Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lý Thuyết Dược Học: BẠCH ĐẬU KHẤU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.13 KB, 5 trang )

BẠCH ĐẬU KHẤU


-Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.
-Tên khác: Bà khấu, Bạch khấu nhân, Bạch khấu xác, Đa khấu, Đới xác khấu
(TQDHĐT.Điển), Đậu khấu, Đông ba khấu, Khấu nhân, Tử đậu khấu (Đông
dược học thiết yếu), Xác khấu (Bản thảo cương mục).
-Tên khoa học: Amomum Repens Sonner.
-Họ khoa học: Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá
hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu, dài tới 55cm, rộng 6cm mặt trên nhẵn, dưới có
vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của
thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy
chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cuống chung của cụm
hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc nhỏ hình trái soan. Hoa màu
trắng tím, có cuống ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hình ống
nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù, thùy giữa hơi dài rộng hơn, lõm
hơn. Cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn
đến 4cm.
Phân biệt: Ngoài cây trên người ta còn dùng các cây với những tên Bạch đậu
khấu.
(1) Cây Amomum krervanh Pierre.
(2) Cây Amomum cardamomum Lin.
(3) Cây Elettaria cardamomum Maton gọi là Tiễn đậu khấu.
(4) Cây Alpinia sp. gọi là Thổ hương khấu. Mọc hoang ở tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc).
Địa lý: Cây mọc hoang dại ở vùng thượng du bắc bộ (Cao Bằng, Lào Cai) Việt
Nam và Cam pu chia. Cây này Việt Nam còn phải nhập.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả còn giai
đoạn xanh chuyển sang vàng xanh. Hái về phơi trong râm cho khô, có khi phơi
khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ


lấy hạt.
Mô tả dược liệu:
1) Bạch đậu khấu, quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều,
đường kính khoảng 4-5 phân, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc
sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ
quả chất dòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối,
trong có 3 buồng mỗi buồng 9-12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả
bóc ra gọi là Đậu khấu xác (Vỏ đậu khấu), mùi thơm rất nhẹ.
2) Hoa bạch đậu khấu màu nâu đến nhạt, thể hiện hình khối dài ép dẹt, mặt
ngoài bao phủ hoa bị chất màng, có gân dọc rõ ràng, đầu dưới giữ cuống hoa
tàn, thương phẩm thường lá phiến vụn, chất màng và vật dạng sơ, xen kẽ số ít
cuống hoa, hơi có mùi thơm.
Phần dùng làm thuốc: Hạt quả và hoa.
Tính vị qui kinh:
+ Vị cay, the, mùi thơm, tính nóng, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông dược học thiết yếu).
Tác dụng, chủ trị:
+ Hành khí, hóa thấp, chỉ ẩu. Trị nôn mửa, dạ dầy đau, đầy hơi, Tỳ Vị có thấp
trệ (TQDHĐT.Điển).
+ Hành khí, làm ấm Vị. Trị phản vị, phiên vị, vị qủan trướng đau, bụng đầy, ợ
hơi do hàn tà ngưng tụ và khí trệ gây ra (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 2 - 6g.
Kiêng kỵ:
+ Nôn mửa, bụng đau do nhiệt, hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Phế, Vị có hỏa uất, chứng nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách dùng: Bạch đậu khấu trái tròn mà lớn như hạt Bạch khiên ngưu, xác trắng
đầy, hạt như hạt súc Sa nhân, khi bỏ vỏ vào thuốc thì bỏ vỏ sao dùng (Bản
Thảo Cương Mục).

Đơn thuốc Kinh nghiệm:
+ Trị đột ngột muốn nôn, ngột ngạt khó chịu ở tim: nhai vài hạt Bạch đậu khấu
(Trửu Hậu Phương).
+ Trị trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn: Bạch đậu khấu, Súc sa nhân, Mật ong, mỗi thứ
15 hạt, sinh Cam thảo, chích Cam thảo mỗi thứ 8g, tán bột, xát vào miệng trẻ
con (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị Vị hàn ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu 3 trái, tán bột, uống với một chén
rượu nóng liên tiếp vài ngày (Trương Văn Trọng Bị Cấp Phương).
+ Trị Tỳ hư ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu, Súc sa nhân mỗi thứ 80g, Đinh
hương 40g, Trần thương mễ 1 chén, sao đen với Hoàng thổ, xong bỏ đất, lấy
thuốc, tán bột, trộn nước gừng làm viên. Mỗi lần uống 8~12g với nước gừng
(Tế Sinh Phương).
+ Trị sản hậu nấc cụt: Bạch đậu khấu, Đinh hương mỗi thứ 20g, tán bột, uống
với nước sắc Đào nhân (Càn Khôn Sinh Ý).
+ Trị Vị hư hàn sinh ra nôn mửa, ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu, Nhân sâm,
Gừng sống, Quất bì, Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị hàn đàm đình trệ lại ở vị làm nôn mửa như bị phản vị: Bạch đậu khấu,
Bán hạ, Quất hồng, Gừng sống, Bạch truật, Phục linh (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ hư quá đến nỗi mắt trắng, mộng thịt che mắt: Bạch đậu khấu, Quất bì,
Bạch truật, Bạch tật lê, Quyết minh tử, Cam cúc hoa, Mật mông hoa, Mộc tặc
thảo, Cốc tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lý khí ở phần thượng tiêu để khỏi trệ khí: Bạch đậu khấu, Hoắc hương, Quất
bì, Mộc hương, thêm Ô dước, Hương phụ, Tử tô, trị các chứng nghịch khí của
phụ nữ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Vị hư hàn ăn vào mửa ra thường sảy ra lúc mùa thu: Bạch đậu khấu làm
quân, Sâm, Truật, Khương, Quất làm tá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Giải độc rượu, muốn nôn vì uống quá nhiều rượu: Bạch đậu khấu, Biển đậu,
Ngũ vị tử, Quất hồng, Mộc qua (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ngực bụng đau do khí trệ: Bạch đậu khấu 6g, Hậu phác 8g, Quảng mộc

hương 4g, Cam thảo 4g, sắc uống (Ngũ Cách Khoan Trung Ẩm - Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngực đầy tức do thấp trọc uất ở thượng tiêu, khí cơ trở trệ: Bạch khấu
nhân 6g, Hạnh nhân 12g, Ý dĩ nhân 20g, Hậu phát 8g, Hoạt thạch 16g, Trúc
diệp 12g, Bán hạ 12g, Thông thảo 8g, sắc uống (Tam Nhân Thang - Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
3. Ôn vị chỉ ẩu: Dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, nôn mửa,
nấc cụt ợ hơi.
+ Trị nôn mửa do vị hàn: Đậu khấu 20g, tán bột, dùng 1 muỗng nước gừng
trộn làm viên. Mỗi lần uống 0,8g – 2g với nước (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu 6g, Hoắc hương 12g, Trần bì 6g, Sinh
khương 8g, sắc uống ( Bạch Đậu Khấu Thang - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+”Tính vị và công năng của Bạch đậu khấu và Súc sa nhân cùng như nhau
nhưng Bạch đậu khấu có mùi thơm mát, nhẹ, từ từ thấm vào Tâm, Tỳ, thiên về
đi lên trước rồi mới đi xuống sau. Súc sa nhân lại khác hẳn: giỏi về đi xuống
nhưng lại hơi ấm và đi lên. Thăng giáng của 2 vị này đều có cái hay của nó -
Bạch đậu khấu vị cay, thơm, tính ấm, mầu trắng, đi vào Phế, sở trường về điều
trị hàn tà ở thượng tiêu. Bạch khấu xác được cái dư khí của nhân Đạu khấu,
tính tương đối hòa hoãn. Nếu Phế, Vị có vẻ hơi đầy, dùng vào thấy thông vùng
ngực, lý khí, hòa Vị” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
. Cây Bạch đậu khấu còn cho xác và hoa, gọi là Đậu khấu xác, Đậu khấu hoa,
có tác dụng như Bạch đậu khấu nhưng kém hơn (Thường Dụng Trung Dược).
. Đậu khấu và Sa nhân tính vị và công dụng giống nhau, đều là thuốc ôn vị tán
hàn, lý khí hóa thấp. Nhưng Khấu nhân chuyên về ôn vị chỉ ẩu còn Sa nhân thì
chuyên về ôn Tỳ chỉ tả (Thường Dụng Trung Dược).
. Bạch đậu khấu còn dùng để giải độc rượu, say rượu không tỉnh có thể dùng
nó (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Sa nhân, Khấu nhân tính ôn, vị cay, đề có thể ôn Tỳ, tán hàn, lý khí, hoá
thấp, đều là thuốc chủ yếu để lý khí, khoan hung, đều có thể trị bụng đầy
trướng, bụng đau, nôn mửa nhưng Sa nhân tuy có vị thơm nhưng khí lại trọc,
sức tán hàn khá mạnh, chuyên về hạ tiêu và trung tiêu, thích hợp với hàn thấp
tích trệ, hàn tả, lãnh lỵ, lại có tác dụng an thai. Bạch khấu có vị thơm mà khí
thanh, tính ôn táo yếu hơn, chuyên về thượng tiêu và trung tiêu, thích hợp với
các chứng nấc, nôn do thấp trọc ngăn trở ở Vị, lại có thể tuyên thông Phế khí,
trị ngực đầy do thấp ngăn trở khí. Chứng thấp trệ thiên về nhiệt, thường dùng
Bạch khấu, không dùng Sa nhân. Bạch khấu và Sa nhân khi sắc thuốc, nên cho
vào sau để tránh bay mất khí (Thực Dụng Trung Y Học).

×