Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mạch Học: CƠ CHẾ CỦA MẠCH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.58 KB, 2 trang )

CƠ CHẾ CỦA MẠCH
a- Theo Y Học Cổ Truyền
- Thiên ’Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (T. Vấn 23) ghi: 'Tâm chủ mạch', dựa vào
câu này, sách 'Mạch Học Giảng Nghĩa' giải thích như sau: “Mạch với Tâm có
quan hệ với nhau theo từng nhịp thở. Tâm lại có quan hệ mật thiết với toàn bộ
cơ thể. Vì vậy, cơ thể bị bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mạch”.
- Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn 17) ghi: “Mạch là phủ của huyết,
mạch Trường thì khí được trường, mạch Đoản thì khí bị bệnh, mạch Sác thì
tâm phiền, mạch Đại thì bệnh đang tiến triển ”
- Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ giải thích ý của thiên 17 sách Tố Vấn như
sau: “Mạch là phủ của huyết, Vinh khí dựa vào mà đi trong mạch, Vệ khí dựa
vào mà đi ở ngoài. Mạch theo khí đi, huyết theo mạch chạy. Vinh Vệ điều hòa,
khí và huyết thông ứng, đó là người bình thường”.
b- Theo Y Học Hiện Đại
Qua nghiên cứu một số mạch YHCT bằng các thiết bị hiện đại, sách ‘Tân Biên
Trung Y Học Khái Yếu’ (1973), ‘Trung Y Học Cơ Sở’ (1974) và sách ‘Trung
Y Biện Chứng Luận Trị Giảng Nghĩa’ (1976) cùng nhận định: “Những liên
quan về hình ảnh điện tim, tiếng tim ghi đồng thời với đường cong động mạch
cảnh và động mạch quay nói lên trương lực tăng hoặc giảm của mạch làm
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi hình thái của mạch Những sự thay đổi
đó, hoặc do bệnh của tim mạch gây ra hoặc do bệnh của toàn thân tác động đến
tim mạch gây ra. Ngoài ra, yếu tố thần kinh, tâm lý, thời tiết cũng có thể ảnh
hưởng đến sự thay đổi của mạch.
Thí dụ: Khi theo dõi mạch PHÙ, các tác giả nhận thấy:
Mạch PHÙ có thể phát sinh do:
*Lượng máu ở tim tống ra được tăng lên.
*Sức co bóp của thành mạch kém.
Hoặc sự thay đổi của mạch TRẦM có thể do:
*Lượng máu ở tim tống ra bình thường hoặc hạ thấp.
*Các mạch máu ngoại biên co lại


×