Giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, trực tiếp xem diễn biến thị trường để
phòng ngừa rủi ro cho việc kinh doanh trong tương lai.
• Là một trong những công cụ phái sinh giúp nhà đầu tư có thể linh hoạt và
năng động hơn trong việc lựa chọn các công cụ để tham gia thị trường.
• Hợp đồng tương lai cho phép các cá nhân phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Các nhà sản xuất và người sử dụng sau đó có thể làm những gì tốt nhất. Những
người phòng hộ sẽ chuyển rủi ro sang những người đầu cơ. Sự không chắc chắn về
giá trong tương lai là những điều kiện để các hợp đồng tương lai giao dịch thành

công. Thu hút cả những người đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro.
• Giúp cho các giao dịch xuyên thời gian trở nên dễ dàng hơn. Sản xuất, tiêu
dùng và các quyết định kinh doanh trở nên tối ưu hơn khi có thị trường tương lai.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 18
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
Nó cho phép các cá nhân thực hiện các hợp đồng chi phí thấp một cách nhanh
chóng để trao đổi tiền-hàng trong tương lai. Những người phòng hộ và đầu cơ sẽ
giao dịch trên thị trường tương lai khi tốc độ là quan trọng.
• Có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kì hạn.
• Sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ. Nó cho phép các bên
tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kì thời điểm nào trước khi hợp
đồng hết hạn nên dễ dàng thu hút nhiều đối tượng tương lai.
3.5.2. Nhược điểm :
• Đây là một sân chơi có rủi ro, khi tham gia trên các sàn quốc tế các
nhà đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính, khả năng phân tích, tập hợp thông tin về thị
trường có giới hạn sẽ dễ bị thua lỗ nặng.
• Chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày
chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi.
• Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào Việt Nam nên
số doanh nghiệp thực hiện còn ít. Vì mới mẻ nên nhiều trường hợp doanh nghiệp
đoán sai giá cả tương lai đành phải chịu thua lỗ nhiều
3.6. Các loại lệnh để giao dịch tương lai :
Tất cả các lệnh để giao dịch hợp đồng tương lai có những điểm chung sau:
- Là lệnh mua hay lệnh bán.
- Tên của hàng hóa.
- Năm và tháng giao hàng của hợp đồng.
- Số lượng hợp đồng.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 19
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]

November 19, 2010
- Nơi (sở) mà hợp đồng giao dịch (nếu nó được giao dịch trên các sở liên
thông với nhau).
- Là lệnh giới hạn hay lệnh thị tường.
- Là lệnh ngày (day order- là lệnh tự huỷ vào cuối ngày giao dịch nếu nó
không được thực hiện) hay lệnh không tự hủy.
*Một số lệnh phổ biến thường gặp:
• Lệnh thị trường (Market order ) : Là lệnh mua bán mà không có
một mức giá rõ ràng được ấn định.Nếu một người đặt một lệnh thị trường để mua
hoặc bán, người đó sẽ vào một thế trường vị hay đoản vị ở mức giá đang có lợi thế
ở khu vực giao dịch tương lai vào lúc đó.Khi nhận được một lệnh, một đại diện của
FCM của người giao dịch sẽ đi dến khu vực mà hợp đồng tương lai đó được giao
dịch và cố gắng đạt dược một mức giá tốt nhất có thể,dựa vào tình hình cung cầu
trên thị trườn lúc đó.Có một rủi ro là trong một thị trường “nhanh”,giá giao dịch sẽ
khá khác giá dược ấn định tới khách hàng bởi FCM chỉ sớm hơn một hoặc hai
phút.
• Lệnh giới hạn (Limit order) : Là lệnh mua bán ở một mức giá được
ấn định cụ thể,nhưng có rủi ro là đôi khi lệnh không được thi hành.
• Lệnh Market-if-touched (MIT order) : gần giống như lệnh giới
hạn,chỉ khác ở chỗ nó sẽ trở thành lệnh thị trường khi một giao dịch ở mức giá
được ấn định đó xảy ra.Ví dụ,một lệnh mua MIT mặt hàng vàng với giá được định
rõ là $273,4/oz sẽ trở thành lệnh thị trường ngay khi một giao dịch ở mức giá đó
được thực hiện.Người giao dịch có thể khớp ở mức giá đó, hoặc trên hoặc dưới
mức giá đó.Trong thị trường đang giảm nhanh, những giao dịch tiếp theo sau khi
đặt lệnh mua MIT thường là ở mức $275; $272,6; $270,8. Giao dịch nên được thực
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 20
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
hiện ở bất kỳ mức giá nào tồn tại sau cái giao dịch ở mức giá $272,6.Trong trường
hợp này thì nên là $270.

• Lệnh Ngừng (Stop order): còn được gọi là lệnh cắt lỗ hay lenh ban
tu dong (Stop-loss-orders), cũng được định rõ một mức giá. Có hai loại là lệnh
ngừng để mua và lệnh ngừng để bán.Lệnh ngừng để mua thường được đặt bởi
người đang ở thế đoản vị một hợp đồng và muốn hạn chế khoản lỗ của anh ta khi
giá bắt đầu tăng. Vì vậy,lệnh ngừng để mua được đặt ở mức giá được ấn định trên
mức giá tương lai hiện tại, và sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá tương lai bằng
hoặc lớn hơn giá được ấn định đó.Ngược lại,lệnh ngừng bán được dặt ở mức giá
dưới giá tương lai hiện tại.
Ví dụ: Một người mua lần đầu một hợp Trái phiếu chính phủ với giá $100/trái
phiếu. Sau khi giao dịch được thực hiện, anh ta có thể đặt một lệnh ngừng để mua
ở mức giá $105/trái phiếu nhằm hạn chế khoản lỗ của anh ta do lo sợ giá tương lai
của nó sẽ tăng ngược với mong đợi của anh ta là giá sẽ giảm. Nếu có một giao dịch
được thực hiện ở mức giá là $105/trái phiếu, thì sau đó lệnh của anh ta sẽ trở thành
lệnh thị trường mua, và anh ta sẽ phải bù đắp thế đoản vị của mình ở mức giá tiếp
theo, bất cứ mức giá nào.
Lưu ý: Khác với lệnh ngừng để mua, lệnh giới hạn mua sẽ định rõ một mức giá
dưới giá hiện tại.Trong trường hợp này người giao dịch muốn bắt đầu thế trường vị
ở một mức giá tương lai có lợi cho anh ta hơn.hoặc anh ta sẽ có được một khoản
lãi trên thế đoản vị hiện tại nếu giá tương lai giảm xuống tới mức giá mà anh ta đã
đặt.
• Lệnh giới hạn ngừng (Stop limit order): là lệnh sẽ trở thành lệnh
giới hạn khi giá được định rõ (giá đặt) được đạt đến. Vì vậy, trong ví dụ trên, nếu
có một giao dịch xảy ra ở mức giá $105/trái phiếu, một lệnh giới hạn ngừng mua sẽ
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 21
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
giúp người giao dịch chỉ phải bù đắp vị trí của mình ở mức $105/trái phiếu hay ở
một mức tốt hơn (dưới $105/trái phiếu). Một lệnh giới hạn ngừng thậm chí có thể
định rõ một mức giá ngừng khác giá giới hạn. Ví dụ,một người giao dịch có thể đặt
mua lại hợp đồng trái phiếu chính phủ với mức ngừng là $105/trái phiếu và mức

giới hạn là $102/trái phiếu, nghĩa là,khi có một giao dịch ở mức giá $105, người
giao dịch sẽ phải bù đắp thế đoản vị của anh ta,nhưng chỉ ở mức giá từ $102 đến
$105. Điều này rất quan trọng vì khi sử dụng lệnh giới hạn ngừng sẽ có rủi ro là
không thực hiện được giao dịch trong một vài điều kiện thị trường nhanh.
Còn khá nhiều loại lệnh nữa mà có thể được đặt ở các sở hay các thị trường
giao dịch khác. Lưu ý rằng cần xem xét xem loại lệnh nào sẽ được chấp nhận ở sở
giao dịch nào. Ví dụ như lệnh MIT được chấp nhận ở CME nhưng không được
chấp nhận ở CBOT. Thường thì các FCM sẽ cung cấp một bảng tóm tắt các loại
lệnh nào được chấp nhận ở các sở giao dịch khác nhau.
 Kết luận
Thị trường tương lai là một dạng thị trường bậc cao của thị trường tài chính,
việc tham gia thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhất định để
có thể bảo vệ quyền lợi cũng như làm lợi tối đa cho chính mình.
4. SO SÁNH HỢP ĐỒNG KÌ HẠN VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
4.1. Sự giống nhau:
• Đều là các công cụ chứng khoán phái sinh; hợp đồng tương lai
cũng như hợp đồng kỳ hạn đều có sự bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày
giao hàng đã thỏa thuận trước; đều phải ký quỹ một số tiền nhất định để đảm bảo
cho việc thực hiện hợp đồng.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 22
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
• Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng,
chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng.
• Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này
chính là khoản lỗ của bên kia.
4.2. Sự khác nhau:
• Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là
được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất
định (gọi là contractsize), hàng hoá được phân theo lô, đánh số, kí mã hiệu đầy đủ,

ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự
đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại, mọi đều khoản của hợp
đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên; hợp đồng kì hạn
có tính riêng biệt, mỗi hợp đồng mỗi khác.
• Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai.
Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ
thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp
đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ
thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một
hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, đối với hợp đồng kì hạn ngoài trừ thị
trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị
trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản
• Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn
nhiều so với hợp đồng kỳ hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù
trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và
người mua.Nghĩa là, nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 23
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương
lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù
trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và
người mua theo những qui tắc đã được đặt ra.
• Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao
dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh
toán lãi lỗ giữa các bên. Ngược lại, hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc
giao hàng thực sự giữa các bên.
• Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn
định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn
hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai.

Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao hàng là rất cao, nên
khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá vỡ
hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số
0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ
trong tài khoản và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa
các bên.
• Hợp đồng tương lai ít rủi ro hơn khi mà nó được giao dịch thông
qua các sàn giao dịch, bên còn lại của hợp đồng là clearinghouse, luôn đảm bảo uy
tín. Ngược lại trong hợp đồng kì hạn người tham gia phải đối mặt với rủi ro phía
đối tác sẽ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng.
 Kết luận: Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục
được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách
thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh.
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 24
[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai]
November 19, 2010
Những điểm khác nhau giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai được tóm
tắt qua bảng sau:
Bảng: Sự khác nhau giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai
Điểm khác
biệt
Hợp đồng kì hạn Hợp đồng tương lai
Loại hợp
đồng
Thỏa thuận giữa người mua và
người bán. Điều khoản của hợp
đồng rất linh hoạt.
Được tiêu chuẩn hóa theo
những chi tiết của sở giao dịch.
Nơi giao

dịch
Được giao dịch ở thị trường phi
tập trung (OTC) hay chỉ đơn
giản là một hợp đồng ký giữa hai
bên, các bên xác định rõ đối tác
của mình.
Được giao dịch trong các sàn
giao dịch thông qua trung gian
các nhà môi giới, cả hai bên
bán và mua đều không biết về
đối tác giao dịch của mình.
Thời hạn
Các bên tham gia HĐ có thể lựa
chọn bất kỳ thời hạn nào, nhưng
thường là hệ số của 30 ngày.
Chỉ có một vài thời hạn nhất
định.
Giá trị hợp
đồng
Nói chung rất lớn, trung bình
trên 1 triệu USD một HĐ.
Nhỏ đủ để thu hút nhiều người
tham gia.
Giá cả
Dựa trên sự thỏa thuận giữa 2
bên nên giá cả rất có thể không
chính xác.
Được niêm yết trên sở giao
dịch nên giá cả được hình thành
hợp lí hơn.

Tiêu
chuẩn hóa
Không được tiêu chuẩn hóa, hợp
đồng kì hạn là hợp đồng có tính
riêng biệt, mỗi hợp đồng mỗi
khác.
Được tiêu chuẩn hóa cao hàng
hoá được phân theo lô,đánh số,
kí mã hiệu đầy đủ.
Hàng hóa
Các hàng hóa thông thường,
vàng, ngoại tệ hay chứng khoán.
Có tính thanh khoản cao, gồm
có các hợp đồng tương lai cơ
bản: Hợp đồng tương lai chỉ số
chứng khoán, hợp đồng tương
lai lãi suất, hợp đồng tương lai
Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 25

×