Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

kinh tế vi mô thuyết trình phân tích sự biến động của giá gas việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.4 KB, 13 trang )

Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
Lời ngỏ
Xăng dầu là hàng hóa quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống chúng
ta. Hiện nay, do ảnh hưởng của tình hình thế giới nói chung và tình hình Việt Nam
nói riêng, giá xăng dầu có rất nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống
của mọi người. Giá xăng tăng kéo theo giá các hàng hóa khác tăng theo. Nếu như
xăng dầu cứ biến động thất thường thì cuộc sống người dân cũng không được yên
ổn. Bởi vì Việt Nam là nước nông nghiệp, người nghèo chiếm tỉ lệ cao hơn nên họ
khó có thể chung hòa cho cuộc sống một sớm một chiều được. Tìm hiểu về tình
hình thực tế và vận dụng quy luật cung cầu, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về giá
xăng dầu từ năm 2005 đến nay và cùng nhau tìm ra một hướng giải quyết tốt đẹp
cho tương lai.
Kinh tế vi mô Page 1
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH GIÁ XĂNG
DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TỪ
NĂM 2005 ĐẾN NAY
I. Tình hình
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay, khủng hoảng kinh tế,
lạm phát vẫn đang diễn ra, thì giá xăng dầu – một trong những nguồn năng lượng ảnh
hưởng mạnh tới tình hình kinh tế thế giới, đang tăng lên từng ngày. Chúng ta sẽ cùng
điểm lại giá xăng dầu trong nước từ năm 2005 cho đến nay:
Ngày Diesel (đ/lít) Mogas 92 (đồng/lít)
01/01/2005 4970 7550
31/03/2005 5610
3/7/2005 6630 8.800
28/7/2005 5610
17/8/2005 7650 10.000
22/11/2005 6630 9.500
27/4/2006 7650 11.000
9/8/2006 8050 12.000


12/9/2006 11.000
6/10/2006 8670 10.500
13/1/2007 10.100
6/3/2007 11.000
7/5/2007 8870 11.800
16/8/2007 11.300
22/11/2007 10400 13.000
23/02/2008 14000 14500
21/7/2008 19.000
14/8/2008 18.000
27/08/2008 15450 17000
Kinh tế vi mô Page 2
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
18/09/2008 15450 16500
17/10/2008 14950 16000
18/10/2008 14450 15500
31/10/2008 13950 15000
8/11/2008
12950 14000
15/11/2008 12950 13000
02/12/2008 11950 12000
11/12/2008 10950 11000
09/02/2009 10450 11000
19/03/2009 9.950 11000
02/04/2009 9.950 11.500
11/04/2009 9.950 12.000
08/05/2009 10.450 12.500
10/06/2009 11.450 13.500
01/07/2009 12.050 14.200
09/08/2009 12.050 14.700

30/08/2009 13.050 15.700
01/10/2009 12.750 15.200
24/10/2009 13.250 15.500
20/11/2009 14.250 16.300
15/12/2009 14.550 15.950
14/01/2010 14.850 16.400
21/02/2010 14.850 16.990
03/03/2010 14.550 16.990
27/05/2010 14.550 16.490
08/06/2010 14.350 15.990
09/08/2010 14.700 16.400
24/02/2011 18.250 19.300
29/03/2011 21.050 21.300
Kinh tế vi mô Page 3
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
26/08/2011 20.750 20.800
07/03/2012 21.400 22.900
Theo bảng thống kê trên, tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến giữa năm 2009
có nhiều biến động, giá xăng dầu lên xuống thất thường. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến
nay, tình hình giá xăng dầu nhìn chung là tăng mạnh. Trong 7 năm, giá xăng A92 đã tăng
15.350 đ/l và giá dầu diesel tăng 16.430 đ/l.
II. Nguyên nhân
Trên thị trường, giá cả xăng dầu đạt trạng thái cân bằng khi cung hàng hoá xăng
dầu đủ thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Với cách định nghĩa này,
giải thích diễn biến giá của xăng dầu trên thị trường là việc đi tìm hiểu đặc điểm tính chất
cung - cầu của loại hàng hoá này trên thị trường, ngoài ra có thể xem xét đến một số yếu
tố phi kinh tế có ảnh hưởng đến giá cân bằng.
Xét về mặt cung cầu, khi giá tăng, ta đặt ra hai giả thiết :
- Cung giảm làm cho giá tăng.
- Cầu tăng làm cho giá tăng.

Ta sẽ đi tìm hiểu các nguyên nhân để giải thích cho việc tăng giá của mặt hàng
xăng dầu.
Phần lớn xăng dầu tại Việt Nam là nhập khẩu (khoảng 70%) nên những sự kiện
chính trị, xã hội trên thế giới thời gian qua đã có tác động rõ rệt lên giá cả xăng dầu thế
giới nói chung và ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả tại Việt Nam nói riêng. Khái quát, sự
bất ổn chính trị, sự tàn phá của thiên nhiên, hay lệnh cấm khai thác dầu của một số quốc
gia là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lên xuống của giá xăng dầu.
Xăng là hàng hóa thiết yếu.
P Q
D
Kinh tế vi mô Page 4
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
0 Q
Hình 1: Đồ thị biểu diễn đường cầu trên thì trường
Đường cầu là đường dốc xuống, đường cầu thể hiện xăng dầu tương đối dốc do
đó khi có sự thay đổi của cung thì giá cả thay đổi tương đối lớn.
P
Q
S
Q
0
Hình 2: Đồ thị biểu diễn đường cung xăng dầu trên thị trường
Đường cung là đường dốc lên, vì giá cả và lượng cung có mối quan hệ đồng
biến. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên người sản xuất muốn cung ứng số lượng
nhiều hơn và ngược lại, khi giá cả giảm họ sẽ giảm số lượng hàng hóa được cung ứng.
Kết hợp đồ thị cung - cầu xăng dầu ở trên có đồ thị thị trường của xăng dầu trên
thế giới.
P Q
D
Q

S
P
1
E
1
0 Q
1
Q
Hình 3: Đồ thị biểu diễn cung – cầu của xăng dầu trên thị trường.
Kinh tế vi mô Page 5
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
Nguồn cung – cầu, nền kinh tế của thế giới và từng khu vực, sự bất ổn
chính trị, xu hướng của đồng đôla Mỹ…. Trước hết, nói tới cung cầu, nguồn cung phụ
thuộc trữ lượng dầu trên toàn thế giới, sự thiếu hụt nguồn cung có thể gây ra áp lực đi lên
cho giá dầu mỏ, đồng thời nguồn cầu nếu tăng lên đột ngột cũng ảnh hưởng nặng đến giá
xăng dầu: khi mà nguồn cung về hàng hóa gia tăng nhưng cầu về hàng hóa lại không đổi,
giá cả sẽ đi xuống, ngược lại, nếu nguồn cung bị cắt giảm trong khi nhu cầu lại không
đổi, giá cả sẽ gia tăng. Trong vấn đề cung – cầu, cần phải nói đến sự tác động của các
quốc gia trong khối OPEC (khoảng 30% tổng sản lượng dầu sản xuất ra của thế giới đến
từ các quốc gia OPEC ): Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 9/3 đã cắt
giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2012 do lo ngại tình hình kinh tế
tại các nước phát triển và giá dầu thế giới cao.
Trong báo cáo tháng 3/2012 OPEC cho biết hiện nhu cầu dầu mỏ thế giới chỉ vào khoảng
88,63 triệu thùng/ngày, giảm so với dự báo cách đây một tháng là 88,76 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2011 là 87,77 triệu
thùng/ngày. Theo báo cáo trên, tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu của các nước thành viên
OPEC đã tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu thế giới và tạo sự bất ổn cho tốc độ tăng
trưởng năng lượng.
Mặc dù các số liệu thống kê của Mỹ đã cho thấy các hoạt động kinh tế đã khả quan hơn
trong quý I/2012, song cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và giá dầu cao hơn chính là

nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ giảm trong năm 2012.
1987 - 1998 là cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và lệnh cấm khai thác và thăm dò dầu
khí ở Nam Cực 50 năm được phê duyệt đã khiến giá dầu dao động, suy thoái kinh tế toàn
cầu từ 2006 -2009 và đồng Đôla Mỹ suy yếu. đẩy giá dầu tăng mạnh cho thấy sự thay đổi
ở kinh tế từ việc ảnh hưởng đến lối sống, nhu cầu của con người lúc đó đã tác động mạnh
mẽ đến giá cả hàng hóa. Bàn về sự bất ổn chính trị có thể khái quát những biến động
chính ảnh hưởng ít nhiều tới xăng dầu như sau: lo ngại về nhu cầu cao và sự gián đoạn
nguồn cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông do những cuộc chiến tranh chính trị ( năm 1987,
chiến tranh Iran – Iraq; năm 1990, Iran xâm chiếm Kuwait, bị Liên Hợp Quốc cấm
vận…) cũng như những thảm họa bất ngờ (nổ giàn khoan Piper Alpha tại biên Bắc, tràn
Kinh tế vi mô Page 6
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
dầu lớn nhất lịch sử tại biển Alaska, thiệt hại trên bờ biển vùng Vịnh từ cơn bão Ivan);
năm 1991, chiến tranh vùng Vịnh, Liên bang Xô Viết sụp đổ; năm 1995, Iraq được Liên
Hợp Quốc cho phép nối lại xuất khẩu dầu mỏ; ngày 11/9/2001, khủng bố tấn công Mỹ;
năm 2002, Mỹ dọa tấn công Iraq, đình công ở Venezuala ; năm 2003, Mỹ xâm lược Iraq;
năm 2009, Tranh chấp giữa Nga và Ukraina về đường ống dầu khí đốt; năm 2011, chiến
tranh Libya. Nếu một vùng giàu dầu mỏ như Trung Đông - đơn cử là Iraq, trải qua sự
biến động về chính trị, giá dầu lập tức phản ứng lại, tăng hay giảm đều phụ thuộc vào tầm
ảnh hưởng của mỗi sự kiện chính trị, Gần đây Chính phủ Iraq loan báo, từ năm 2017 mỗi
ngày Iraq chỉ khai thác 6,5-7 triệu thùng dầu, thấp hơn so kế hoạch khai thác ban đầu là
12 triệu thùng dầu/ngày. Với quyết định đó, thì có lẽ chúng ta sẽ gặp khó khăn về việc
tìm kiếm hợp đồng khai thác và nhập khẩu dầu từ Iraq. Với quyết định đó thì ngay từ bây
giờ chúng ta đang tìm nguồn mới cho việc cung ứng dầu thay thế cho Iraq. Và tất nhiên
một số nơi đang tích cực săn tìm nguồn mới đó song cộng với việc mua thật nhiều dầu dự
trữ thì giá xăng dầu không thể ngừng tăng trong những năm kế tiếp.
Thiên tai đã ảnh hưởng đến công suất lọc dầu từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến chi
phí lọc dầu. Bão, động đất, sóng thần… là sự cản trở nguồn nguyên liệu cho quá trình lọc
dầu, đặc biệt là ở những mỏ dầu ở vùng duyên hải. Ví dụ: Năm 2005, bão Hurricane
Katrina tấn công những giàn khoan dầu ở vịnh Mêhicô đã có tác động ngay lập tức đến

giá dầu trên thế giới. Hay như sự kiện sóng thần tàn phá tỉnh Fukushima của Nhật Bản
kèm theo khủng hoảng hạt nhân kéo dài, một số nhà đầu tư cho rằng qua sự kiện này nhu
cầu về dầu mỏ của Nhật sẽ giảm thấp, giá dầu sẽ hạ. Ngoài ra, yếu tố tự nhiên này còn
ảnh hưởng lên cả quá trình khai thác dầu mỏ. Năm 1858, với bãi khai thác dầu tại Bang
Pennsylvania nước Mỹ, dầu nhanh chóng trở thành nguồn năng lượng quan trọng để phục
vụ nấu nướng, sưởi ấm, chạy máy lạnh và vận chuyển. Sau 150 năm, với vịnh Mêhicô, để
khai thác được dầu mỏ lên từ lòng đất đòi hỏi thời gian, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đối
mặt với những hiểm nguy từ tự nhiên và nay càng tốn kém gấp nhiều lần khi thiên tai liên
tục xảy ra. Tuy khoa học công nghệ ngày càng hiện đại nhưng để tiếp tục khai thác dầu
mỏ từ Vịnh Mêhicô thì mỗi ngày tập đoàn BP phải chi ra hàng triệu đôla Mỹ, kể cả việc
Kinh tế vi mô Page 7
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
sử dụng bom, hóa chất để khai thác dầu. Chi phí khai thác, sản xuất sản phẩm từ dầu mỏ
(xăng) càng cao và nhiều rủi ro nghĩa là giá bán ra càng cao. Sự suy giảm sản xuất do yếu
tố khách quan tác động cũng làm biến động loại giá cả này.
Từ năm 2005 – 2009, đồng đôla Mỹ suy yếu - một sự yếu đi của đồng đôla Mỹ có
thể bắt buộc những nhà xuất khẩu dầu mỏ tăng giá sản phẩm nhằm thu lại giá trị mất đi
do đồng đôla Mỹ mất giá khi xuất khẩu dầu. Như một hệ quả tất yếu, giá dầu được cho là
sẽ giảm khi đồng đôla Mỹ trong xu thế tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác. Các yếu
tố chủ quan khác như hoạt động giao dịch mua bán dầu mỏ, hoạt động đầu cơ tích trữ,
tâm lý lo lắng về dầu mỏ, hạn chế liên quan đến pháp luật: Nếu một quốc gia thông báo
cắt giảm hoặc cấm việc thăm dò dầu mỏ trong một khu vực mà biết rằng cần một chi phí
lớn hơn, như vịnh Mêhicô chẳng hạn, giá cả dầu mỏ trên thị trường hàng hóa sẽ bị tác
động bởi sự mất đi một nguồn cung về dầu mà lẽ ra sẽ có, điều này gây tác động đến giá
xăng dầu hiện tại. Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ
dầu lớn nhất cũng đang được báo động, nếu không kiềm chế nhu cầu thì điều này có thể
khiến Trung Quốc khủng hoàng nhiên liệu khi không đủ cung và làm giá dầu thế giới
điên đảo trở lại.
Ngoài ra, tình hình trong nước cũng đã ảnh hưởng tới giá cả của xăng dầu một
phần không nhỏ:

- Việt Nam là nước có lượng dầu thô xuất khẩu tương đối lớn nhưng vì trình
độ công nghệ sản xuất xăng dầu của nước ta còn thấp, cả nước chỉ có một nhà máy lọc
dầu (Dung Quất) chỉ đáp ứng được 30% lượng xăng dầu cho nhu cầu sử dụng của người
dân, nên phần lớn xăng dầu tại Việt nam là nhập khẩu. Vì vậy, giá cả xăng dầu chịu ảnh
hưởng mạnh của tình hình thế giới.
- Ngoài ra việc giao dịch nhập khẩu xăng dầu được tính bằng đôla Mỹ, mà từ
đầu năm 2002 đến nay đồng USD đang bị mất giá nên các nước xuất khẩu nâng giá dầu
thô để bù lại dẫn đến giá xăng dầu cũng tăng theo. Và Việt Nam đang ở trong tình trạng
lạm phát gây giảm giá trị thanh toán của đồng tiền, giảm sức mua hàng hóa của tiền đồng
nên giá tất cả các mặt hàng nói chung và xăng dầu nói riêng từ đó cũng tăng theo.
Kinh tế vi mô Page 8
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
- Một số doanh nghiệp đầu cơ tích trữ ngoại hối và xăng dầu, khi thấy có sự
biến động về giá cả xăng dầu thì họ liền “găm” xăng bằng nhiều lí do để che mắt các cơ
quan chức năng gây ra sự thiếu hụt nên giá thành tăng lên.
- Do sự độc quyền phân phối của 1 số nhà nhập khẩu, dẫn đến chưa có sự
cạnh tranh về giá cả trên thị trường nội địa. Nước ta chỉ có 11 nhà nhập khẩu xăng dầu
trong đó Petrolimex chiếm thị phần lớn nhất (60%) còn lại 40% chia nhỏ cho các đơn vị
khác nên mỗi khi muốn thay đổi giá thì phải chờ phản ứng từ Petrolimex.
- Trước tình hình giá cả leo thang Chính phủ cũng đã can thiệp bằng cách trợ
giá cho người dân vì thế giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường ở mức thấp hơn giá nhập
khẩu, không bỏ qua cơ hội thu lợi một số phần tử đã tìm cách vận chuyển xăng dầu qua
biên giới để bán với mức giá cao hơn. Do đó đã làm hao hụt đi một lượng xăng dầu
không nhỏ trên thị trường xăng dầu Việt Nam.
- Lượng phương tiện đi lại của người dân ngày càng nhiều, sản xuất ngày
càng phát triển nên nhu cầu về xăng dầu cũng tăng theo hơn nữa xăng là một loại hàng
hóa khó có thể thay thế, trên thực tế cũng có một số sản phẩm được sản xuất ra để thay
thế xăng như xăng sinh học E5, điện, ga… nhưng vẫn chưa thay đổi được thói quen của
người tiêu dùng. Vì vậy, nó cũng tác động một phần tới giá cả của xăng dầu.
P

Q
S

P
2
E
2
Q
S
P
1
E
1
Q
D
0
Q
2
Q
1
Hình 4: Đồ thị biểu diễn giá xăng dầu tăng
Kinh tế vi mô Page 9
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
Ta có thể thấy, khi cung xăng dầu trên thị trường giảm do các nguyên nhân khách
quan lẫn chủ quan đã nêu trên làm cho đường cung dịch chuyển sang bên trái từ Q
S
sang
Q
S’
, làm thị trường cân bằng tại một vị trí mới là E

2.
Tại điểm cân bằng mới cho thấy giá
cả tăng từ P
1
lên P
2
. Đây chính là nguyên nhân chính mà xăng dầu cứ tăng dần trong thời
gian qua (bỏ qua các nguyên nhân phi kinh tế). Đồng thời làm sản lượng giảm từ vị trí Q
1
sang Q
2
(tức làm sản lượng cầu giảm).
Tóm lại, khi cung giảm  cung dịch chuyển sang trái  giá tăng
Vậy, giá dầu mỏ bị tác động bởi cả cung và cầu, bởi những cú sốc đến từ bên
ngoài và bên trong một quốc gia, có thể là yếu tố tự nhiên, yếu tố chính trị, hay kinh
tế.v.v Đây là một thách thức cho cả những quốc gia sản xuất dầu mỏ và cả nền kinh tế
toàn cầu.
Nếu tuân theo quy luật cung cầu, ta thấy rằng cầu sẽ giảm, kéo theo giá giảm. Tuy
nhiên, xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, người ta vẫn bắt buộc phải sử dụng để phục vụ cho
cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, dầu mỏ là một nguồn năng lượng hữu hạn, vì thế, sẽ đến
một lúc nào đó chúng ta cạn kiệt nguồn cung. Vì thế, giá xăng dầu nằm trong tay những
nước cung cấp xăng dầu.
DỰ BÁO :
Tiếp đà tháng trước, nửa đầu tháng 3, giá xăng dầu thành phẩm tại Singapore, thị trường
nhập khẩu chính của Việt Nam tiếp tục tăng 2,91% - 6,39%. Theo một số nhà giao dịch
nhận định thị trường Châu Á còn tăng khoảng một tháng nữa do hàng về trong tháng 4 ít
hơn ở mức 3,2 – 3,6 triệu tấn. Ngoài ra, nguồn cung sản phẩm tại Châu Á giảm do nhiều
nhà máy lọc dầu phải bảo dưỡng trong khi đó nhu cầu của Nhật dự kiến tăng lên để chạy
máy phát điện do Nhật có kế hoạch đóng cửa bảo dưỡng các nhà máy điện nguyên tử
trong tháng 5.2012. [Thị trường Châu Á]

Như vậy, trong ngắn hạn giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng do cung giảm, cầu tăng.
Như đã phân tích ở trên, giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vì nó là
một mặt hàng thiết yếu, chúng ta không thể dùng một hàng hóa khác thay thế nó trong “
Kinh tế vi mô Page 10
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
một sớm một chiều được”. Nhưng giá xăng dầu cứ tăng mãi trong một thời gian dài, đến
lúc đó cầu sẽ giảm xuống vì người tiêu dùng buộc phải phải tiết kiệm bằng cách giảm
lượng xăng dầu tiêu thụ như chuyển sang đi xe buýt, sử dụng các hàng hóa không sử
dụng xăng dầu, chế tạo ra các loại hàng hóa sử dụng xăng sinh học, nước, điện, năng
lượng mặt trời …Cũng có thể, trong một thời gian dài ấy, trình độ công nghệ kỹ thuật của
các nước phát triển hơn nữa, nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh khai thác xăng dầu…làm
cung trên thị trường tăng. Lúc đó, có thể cầu giảm hoặc cung tăng đẩy giá cân bằng
xuống một điểm mới mà tại đây giá cân bằng thấp hơn giá cân bằng ban đầu của nó.
P Q
D’
Q
D
P Qs’
Q
s
Qs
P
1
E
1
P
1

P
2

P
2
E
2
Q
D
Q 0 Q2 Q1 Q
0 Q
2
Q
1
Cung tăng
Cầu giảm
Hình 5: Đồ thị biểu diễn giá xăng dầu giảm
III. Giải pháp
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu trong các hoạt động thương mại dịch vụ và nhu
cầu hằng ngày, bình ổn giá xăng dầu là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến nền kinh tế, kiềm chế lạm phát.
Kinh tế vi mô Page 11
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
Bình ổn giá xăng dầu có nhiều biện pháp nhưng mỗi biện pháp đều có ưu nhược
khác nhau, nhưng nếu vận dụng các biện pháp một cách hài hòa thì chúng ta có thể kiểm
soát và bình ổn giá xăng một cách tốt nhất.
Đầu tiên, là về việc nhập khẩu xăng dầu. Nước chúng ta vẫn chưa thể tự lọc dầu
thành xăng với mức chi phí thấp hơn so với việc nhập khẩu xăng dầu, vì thế nhà nước đã
có biện pháp điều chỉnh thuế nhập khẩu mặt hàng xăng dầu để có thể bình ổn giá và kiềm
chế lạm phát, cụ thể như :
“Một tháng trở lại đây giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng từ
1,33% đến 6,58% (mặt hàng xăng). Bộ Tài chính đã có động thái điều chỉnh giảm thuế
suất nhập khẩu mặt hàng xăng, dầu vào ngày 21/2. Cụ thể, mặt hàng xăng từ 4% xuống

0%, đối với dầu diezel và dầu hỏa giảm từ 5% xuống 3%.”
Thứ hai, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã được một số nước trên thế giới như Trung
Quốc, Thái Lan, Chile, Mexico… sử dụng như một công cụ tài chính bình ổn giá xăng
dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao. Gần 3 năm Quỹ bình ổn giá xăng dầu
(gọi tắt là Quỹ) được thiết kế và vận hành như là một giải pháp thử nghiệm từ vận dụng
kinh nghiệm quốc tế, cũng như kế thừa thực tiễn vận hành Quỹ bình ổn giá quốc gia.
Thực tế cho thấy, hoạt động của Quỹ đã góp phần nhất định vào việc bình ổn giá thị
trường xăng dầu trong một số thời gian nhạy cảm và ở mức cần thiết.
Tuy nhiên “Cơ chế Quỹ cũng như phân cấp quản lý xăng dầu hiện hành khó cho
phép bóc tách, phân biệt các hoạt động kinh doanh xăng dầu với quản lý dự trữ xăng dầu
cho bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Điều này dễ gây lãng phí, chồng chéo trong
hoạt động quản lý nhà nước, cũng như dễ tạo cơ hội cho sự lạm dụng và hạch toán thiếu
minh bạch vì lợi ích nhóm, cục bộ, nhưng nhân danh "nhiệm vụ chính trị" trong lĩnh vực
xăng dầu…” (TS. Nguyễn Minh Phong)
Thứ ba, các chiến lược trong viêc phát triển nền công nghiệp lọc hóa dầu tại Việt
Nam. Cần có những đầu tư cần thiết cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, đầu tư
nghiên cứu khoa học, tiếp thu thừa hưởng phát huy công nghệ khoa học của thế giới trên
lĩnh vực này để phát triển các nhà máy lọc hóa dầu có chất lượng cao và chi phí cạnh
tranh hơn so với thị trường thế giới. Vấn đề này cần thời gian lâu dài và các chiến lươc
Kinh tế vi mô Page 12
Phân tích tình hình giá xăng dầu từ năm 2005 đến nay
hợp lý, chưa thể giải quyết được vấn đề bình ổn trước mắt, nhưng đó là biện pháp chiến
lược của tương lai.
Thứ tư, thay đổi thói quen đi lại của người dân cũng là một trong những biện pháp
quan trọng. Ở Việt Nam, người ta chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, lưu
lượng xe máy và ôtô cá nhân đang tăng mạnh. Khuyến khích người dân đi lại bằng xe
buýt sẽ góp phần giảm được tiêu thụ nhiên liệu và tình trạng ùn tắc giao thông ở các
thành phố lớn như hiện nay. Ngoài ra, trong tương lai, chúng ta đang tăng cường xây
dựng hệ thống các metro và tàu điện ngầm phục vụ việc đi lại cho mọi người. Nếu thực
hiện được điều này sẽ giải quyết được bài toán lớn cho vấn đề nhiên liệu của đất nước

Ngoài ra còn có các biện pháp khác đó là hạn chế sử dụng xăng dầu và hướng tới
sử dụng các năng lượng sạch thay thế đó là cách hiệu quả nhất và bảo vệ được môi
trường. Tuy nhiên, vấn đề công nghệ cần được đầu tư lâu dài từ nhân lực đến cơ sở vật
chất./.
Những người thực hiện:
1. Phạm Đức Anh 1055060011
2. Nguyễn Thị Ngọc Bích 1055060017
3. Trần Thị Hà 1055060048
4. Nguyễn Thanh Hằng 1055060053
5. Nguyễn Ngọc Hương 1055060067
6. Nguyễn Thị Mận 1055060087
7. Trần Thị Giáng Mi 1055060089
8. Lê Nguyễn Phương Nguyên 1055060103
9. Nguyễn Hồng Yến Nhi 1055060105
10. Phạm Phú Anh Quân 1055060117
Lớp: Quản trị - Luật K35
Kinh tế vi mô Page 13

×